Updated at: 25-10-2022 - By: Hoàng Cường

Ngày tết Trung Thu của gia đình bạn sẽ trở nên vui vẻ, rộn ràng hơn nếu có sự xuất hiện của những chiếc bánh Trung Thu được nặn hình những con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 8 cách nặn bánh Trung Thu hình con vật cập nhật mới nhất 04/2024.

Bánh trung thu là gì

Bánh trung thu là tên gọi một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc dùng để ăn trong các dịp Tết Trung thu, tiếng Việt có nghĩa là bánh nướng. Tuy nhiên bánh trung thu theo thời gian, và ở các nước, các vùng có những biến thể khác nhau. Ở Việt Nam nó được chỉ cho loại bánh nướng và bánh dẻo có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), chiều cao khoảng 4–5cm, không loại trừ các kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Ngoài ra, bánh trung thu còn có nhiều kiểu dáng khác nhưng phổ biến hơn là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Ý nghĩa bánh Trung Thu

Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung Thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.

Ở Việt Nam 2 loại bánh trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:

Ý nghĩa về loại bánh

  • Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.
  • Còn với bánh trung thu nướng, nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.
Ý nghĩa về loại bánh

Ý nghĩa về loại bánh

Ý nghĩa về hình dáng

  • Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.
  • Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Hiện nay, bánh trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.

Ý nghĩa về hình dáng

Ý nghĩa về hình dáng

Tổng hợp 8 cách nặn bánh Trung Thu hình con vật cập nhật 04/2024

1. Hướng dẫn mẹ cách làm bánh trung thu hình con vật ngộ nghĩnh cho bé

1. Nguyên liệu chuẩn bị

Phần vỏ bánh:

  • Bột mì: 250g, đường: 5g, dầu ăn: 50ml, ¼ thìa cà phê baking soda và một lòng đỏ trứng gà.

Phần nhân:

  • Đậu xanh không vỏ: 500g, đường: 100g, bột bánh dẻo: 50g, muối: 5g, dầu ăn: 50 ml và một muỗng cà phê nước hoa bưởi.

Phần trang trí:

  • Hạt đậu đen, một thìa sữa tươi, một lòng đỏ trứng, một thìa cà phê nước hàng, một thìa dầu mè (để màu bánh đẹp và bóng hơn).
Hướng dẫn làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu

Làm nhân đậu xanh

2. Hướng dẫn làm nhân đậu xanh

Đậu xanh ngâm qua đêm, rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với đường, muối bắc lên bếp, bật lửa vừa cho tới khi chín (Để không bị cháy thì có thể cho thêm một thìa cà phê nước lã vào).

Sau đó đem xay nhuyễn đậu xanh và cho vào chảo cùng với một ít dầu ăn bắc lên bếp và sên nhỏ lửa. Tiếp đó cho bột bánh dẻo đã được hòa tan vào tiếp tục sên cho đến khi đậu xanh quyện thành từng khối thì mới cho nước hoa bưởi vào. Lưu ý, đảo luôn tay để tránh bị cháy, khê. Đợi nhân nguội thì vo lại thành từng viên nhỏ.

Cách làm bánh trung thu hình con heo ngộ nghĩnh

Cách làm bánh trung thu hình con heo ngộ nghĩnh

3. Hướng dẫn làm vỏ bánh

Đánh tan đường, lòng đỏ trứng gà và dầu ăn với nhau. Tiếp đó cho bột mỳ và bột nở vào trộn đều, rây qua. Trộn đều bột và nhanh tay đến khi bột dẻo, không dính tay thì để bột nghỉ khoảng 20 phút. Sau đó chia bột thành những khối nhỏ khoảng 20g, cán bột mỏng ra rồi cho nhân đậu xanh vào giữa, vo tròn viên bột lại.

Trang trí mắt con vật bằng hạt đậu (đỗ) đen. Tạo hình tai, miệng, đuôi bằng cách đắp thêm bột. Tùy vào con vật mẹ muốn tạo hình để làm cho con.

banh-trung-thu-hinh-con-meo-ngo-nghinh

Hình chú mèo đáng yêu

banh-trung-thu-cho-be-15

Hình chú lợn xinh xắn

4. Nướng bánh

Khởi động lò 200 độ C khoảng 10 phút rồi cho bánh vào nướng trong 5 phút. Lấy bánh ra và xịt một chút nước lên bánh và đợi bánh nguội. Trong thời gian đợi bánh nguội thì các mẹ sẽ làm hỗn hợp trang trí. Hỗn hợp trang trí gồm có: dầu mè, lòng đỏ trứng, sữa tươi, nước hàng hòa tan vào với nhau.

Khi bánh nguội, quét một lớp mỏng hỗn hợp trang trí trên lên vỏ bánh rồi lại nướng tiếp khoảng 5 phút ở nhiệt độ 180 độ C nữa là được.

Tham khảo một số mẫu bánh trung thu hình con vật vừa ngộ nghĩnh, đáng yêu và cũng rất dễ tạo hình khi làm:

banh-trung-thu-hinh-con-ca

Bánh trung thu hình cá chép

banh_trung_thu_hinh_ngo-nghinh

Bánh trung thu hình chú thỏ, mèo, lợn,…

banh-trung-thu-con-heo-

banh-trung-thu-hinh-con-ga

Bánh trung thu hình gà con

2. Bánh Trung Thu hình con vật – món quà Trăng rằm đáng yêu cho các bé

Nguyên liệu bánh Trung Thu hình con vật:

  • 200 gr nước đường hàn quốc (corn sirup)
  • 300 gr bột mì
  • 40 gr dầu ăn
  • Nhân nhuyễn Trung Thu
  • Bột trà xanh, cacao, tinh than tre dùng pha màu tối
  • Màu gel wilton

Cách làm bánh Trung Thu hình con vật:

banh-trung-thu-hinh-con-vat

  • Tương tự như cách làm bánh Trung Thu truyền thống, các bạn sẽ trộn đều nước đường với dầu ăn. Sau đó, rây mịn bột mì vào vào nhào đến khi hòa quyện.
  • Các bạn sẽ chia thành những phần nhỏ để có thể pha màu theo ý thích. Lưu ý, bột trà xanh hút nước nhiều nên bạn có thể thêm từ 5-10ml nước đường để bột không bị khô quá dẫn đến trường hợp bị nứt mặt bánh. Màu dạng gel chỉ cần cho từ 1-2 giọt là có thể lên màu nên các bạn không nên cho quá nhiều, bột bánh khi nướng xanh sẽ bị đắng.
  • Bọc bánh tương tự như cách làm bánh Trung Thu truyền thống nhân đậu xanh cơ bản. Đến bước này các bạn có thể thoải mái tỏa sức sáng tạo để ra những chiếc bánh Trung Thu màu sắc mới lạ!

banh-trung-thu-hinh-con-vat

3. Cách làm bánh trung thu hình con vật ngộ nghĩnh dành tặng bé

Nguyên liệu làm bánh trung thu hình con vật ngộ nghĩnh:

Phần vỏ bánh:

-240g bột mỳ

-160g nước đường bánh nướng

-30g dầu ăn

-1 lòng đỏ trứng

-¼ thìa cà phê bột ngũ vị hương

Phần nhân bánh:

-200g đậu đỏ

-65g đường

-80g dầu ăn

-35g mạch nha

Cách làm bánh trung thu hình con vật ngộ nghĩnh:

– Đổ bột mỳ vào tô lớn, dùng thìa vét bột tạo một phần trống ở giữa.

– Cho lần lượt nước đường bánh nướng, dầu ăn, lòng đỏ trứng gà và ngũ vị hương vào phần trống đó.

– Dùng thìa khuấy theo vòng tròn nhẹ nhàng từ giữa ra xung quanh để bột dần hòa quyện với các nguyên liệu còn lại.

– Trộn bột đến khi có khối bột dẻo mịn như hình là được bạn nhé! Bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc khối bột, để bột nghỉ khoảng 35 – 40 phút mới tiến hành đóng bánh.

– Phần nhân bánh bạn có thể tham khảo các công thức sên nhân cơ bản. Sau khi sên nhân xong đợi nhân nguội thì bạn nặn nhân thành những hình tròn nhỏ, tùy kích thước con vật bạn nặn to hay nhỏ để chia nhân nhé!

– Tỷ lệ vỏ: nhân bánh nướng là 1:2, vì vậy bạn chia tỷ lệ bột và nhân cho phù hợp nhé! Cán bột mỏng, cho nhân vào giữa rồi miết vỏ ôm chặt vào nhân, dùng tay xoe tròn.

Cách làm bánh trung thu hình con vật 3

– Tiếp theo, bạn lấy 1 chút bột, nặn thành hình bầu dục nhỏ gắn vào hình tròn để làm mũi heo. Thêm 2 mẩu bột nặn hình chiếc lá để làm tai heo. Vê 1 chút bột kéo dài, xoắn lại dính vào đằng sau để làm đuôi heo.

– Sử dụng hạt đỗ đỏ để làm mắt chú heo nhé! Tương tự bạn có thể nặn hình chú chuột, thỏ, hoặc dùng khuôn bento để đóng bánh hình con vật xinh xắn.

– Làm nóng lò trước 10 phút ở nhiệt độ 175 độ C. Sau đó, cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 175 độ C. Thời gian nướng bánh tùy thuộc vào trọng lượng bánh, đối với bánh 35g là khoảng 10 phút mỗi lần. Sau 10 phút, lấy bánh ra đợi bánh hơi nguội thì xịt nước lên mặt bánh. Sau đó, tiếp tục cho bánh vào lò nướng.

– Nướng thêm khoảng 10 phút nữa, khi mặt bánh hơi vàng thì bạn lấy bánh ra phết mặt bánh bằng hỗn hợp một quả trứng với ½ thìa cà phê nước đánh tan. Khi phết xong, bạn lại cho bánh vào nướng khoảng 5 phút nữa là được nhé! Nếu mặt bánh chưa vàng đẹp, bạn có thể phết trứng thêm một lần nữa.

Cách làm bánh trung thu hình con vật 4

Cách làm bánh trung thu hình con vật 2

4. Bánh Trung Thu hình con thỏ

Bước 1: Nặn thân con thỏ

Đầu tiên, bạn lấy 1 lượng bột vừa đủ vo thành hình tròn. Sau đó dùng cây lăn bột cán mỏng, cho nhân bánh vào giữa rồi thu bột lại, tạo thành hình bầu dục để làm thân con thỏ.

Bước 1: Nặn thân con thỏ

Bước 2: Tạo hình tai thỏ

Tiếp đến, bạn lấy 2 phần bột nhỏ, vê dài rồi đặt lên thân thỏ, dùng tay ấn dẹt rồi lấy tăm khứa nhẹ ở giữ để làm tai thỏ.

Bước 2: Tạo hình tai thỏ

Bước 3: Hoàn thiện

Cuối cùng, dùng 2 hạt đậu đen ấn vào hai bên để làm mắt, rồi lấy 1 lượng bột nhỏ vo tròn lại và ấn vào phần cuối thân để làm đuôi. Vậy là bạn đã tạo hình xong 1 chiếc bánh trung thu hình con thỏ siêu đáng yêu rồi đấy!

Hoàn thiện bánh Trung Thu hình con thỏ

5. Bánh Trung Thu hình con cá

Vì hình dáng đặc thù, nhiều chi tiết phức tạp, nên ở bánh Trung Thu hình con cá này bạn cần chuẩn bị khuôn hình cá để hỗ trợ việc tạo hình nhé!

Bước 1: Vo tròn bột

Đầu tiên, bạn vo tròn 1 lượng bột vừa đủ rồi cán mỏng. Sau đó, cho phần nhân vào giữa rồi thu bột lại.

Vo tròn bột để chuẩn bị tạo hình bánh Trung thu hình con cá

Bước 2: Tạo hình thân cá với khuôn làm bánh

Tiếp đến, rắc 1 chút bột mì khô vào khuôn hình cá rồi ấn chặt viên bột vừa làm lúc nãy vào.

Tạo hình thân cá với khuôn làm bánh

Bước 3: Hoàn thiện

Cuối cùng, lấy bánh ra khỏi khuôn, điểm thêm 2 hạt đậu đen để làm mắt là bạn đã có 1 chiếc bánh Trung Thu hình cá hấp dẫn.

Hoàn thiện bánh Trung Thu hình con cá6. Bánh Trung Thu hình con heo

Bước 1: Tạo hình thân con heo

Đầu tiên, bạn lấy 1 lượng bột vừa đủ vo tròn lại rồi dùng cây lăn bột cán mỏng. Sau đó, cho nhân bánh vào giữa rồi thu bột lại, tạo hình thân con heo.

Tạo hình thân con heo

Bước 2: Nặn tai heo

Tiếp đến, lấy 2 phần bột nhỏ, mỗi phần vo tròn lại rồi ấn dẹt xuống, dùng dao khứa đều 2 bên tạo thành hình chiếc lá. Sau đó, lấy tăm khứa 1 đường dọc vào giữa hình lá, rồi đem ấn 2 bên đầu heo thể làm tai.

Nặn tai heo

Bước 3: Nặn thêm mắt và mũi heo

Cuối cùng, vo tròn 1 lượng bột nhỏ rồi ấn dẹt xuống, dùng tăm tạo thành 2 lỗ nhỏ trên mũi rồi ấn 2 hạt đậu đen để làm mắt là xong.

Nặn mắt và mũi cho bánh Trung Thu hình con heo

7. Bánh Trung Thu hình cá mập

Bước 1: Tạo hình thân cá mập

Đầu tiên, bạn vo tròn 1 lượng bột rồi ấn dẹt xuống. Sau đó, cho nhân bánh vào giữa rồi thu bột lại, nặn thành thân cá mập.

Tạo hình thân cá mập

Bước 2: Nặn đuôi cá mập

Tiếp đến, bạn lấy 1 lượng bột nhỏ hơn, vo tròn lại rồi ấn dẹp, dùng dao xẻ ở giữa để tạo thành 2 chiếc vây cá “xinh xinh”. Sau đó, lấy nĩa ấn vào mỗi bên vây để tạo hình hoạ tiết trên đuôi cá.

Nặn đuôi cá mập

Bước 3: Nặn vây trên và bụng cá mập

Bắt 1 lượng bột nhỏ, nặn thành hình tam giác rồi ghép vào thân trên để làm chiếc vây sụng cá mập. Sau đó, vo tròn viên bột khác, cán mỏng rồi đắp lên thân dưới để làm bụng.

Nặn vây trên và bụng cá mập

Bước 4: Hoàn thiện

Cuối cùng, nặn thêm 2 chiếc vây ngang bụng, gắn 2 hạt đậu đen vào để làm mắt, dùng 1 lớp bột nhỏ phủ 1/2 mắt là bạn đã hoàn thiện xong bánh Trung Thu hình cá mập.

Hoàn thiện bánh Trung thu hình cá mập

8. Bánh Trung Thu hình con cua

Bước 1: Tạo hình thân con cua

Đầu tiên, bạn lấy 1 lượng bột vo tròn rồi ấn dẹt. Sau đó, cho nhân bánh vào giữa rồi thu bột lại, nặn thành hình thang cân. Bo tròn các góc cạnh để làm thành thân con cua.

Tạo hình thân con cua

Bước 2: Nặn càng cua

Tiếp đến, lấy 2 phần bột nhỏ, vê thành 2 sợi dài, đầu sợi ấn dẹt rồi dùng dao khứa thành càng cua. Sau đó mang ghép vào thân để làm càng trên.

Tiếp tục nặn bột thành 6 sợi. Sau đó, ghép vào dưới thân để làm càng nhỏ.

Nặn càng cua

Bước 3: Hoàn thiện

Cuối cùng, vê bột thành 2 sợi ngắn, đầu sợi ấn dẹp rồi ghép vào đầu thân để làm mắt. Nhớ điểm thêm đậu đen hoặc hạt chia để mắt cua trông sinh động hơn nhé!

Hoàn thiện bánh Trung Thu hình con cua

Tải file PDF hướng dẫn cách nặn bánh Trung Thu hình con vật

Tải ngay cách nặn bánh Trung Thu hình con vật

Video hướng dẫn cách nặn bánh Trung Thu hình con vật

YouTube video

Mua nguyên liệu nặn bánh Trung Thu hình con vật ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu nặn bánh Trung Thu hình con vật, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Những điều cần biết khi ăn bánh Trung thu

Không tốt cho người bệnh tiểu đường, huyết áp

Với những người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh Trung thu.

Bánh Trung thu đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường nên có độ béo và ngọt rất cao. Vì vậy, ăn quá nhiều bánh Trung thu, nhất là bệnh nhân tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể bị xơ vữa động mạch, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Với những người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh Trung thu.

Dễ gây bệnh tim mạch và bệnh thận

Trứng muối và các loại hạt trong nhân bánh cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thận và hệ tim mạch.

Bánh nướng, bánh dẻo là thứ quà ngon nhưng xét về mặt sức khỏe đây không phải thực phẩm bổ dưỡng và chỉ nên thưởng thức một cách chừng mực, tránh ăn quá nhiều.

Ăn quá nhiều bánh Trung Thu dễ gây bệnh tim mạch và bệnh thận

Ăn nhiều bánh Trung Thu gây tăng cân

Việc ăn quá nhiều bánh trung thu không những không tốt cho sức khỏe mà nó còn khiến bạn tăng cân. Trung bình một chiếc bánh Trung thu chứa đến 800 – 1.200 calo và 30 – 45g chất béo.

Điều này đồng nghĩ với việc ăn một chiếc bánh trung thu là bạn đã nhận đủ năng lượng cần thiết cho một bữa ăn chính. Tốt nhất là nên chia bánh thành nhiều phần nhỏ và cùng ăn với bạn bè, gia đình. Ngoài ra khi dùng bánh bạn cũng nên ăn chậm và hạn chế sử dụng nhiều.

Việc ăn quá nhiều bánh trung thu không những không tốt cho sức khỏe mà nó còn khiến bạn tăng cân

Không nên ăn bánh Trung Thu thay cho bữa sáng

Việc dùng bánh Trung Thu thay cho bữa sáng là một điều không nên, vì bánh chỉ đóng vai trò như một món ăn tráng miệng, không đảm bảo được cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết đủ như: Chất xơ, protein hay tinh bột,…

Có nhiều người thường lạm dụng việc ăn bánh trung thu thay cho bữa cơm chính sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Trong bánh Trung Thu có chứa một lượng lớn chất bột đường và chất béo sẽ làm dinh dưỡng của cơ thể mất cân bằng, bạn sẽ trở nên mệt mỏi và uể oải hơn.

Không nên ăn bánh Trung Thu thay cho bữa sáng

Nên dùng bánh Trung Thu kết hợp cùng trà

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu. Trà xanh hay trà ô long hợp với bánh có vị mặn và trà hoa cúc hợp hơn với bánh có vị ngọt. Những loại trà này chứa axit acetic – chất giúp tiêu hóa và phân giải chất béo có trong bánh Trung thu.

Tránh dùng cà phê hoặc trà quá đặc khi ăn bánh vì những thức uống này rất giàu caffein – chất dễ gây mất ngủ, và đồ uống chứa cacbohydrat như coca lại chứa nhiều năng lượng và đường, càng khiến bạn thêm tăng cân.

Trà là thức uống tốt nhất đi cùng bánh trung thu

Nên ăn bánh Trung Thu cùng bưởi

Khi ăn bánh Trung Thu, bạn có thể dùng cùng bưởi để giúp áp chế, cân bằng lại cơ thể. Lý do là trong thành phần của bưởi có nhiều vitamin như: Vitamin A, C,… giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Đồng thời, loại quả này còn có tính thanh nhiệt, giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, đẩy nhanh việc tiêu thụ năng lượng, làm giảm mỡ bụng nếu bạn “lỡ” ăn quá nhiều bánh Trung Thu.

Nên ăn bánh Trung Thu cùng bưởi

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách nặn bánh Trung Thu hình con vật cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post