Chè đậu gà – một món chè có tên nghe lạ nhỉ? Tuy tên lạ thế thôi nhưng đây là một món chè ngon ngọt, bổ dưỡng giải nhiệt cho những ngày hè nóng nực. Thêm một tí đá vào ly chè này nữa thôi là mát lạnh hết cả người. Vào bếp cùng chúng tôi nấu món chè đậu gà mới nhất 11/2024 này nhé!
Đậu gà là gì
Đậu gà – tên gọi Tiếng Anh là Chickpea, là một giống cây thuộc họ đậu, được trồng rộng rãi vì giá trị dinh dưỡng của hạt. Đậu gà là thực phẩm phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực của nhiều nước: Ấn Độ, Châu Phi, Trung Á hay Trung và Nam Mỹ. Đậu gà được đánh giá cao về protein và chất xơ cao nội dung của họ, và cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người quan trọng. Trong bài viết Bếp xin chia sẻ với người thương thông tin tổng hợp về “Tác Dụng Của Hạt Đậu Gà Và 7 Cách Chế Biến Hạt Đậu Gà” .
Giá trị dinh dưỡng của đậu gà
Đậu gà được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng chất đạm, protein và chất xơ. Nếu so với các loại hạt và đậu khác, lượng đạm trong đậu gà ở mức cao. Đồng thời trong đậu còn có một số vi chất như sắt, kẽm, kali, vitamin K, C, B6, etc. Trong 100g (khô, chưa chế biến) có:
- Cung cấp 370 calo
- Protein: 20g
- Chất xơ: 18g
- Chất béo: 6g
- Muối: 24mg
- Sắt: 5.4 mg
- Canxi: 120mg
- Vitamin C: 4.8mg
- Vitamin B6: 0.5mg
- Magie: 90mg
- Và một số dưỡng chất khác
Đậu gà là thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ là một trong những lý do nên thêm loại đậu này vào thực đơn của bạn. Hầu hết, chế độ ăn uống hàng ngày của mọi người đều thiếu chất xơ. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính nhu cầu chất xơ là 21 đến 38 gam mỗi ngày. 100 gam đậu đáp ứng 1/3 nhu cầu về chất xơ của một ngày.
Chất xơ trong thực phẩm như đậu gà giúp bạn cảm thấy năng lượng tràn đầy, ăn ít hơn, giảm vòng eo. Đậu này chứa chất xơ hòa tan, giúp hạ thấp lipoprotein, cholesterol xấu, giữ đường trong máu ổn định, mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bệnh liên quan tới tiêu hóa, dạ dày, trực tràng
Đậu gà giàu folate. Folate đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của tế bào, sự phát triển của bào thai. Lượng folate thấp trước và trong khi mang thai có liên quan đến các khiếm khuyết ống thần kinh hoặc cái dị tật bẩm sinh của cột sống hoặc não, dẫn đến các bệnh như spina bifida. Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành hồng cầu và DNA.
100g đậu gà đáp ứng hơn 70% nhu cầu folate hàng ngày của phụ nữ nói chung và khoảng 50% nhu cầu của phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đậu gà là thực phẩm giàu sắt cho người ăn chay. Trẻ em, phụ nữ, những người ăn chay cần bổ sung nhiều sắt từ thực vật. Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và các hoocmon nhất định, nó rất quan trọng đối với chức năng và sự tăng trưởng của tế bào. Do chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có nhu cầu sắt cao hơn nam giới, 18 miligam so với 8 miligam mỗi ngày. Sau mãn kinh, nhu cầu của phụ nữ cũng giảm xuống còn 8 miligam mỗi ngày. 100 gam đậu gà đáp ứng hơn 25 phần trăm nhu cầu sắt của phụ nữ và hơn 50 phần trăm nhu cầu của một người đàn ông hàng ngày.
Đậu gà là nguồn protein tuyệt vời. 100g đậu gà giàu protein hơn 2 quả trứng. Bạn có thể ăn đậu này cùng với một số loại ngũ cốc khác, hoặc salat. Nó thay thế protein từ động vật cho những người ăn chay, ăn kiêng, ăn thực dưỡng.
Đậu gà là một loại ngũ cốc Dương cho những người ăn theo thực dưỡng Ohsawa. Vì nó khô cứng, và nấu lâu chín hơn các loại đậu khác.
Chè đậu gà là gì
Chè đậu gà là sự kết hợp giữa các nguyên liệu chính, bao gồm đậu gà và các nguyên liệu khác . các thực phẩm này đều quen thuộc, gần gũi với người dân Việt và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Khi kết hợp với nhau sẽ mang đến món ăn ngon thơm, cuốn hút với rất nhiều lợi ích
Tổng hợp 21 Cách nấu chè đậu gà siêu đơn giản mới nhất 11/2024
Cách nấu chè đậu gà ngon ngọt bổ dưỡng giải nhiệt cho ngày hè
Nguyên liệu làm Chè đậu gà: Cho 4 chén
- Đậu gà 150 gr
- Đậu xanh 50 gr
- Bột sắn dây 50 gr
- Đường phèn 300 gr
Cách chọn mua nguyên liệu ngon
Cách chọn mua đậu gà thơm ngon
- Chọn mua hạt đậu gà tròn đều, có màu vàng nhạt đặc trưng, hạt đậu phải tươi mới đảm bảo nhiều chất dinh dưỡng nhất.
- Tránh mua những hạt có dấu hiệu ẩm mốc hay vị sâu ăn.
- Bạn có thể mua được đậu gà tại hệ thống các siêu thị lớn hoặc trên các trang thương mại điện tử.
- Khi mua, xem kỹ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng để tránh mua phải đậu gà kém chất lượng nhé.
Cách chọn mua đậu xanh thơm ngon
- Đậu xanh ngon là đậu mà khi ta kiểm tra độ mẩy của đậu bằng cách bấm ngón tay vào hạt đậu thì đậu giòn, dễ vỡ nhưng không tạo nhiều vụn nhỏ.
- Đậu xanh còn mới thường có mùi thơm nhẹ, đặc trưng. Tránh chọn mua đậu có mùi ẩm mốc hay những mùi lạ.
- Tránh chọn những hạt đậu có nốt đen, xỉn màu, các hạt to nhỏ không đều nhau, có hiện tượng bị mối, mọt ăn hay có nhiều hạt sạn đen.
- Ngoài ra, bạn có thể mua đậu xanh đã tách vỏ sẵn hoặc đậu xanh còn nguyên vỏ về nhà tự tách.
Cách chọn mua bột sắn dây ngon an toàn
- Bột sắn dây ngon là loại bột hạt to, có màu trắng tinh khiết, có hương thơm tự nhiên đặc trưng của bột sắn dây, bột khô, không ẩm.
- Khi đưa lên miệng cắn, bột sắn dây có vị giòn tan, tan nhanh trong miệng và thấy ấm nơi đầu lưỡi. Sau khi bột sắn dây tan ra, lưỡi chúng ta sẽ cảm nhận được sự mềm mịn và không có hạt sạn nào cả.
- Bột sắn dây không chất lượng thì bột sẽ có lẫn nhiều tạp chất, viên bột không sắc cạnh, hạt nhỏ. Khi quan sát không có màu trắng tự nhiên, thường không có mùi thơm hoặc rất nặng mùi, khi cắn thử thấy viên bột mềm.
Cách chế biến Chè đậu gà
Sơ chế nguyên liệu
Đậu gà mua về đem đi ngâm nước trong khoảng 2 giờ. Sau đó, bạn tách bỏ vỏ rồi rửa sạch lại với nước một lần nữa và để ráo.
Đậu xanh rửa sạch rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút cho đậu nở mềm.
Nấu chè
Đem 50gr bột sắn dây hòa tan với 100ml nước lọc.
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1.5 lít nước lọc, đậu gà rồi nấu cho đậu gà chín mềm. Kế tiếp, cho đậu xanh vào nấu đến khi đậu xanh nở bung ra thì cho 300gr đường phèn vào, nấu thêm 10 phút cho đậu gà thấm đường.
Sau đó, rót từ từ hỗn hợp sắn dây pha nước ở trên vào nồi chè. Rót đến đâu, khuấy đều đến đó cho đến khi chè trong nồi sánh lại thì tắt bếp và múc ra chén.
Mách nhỏ:
- Tùy theo sở thích của mỗi người mà chè đậu gà này có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh với một ít đá đập nhỏ.
- Nếu muốn bảo quản chè được lâu, tránh tình trạng đông đặc khi bỏ vào tủ lạnh thì sau khi nấu chè bạn không cần cho nước bột sắn vào nhé.
Thành phẩm
Chè đậu gà có vị ngọt thanh vừa phải của đường phèn. Khi ăn chè có vị béo bùi của đậu gà và đậu xanh, hạt đậu mềm mềm, có lẫn một chút mùi thơm nhẹ của sắn dây. Nhanh tay thưởng thức thành quả của mình đi nào!
Cách nấu Sữa đậu gà siêu đơn giản
Sữa đậu gà là một trong những gợi ý đầu tiên mà bạn nhất định nên thử qua nếu còn lăn tăn chưa biết đậu gà nấu món gì ngon. Cùng kết hợp đậu gà và đậu đỏ theo công thức sau để pha chế ly sữa đậu gà xem sao nhé!
Nguyên liệu
- Đậu gà: 50 – 60g
- Đậu đỏ: 50g
- Nước lọc ấm: 1 lít
- Đường phèn hoặc đường cát trắng
Cách làm sữa đậu gà
- Rửa sạch đậu gà và đậu đỏ. Tiến hành ngâm nở cả hai loại đậu trong khoảng 8 – 10 tiếng.
- Hấp chín các loại đậu, sau đó đem xay nhuyễn với máy xay sinh tố. Dùng rây lọc bỏ bã, chắt lấy sữa.
- Bắc nồi lên bếp, bật lửa nhỏ và đun nóng sữa khoảng 5 – 10 phút, thêm chút đường, khuấy tan đều là hoàn thành sữa đậu gà.
Cách nấu Cháo đậu gà
Đậu gà thơm bùi xay nhuyễn mịn hầm cùng bí đỏ béo ngậy, quyện với hạt gạo mềm ngọt – tất cả tạo nên món cháo đậu gà giàu dinh dưỡng với hương vị cực kì độc đáo.
Nguyên liệu
- Đậu gà: 30 – 50g
- Bí đỏ: 30g
- Gạo tẻ: 100g
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm cháo đậu gà
- Rửa sạch và ngâm đậu gà trong nước khoảng 8 – 10 tiếng (có thể ngâm qua đêm). Tiến hành hấp chín đậu trong khoảng 20 – 30 phút, rồi đem nghiền nhuyễn mịn.
- Gọt vỏ bí đỏ, lọc bỏ ruột và hạt, rồi thái nhỏ.
- Vo sạch gạo, bắc nồi nấu cháo. Khi cháo sôi lần đầu thì trút lần lượt đậu gà, bí đỏ vào, nêm chút gia vị. Hầm cháo trong khoảng 1 – 2 tiếng để các nguyên liệu chín mềm là có thể thưởng thức cháo đậu gà.
Cách làm Chả đậu gà siêu ngon
Viên chả đậu gà được chiên giòn rụm, thơm phức, thấm vị tiêu cay cay là món chay khá nổi tiếng tại các quốc gia Trung Đông. Nguyên liệu không cầu kì, công đoạn chế biến đậu gà đơn giản nên bạn có thể tự làm chả đậu gà ngay tại nhà đấy!
Nguyên liệu
- Đậu gà: 100 – 150g
- Bột mì: 3 – 4 thìa canh
- Tỏi
- Hành tây
- Hành tím
- Ngò rí (rau mùi)
- Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm chả đậu gà
- Rửa và ngâm đậu gà trong nước ít 8 tiếng, sau đó đem xay nhuyễn mịn.
- Bóc vỏ hành tây, hành tím, tỏi và thái thật nhuyễn nhỏ, ngắt nhỏ rau ngò rí. Tiếp đến đem tất cả nguyên liệu này trộn với đậu gà vừa xay nhuyễn, thêm bột mì và gia vị.
- Khéo léo nặn hỗn hợp thành từng viên nhỏ rồi đem chiên chín vàng đều là cố thể thưởng thức.
Cách nấu Salad đậu gà
Đậu gà luộc chín, bùi bở, hòa trộn với vài trái cà chua bi, dưa leo thanh mát cùng nước sốt chua chua ngọt ngọt cho ra đời món salad đậu gà đầy màu sắc và hấp dẫn.
Nguyên liệu
- Đậu gà: 100 – 150g
- Dưa leo (dưa chuột): 2 trái
- Cà chua bi: 7 – 10 trái
- Dầu ô liu
- Hành tây
- Lá bạc hà
- Nước cốt chanh
- Phô mai sợi
- Muối
Cách làm salad đậu gà
- Ngâm đậu gà trong nước từ 8 – 10 tiếng. Sau khi ngâm thì đem hấp chín đậu.
- Ngâm rửa sạch dưa leo, cà chua bi, lá bạc hà. Gọt vỏ dưa leo, cắt thành miếng hạt lựu. Cắt đôi trái cà chua bì, ngắt nhỏ rau bạc hà.
- Bóc vỏ hành tây, thái lát mỏng.
- Pha chế nước trộn salad gồm nước cốt chanh, dầu ô liu, muối và tỏi, nêm nếm vừa ăn.
- Cho lần lượt đậu gà, dưa leo, cà chua bi, hành tây vào tô, rưới nước trộn lên và trộn thật đều. Cuối cùng rắc phô mai và xếp lá bạc hà lên rồi thưởng thức.
Cách nấu Súp đậu gà
Nước hầm xương đậm đà nấu cùng đậu gà, khoai tây ngọt thơm, thêm chút sữa ngầy ngậy là sự kết hợp hoàn hảo cho một tô súp đậu gà sánh mịn, bổ dưỡng.
Nguyên liệu
- Đậu gà: 50 – 70g
- Khoai tây: 1 – 2 củ nhỏ
- Cà chua: 1 trái nhỏ
- Sữa tươi không đường (hoặc whipping cream)
- Hành tím
- Sườn heo: 100g
Cách làm súp đậu gà
- Rửa và ngâm đậu gà trong nước từ 8 – 10 tiếng rồi đem hấp chín.
- Gọt vỏ khoai tây, cắt miếng nhỏ vừa ăn, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Rửa sạch cà chua, cắt thành hình múi cau.
- Sơ chế sườn heo, chặt khúc vừa ăn và đem hầm trước khoảng 1 tiếng.
- Phi thơm hành tím, cho cà chua vào xào trước, tiếp đến là khoai tây và đậu gà. Sau đó trút toàn bộ vào nước hầm sườn.
- Đun hầm tới khi các nguyên liệu chín mềm, nhuyễn mịn thì hòa sữa (hoặc whipping cream) vào, đun thêm khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp và thưởng thức cùng với bánh mì nướng.
Gợi ý: Nếu muốn súp nhuyễn mịn thì bạn có thể xay nhuyễn khoai tây và đậu gà trước khi đem xào.
Cách nấu Chè đậu gà
Đậu gà đem nấu chè thì sẽ có hương vị thế nào nhỉ? Ngọt mát, thơm thơm, tuy lạ mà ngon đến bất ngờ đấy nhé!
Nguyên liệu
- Đậu gà: 150 – 200g
- Bột năng: 100g
- Bột sắn dây: 30g
- Viên đường nâu
- Sữa đặc (không bắt buộc)
Cách làm chè đậu gà
- Rửa và ngâm đậu gà trong nước khoảng 8 – 10 tiếng. Tiếp đến đem hấp chín mềm đậu, có thể tách bỏ lớp vỏ trắng bao bên ngoài.
- Nghiền nhuyễn mịn đậu gà, trộn thêm chút bột năng, sữa đặc. Tiến hành nặn đậu thành từng viên nhỏ, đặt viên đường nâu ở giữa, lăn tròn đều.
- Tiến hành đun nước đường, cho viên đậu gà vào lại, đun khoảng 5 – 10 phút thì hòa bột sắn vào để nước chè sánh sệt là hoàn thành.
Cách nấu Cà ri đậu gà
Nếu đang tìm một món cà ri chay để “đổi vị” thì cà ri đậu gà chính là một lựa chọn lý tưởng. Vẫn từ nước cốt dừa beo béo, bột cà ri thơm lừng nhưng món cà ri đậu gà lại không hề ngán ngấy chút nào!
Nguyên liệu
- Đậu gà: 350 – 400g
- Ớt chuông đỏ: 1 – 2 trái
- Nước cốt dừa: 400ml
- Hành tím
- Hành tây
- Ớt tươi
- Tỏi
- Bột cà ri: 1 – 2 thìa canh
- Đường cát trắng
- Gia vị: hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm cà ri đậu gà
- Rửa và ngâm đậu gà trong nước từ 8 – 10 tiếng, nên ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian.
- Rửa sạch ớt chuông, lọc bỏ hạt rồi đem cắt hạt lựu nhỏ.
- Bóc vỏ hành tây và cũng cắt hạt lựu nhỏ.
- Băm nhỏ tỏi và ớt tươi, phi thơm, thêm bột cà ri, đong lượng nước vừa ăn rồi đun sôi. Khi nước sôi thì trút khoảng nước cốt dừa và đậu gà vào, nêm chút hạt nêm, rồi hầm chín đậu gà.
- Hầm khoảng 30 – 35 phút khi đậu gà chín thì chút hành tây, ớt chuông vào, nêm lại vị rồi có thể tắt bếp và dùng món.
Cách nấu Đậu gà kho tiêu
Đậu gà chín bở, kho đều lửa với tiêu cay cay, chẳng cần “nhiều nhặn” gì mà lại rất ngon cơm.
Nguyên liệu
- Đậu gà: 150 – 200g (tùy nhu cầu)
- Hành tím
- Gia vị: nước tương, hạt tiêu, hạt tiêu
Cách làm đậu gà kho tiêu
- Rửa sạch và ngâm đậu gà trong nước từ 8 – 10 tiếng. Sau đó đem hấp chín đậu khoảng 20 phút.
- Phi thơm hành tím, cho đậu gà vào, đảo đều tay rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và cho chút nước vào. Đun lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút, trước khi tắt bếp thì cho hạt tiêu xay nhuyễn vào.
Cách nấu Đậu hũ từ đậu gà
Đậu gà được xem là “ứng viên” khá phù hợp mà bạn có thể dùng thay thế đậu nành để làm đậu hũ bởi công đoạn nhanh chóng và đơn giản hơn.
Nguyên liệu
- Đậu gà: 80 – 100g
- Nước lọc: 500ml
Cách làm đậu hũ từ đậu gà
- Rửa sạch và ngâm trong nước từ 8 – 10 tiếng.
- Cho đậu gà và nước vào máy xay sinh tố, xay nhỏ, xay càng nhuyễn mịn thì đậu hũ sẽ càng ngon.
- Dùng rây lọc bỏ bã, chắt lấy nước. Chú ý lọc nhẹ tay, đảm bảo không còn bã thì đậu hũ sẽ không bị vón cục.
- Bắc nồi và đun nước đậu gà với lửa nhỏ, liên tục khuấy đều tay tới khi thấy sánh lại thì tắt bếp, trút vào khuôn, để nguội rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 – 5 tiếng rồi lấy ra sử dụng như đậu hũ thông thường.
Cách nấu Đậu gà nướng cay
Đậu gà bùi thơm, quyện với vị cay của ớt, chút mằn mặn của muối, đem nướng giòn thơm nức, nhâm nhi ăn vặt ngon hết ý!
Nguyên liệu
- Đậu gà: 400g (tùy nhu cầu)
- Ớt bột
- Muối tinh
- Dầu ô liu
Cách làm đậu gà nướng cay
- Rửa sạch và ngâm đậu gà trước, từ 8 – 10 tiếng.
- Trộn đều hỗn hợp gồm đậu gà, ớt bột, muối và dầu ô liu.
- Làm nóng lò nướng (hoặc nồi chiên không dầu) ở mức 190 độ C trong khoảng 10 phút. Cho hỗn hợp đậu gà vào nước ở mức 170 – 180 độ C trong 15 – 10 phút là hoàn thành.
Cách nấu Đậu gà đen nấu ragu
Cùng dòng họ đậu gà, Đậu gà đen thuộc về một giống rất cổ điển, mang đặc trưng của miền trung và miền nam nước Ý. Hương vị đậm đà và giá trị dinh dưỡng rõ rệt hơn đậu gà trắng nên sẽ lý tưởng làm nguyên liệu chính cho các món ăn từ súp, ragu, tào phớ, đậu phụ non, salad đậu gà, món ăn dặm, món ăn thực dưỡng,… Đậu gà đen có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe – đặc biệt với người ăn chay, giảm cân, vegan, trẻ nhỏ, mẹ bầu.
Ưu điểm vượt trội của Đậu gà đen:
- Giàu protein: 100g đậu gà cung cấp 8,9g protein, đáp ứng 19% lượng protein cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
- Không chứa gluten, phù hợp với những người bị dị ứng hoặc không dung nạp gluten.
- Là món protein thực vật nên có thể dùng trong chế độ ăn để giảm cân.
- Chứa vitamin B (axit folic) và chất sắt: được khuyên dùng cho mẹ bầu và mẹ cho con bú.
Nguyên liệu:
- 100gr đậu gà đen (1 chén)
- 1 trái cà chua
- 2 củ cà rốt
- 3 củ khoai tây
- 1 cây nấm đùi gà
- 1 lít nước dừa tươi/ nước súp rau củ
- 2 nhánh ngò rí
- Hành Boaro/hành lá, hạt tiêu xa
Cách Nấu cháo bí đỏ đậu gà cho bé ăn dặm
Cháo đậu gà nấu với bí đó có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bé có thể tăng cân theo đúng tiêu chuẩn, có sức đề kháng tốt. Với sự đa dạng về dinh dưỡng, cháo đậu gà nấu với bí đỏ có thể giúp bé phát triển cân đối về mọi mặt.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 50 gam hạt đậu gà Ấn Độ
- 2 miếng bí đỏ nhỏ khoảng 3cm/miếng
- ⅓ thìa bột canh
- 1 thìa cà phê phô mai rắc
- 80 gam gạo trắng
Sơ chế nguyên liệu
- Đậu gà ngâm khoảng 8 – 12 tiếng
- Gạo vo sạch với nước
Cách nấu
- Cho gạo vào nấu cháo, nấu khoảng 1 giờ tới khi gạo nhừ, mềm thì tắt bếp.
- Rửa lại đậu đã ngâm, bỏ vào nồi, cho thêm 3 chén nước đậy nắp nồi đun sôi trong khoảng 25 – 30 cho tới khi đậu chín, mềm.
- Đun nước sôi, bỏ bí đỏ vào ninh chín khoảng 10 phút. Cho thêm bột canh khi đang nấu bí đỏ.
- Xay kĩ lần lượt từng nguyên liệu đã nấu: Đậu gà, bí đỏ, cháo.
- Đổ cháo, đậu, bí đỏ đã xay vào nồi đun sôi, đảo đều. Khi cháo sôi thì rắc phô mai lên, dùng thìa khuấy đều để phô mai ngấm đều trong cháo khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát và để nguội cho bé ăn.
Cách Nấu đậu gà bằng bếp
Chuẩn bị nguyên liệu
- 300gr chickpeas,
- 2 lá nguyệt quế
- 1,5 lít nước
- ½ thìa muối trắng
Thực hiện
Bước 1: Ngâm đậu
– Lựa chọn những hạt không đảm bảo chất lượng (sâu, mọt, hỏng) bỏ đi.
– Rửa qua với nước.
– Đổ 300 gam đậu vào tô, tiếp tục đổ thêm 1,5 lít nước ngâm từ 12 giờ.
Bước 2: Nấu đậu
– Đổ phần đậu gà đã ngâm và rửa lại bằng nước sạch.
– Đổ đậu vào nồi và cho nước gấp 2 lần phần đậu.
– Bật bếp đun.
– Cho ½ thìa cà phê muối trắng, tỏi, lá nguyệt quế vào.
– Khi nước sôi, bạn lấy thìa hớt hết phần bọt trắng nổi lên và mở hé vung để nước không trào ra ngoài.
– Bật lửa nhỏ, tiếp tục nấu đậu trong khoảng 30 phút nữa.
– Đậu đã chín mềm, tắt bếp và để nguội.
Vậy là bạn đã nấu xong món đậu gà để có thể chế biến các món salad, cháo, súp, cà ri, món hầm… Bạn có thể chờ đậu nguội rồi nấu với các món khác, hoặc có thể cất vào ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.
Ưu nhược điểm của cách nấu này
Ưu điểm
– Dễ thực hiện.
– Có thể nấu ở bếp điện, bếp ga và sử dụng nấu đơn giản, dễ tìm.
Nhược điểm
– Thời gian ngâm đậu lâu, khoảng 12 giờ.
– Phải trông khi nấu.
– Thời gian nấu lâu.
Cách Nấu đậu gà với nồi áp suất
Chuẩn bị nguyên liệu
- 300gr hạt đậu gà
- ½ thìa cà phê muối trắng
- 2 tép tỏi, 2 lá nguyệt quế, 2 lít nước
Thực hiện
Ngâm đậu
– Lựa chọn bỏ những hạt đậu không đạt chất lượng.
– Ngâm đậu với nước lạnh khoảng 8 giờ.
Cách nấu
– Rửa sạch phần đậu đã ngâm.
– Đổ phần đậm vào nồi áp suất.
– Bỏ tỏi, lá nguyệt quế, muối tiếp tục bỏ vào nồi.
– Đổ 5 chén nước lạnh vào nồi.
– Bắt đầu nấu, để nhiệt độ ở nhiệt độ cao.
– Nấu trong khoảng 20 phút.
Đậu gà đã chín mềm, thơm, ngậy bạn có thể chờ khoảng 5 phút rồi mở nắp nồi lấy đậu ra để nguội và chế biến kèm các món ăn khác.
Ưu và nhược điểm của cách nấu này.
Ưu điểm
– Thời gian nấu nhanh.
– Thời gian ngâm đậu ít hơn.
– Đậu chín đều, mềm, đảm bảo độ thơm, giữ nguyên hương vị, các chất dinh dưỡng của đậu.
– Dễ làm, đơn giản không phải trông bếp.
Nhược điểm
– Phải dùng nồi áp suất.
Cách nấu cơm gạo lứt với đậu gà
Nguyên liệu chuẩn bị:
– Gạo lứt đỏ, hoặc gạo lứt trắng
– Đậu gà 100 gram
– Phổ tai 1 miếng nhỏ bằng cỡ bao diêm
– Muối hầm
Cách nấu:
– Nếu nấu gạo lứt đỏ, phải ngâm trước ít nhất 2 giờ đồng hồ, vì gạo lứt đỏ rất cứng. Các loại gạo lứt khác chỉ cần vo để rá ráo nước.
– Đậu gà là loại đậu khô, ngâm đậu ít nhất 2 giờ, có người ngâm qua đêm
– Cho gạo lứt, đậu gà, chút muối hầm vào nồi. Rửa sạch miếng phổ tai rồi đặt lên trên. Đổ nước vào nồi.
– Cách nấu như nấu cơm gạo lứt đỏ bình thường. Người thương có thể tham khảo thêm cách nấu cơm gạo lứt Tại đây.
Nấu cơm như này có đầy đủ dưỡng chất, nguồn cung cấp protein lớn từ đậu gà, khoáng chất từ phổ tai, và vị ngọt dịu của gạo lứt.
Cách nấu đậu gà kho sữa dừa
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Nấm hương
– Hành khô/ nén
– Tiêu, nước tương tamari, sữa dừa (nước cốt dừa vắt từ dừa già, hạn chế dùng nước cốt dừa đóng lọ), mật mía
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm qua đêm
– Nấm hương rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 20 phút
– Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, phi thơm với chút dầu. Cho nấm hương vào xào với hành khô cho xém cạnh với nước tương. Cho đậu gà vào đảo đều, cho thêm nước ngâm nấm hương sâm sấp và ninh khoảng 10 phút.
– Thêm tiêu, mật mía, sữa dừa vào nồi và ninh tiếp 15 phút cho đậu gà chín bở, ngấm gia vị. Nêm nếm thêm nước tương cho món ăn vừa miệng.
– Món này ăn cùng cơm lứt đỏ, hoặc nêm đậm vị thưởng thước cùng bánh mì lứt…
Cách nấu đậu gà kho tiêu
Món này cũng khá tương tự món “Đậu gà kho sữa dừa”
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Tiêu xanh, nếu không có tiêu xanh có thể dùng hạt tiêu đen
– Hành tây
– Cà rốt
– Phổ tai (rong biển lá dài) 1 miếng nhỏ cỡ bao diêm
– Bột sắn dây nguyên chất
– Muối hầm, tương tamari, dầu dừa hoặc dầu mè
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm qua đêm cho nở, mềm. Ninh đậu gà nhừ cùng với muối và phổ tai. Duy trì mực nước xấp xấp hạt đậu. Ninh tầm 1 tiếng, hoặc có thể thử nếu hạt đậu mềm nhừ là được
– Thái hành tây, cà rốt thành hạt lựu 1cm
– Cho dầu vào chảo, phi hành tây cho thơm, và xào sơ qua cà rốt ( lúc cà rốt chín tới 1/3 rắc một chút muối để cà rốt được ngọt). Trút vào nồi đậu đã hấp, cho tiêu xanh vào nồi. Thêm nước tương, muối hầm cho vừa miệng
– Đun tiếp khoảng 15 phút nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào thức ăn, pha 1 muỗng bột sắn ra bát nước lọc nguội, rồi đổ vào nồi đun sền sệt
– Thêm các loại rau thơm và thưởng thức với cơm gạo lứt đỏ dẻo
Cách nấu đậu hũ non từ đậu gà
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Nước lọc
Cách nấu:
– Ngâm đậu gà qua đêm, sáng rửa 2-3 lần dưới vòi nước
– Tiếp theo cho vào máy xay đổ 1500ml nước
– Xay nhuyễn, lọc bã, thu được hỗn hợp cho lên bếp đun nhỏ lửa tới khi hỗn hợp sền sệt lại, tắt bếp cho ra khuôn
– Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 1 giờ ,sẽ đông thành phẩm
Cách nấu sữa đậu gà và các loại hạt
Nguyên liệu:
– Đậu gà :30gr
– Đậu xanh, đậu
– Các loại củ như: Bí đỏ, khoai lang, cà rốt,…
Cách nấu:
– Ngâm đậu qua đêm, sáng rửa sạch lại với nước. Đối với đậu xanh các mẹ loại bỏ hạt hư, đen
– Luộc đậu gà, đậu xanh trong 30 phút
– Cho tất cả vào máy xay cùng với 200ml nước
– Xay nhuyễn, lọc bã lần 1, lấy hỗn hợp lần 1 cho vào máy xay, xay nhuyễn, lọc bã lần 2
– Thu được hỗn hợp cho lên bếp đun sôi lăn tăn là được.
Cách nấu cơm trộm kim chi
Nguyên liệu:
– Đậu gà
– Cơm lứt đỏ
– Kim chi
– Nấm hương, đậu khuôn chiên
– Dưa leo, rong biển
– Dầu mè, mè đen, ngò
Cách nấu:
– Đậu gà ngâm 2-3 tiếng hoặc qua đêm, hầm chín
– Cơm lứt đỏ nấu chín (thêm muối hoặc phổ tai trong lúc nấu cơm)
– Thái sợi dưa leo, đậu khuôn, nấm
– Làm nóng thố đất, cho thêm vào một thìa dàu mè, tráng đều quanh nồi
– Cho cơm lứt đỏ vào. Thêm các thành phần khác vào ( đậu khuôn, nấm, dưa leo, kim chi, đậu gà…)
– Để lửa vừa phải cho các thành phần nóng lên, sau đó bỏ rong biển, rắc mè và ngò thơm vào.
– Trộn đều và thưởng thức.
Tải file PDF hướng dẫn Cách nấu chè đậu gà
Video hướng dẫn Cách nấu chè đậu gà
Mua nguyên liệu nấu chè đậu gà ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm chè đậu gà, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha
Cách bảo quản đậu gà khi nấu xong
Khi nấu xong đậu, bạn có thể sử dụng ngay để kết hợp làm các món ăn. Tuy nhiên nếu chưa dùng đến bạn có thể tham khảo cách bảo quản đậu gà được lâu mà vẫn ngon, không mất chất dinh dưỡng như sau:
Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
– Bạn cho đậu vào túi hút chân không, hút hết không khí ra ngoài và đóng kín phần túi lại.
– Hoặc bạn có thể cho vào hộp nhựa hoặc thủy tinh, đậy kín nắp.
Bạn có thể bảo quản trong túi hút chân không
Lưu ý: Đậu gà bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chỉ có thời hạn sử dụng trong 1 tuần. Bạn không nên để quá lâu.
Bảo quản đông lạnh
– Bạn có thể bỏ phần đậu đã nấu chín vào hộp nhựa hoặc túi chân không. Đậy kín nắp và để trong ngăn đông đá.
Lưu ý:
– Khi lấy ra chế biến, bạn nên luộc lại để đậu giã đông và mềm hơn.
– Đậu để đông đá có thời hạn sử dụng trong 1 tháng.
Ăn đậu gà có tốt không
Đậu gà, hay còn được gọi là đậu Garbanzo, là một trong những cây trồng lâu đời nhất trên thế giới. Trên thực tế, đậu gafl à một phần không thể thiếu của một vài chế độ ăn truyền thống của người Trung Đông trong hơn 7.500 năm.
Xét về độ phổ biến chỉ đứng sau đậu nành, đậu gà được trồng và ăn rộng rãi nhất khắp lục địa hiện nay. Hạt đậu gà chứa nhiều dinh dưỡng, dễ dàng kết hợp với các thực phẩm và nguyên liệu khác giúp món ăn thêm hấp dẫn.
Ngoài ra, đậu gà còn là nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ăn đậu gà sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa, xương… nên có thể nói ăn đậu gà rất tốt.
Tổng kết
Có thể thấy rằng cách chế biến đậu gà khá đa dạng đúng không nào, từ món ăn chính tới món ăn vặt thì loại đậu này đều “cân tất”. Lưu ngay những công thức trên đây để dùng dần bồi bổ cho cả nhà nhé!