Để xua tan cơn nóng ngày hè thì còn gì tuyệt vời hơn một ly nước sấu chua ngọt mát lạnh. Hôm nay hãy thêm vào sổ tay nội trợ một mẹo vào bếp cách làm ngâm sấu đường ngon không bị nổi váng cực ngon. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 cách làm sấu dầm đường cập nhật mới nhất 11/2024.
Quả sấu tiếng anh gọi là gì?
Sấu là một trong những loại cây thuộc vào nhóm thực vật nhiệt đới. Trong tiếng Anh quả sấu có tên gọi là Dracontomelon, nó nằm trong nhóm cây Archaeplastida. Cây sấu khá phát triển ở thực vật nhiệt đới châu Á, đặc biệt là ở một quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia…
Quả sấu ở miền Nam gọi là gì?
Ở miền Nam, người ta thường gọi quả này là quả sấu tía. Được sử dụng rất nhiều để chế biến thành các món ăn thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức. Chẳng hạn như món: vịt om sấu, canh sấu, ấu dầm đường, sấu dầm muối ớt. Sấu ngâm đường cũng là món ăn vặt rất được ưa thích vào mùa hè các bạn nhé.
Sấu bắt đầu có từ khoảng thời gian nào?
Sấu thường có vào mùa hè. Thông thường mùa sấu kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng, bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 9.
Tác dụng của quả sấu đến với sức khỏe của chúng ta
Giúp trị nôn nghén cho bà bầu
Quả sấu rất tốt cho bà bầu, nó giúp bà bầu giảm bớt các cơn nôn nghén vô cùng hiệu quả.
Bạn nấu quả sấu cùng với thịt vịt hoặc nấu chung với canh cá diếc. Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước sấu ngân với đường hàng ngày đấy.
Giúp giữa ho
Sấu cũng có tác dụng giúp chữa ho, bạn có thể tham khảo 2 cách sau:
Cách 1: Bạn lấy cùi sấu tươi ngâm cùng với muối, vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối bạn ngậm vào trong miệng khoảng 15 đến 20 phút là được. Nhớ thực hiện đều đặn mỗi ngày nhé.
Cách 2: Bạn lấy quả, hoa của sấu sắc chung với nước, ngày uống từ 2 đến 3 lần, sẽ giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả.
Giúp tăng cường tiêu hóa
Việc bạn ăn uống thất thường, ăn quá nhiều đồ chiên rán, cay sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Để có thể giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh thì bạn cũng nên tăng cường các loại đồ ăn thức uống có liên quan đến quả sấu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Giúp giải rượu vô cùng tốt
Vị chua chua của sấu có công dụng giải rượu vô cùng tuyệt vời. Nếu bạn hoặc người thân bị say rượu thì hãy lấy cùi sấu sắc thành nước và uống nhé.
Lá của sấu có tác dụng giúp trị mụn nhọt, lở ngứa
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng quả sấu thì có rất nhiều tác dụng tuyệt vời, còn lá của sấu có tác dụng gì chưa? Trên thực tế thì lá sấu có thể giúp bạn trong việc trị lở ngứa và mụn nhọt đấy. Bạn chỉ dùng lá của nó đem đi nấu nước để tắm hoặc giã lá sấu ra sau đấy đắp lên những vết mụn, là những mụn nhọt sẽ nhanh chóng biến mất đấy.
Tổng hợp 5 cách làm sấu dầm đường cập nhật 11/2024
1. Cách làm sấu ngâm đường ngon giòn, để lâu không nổi váng
Nguyên liệu làm Sấu ngâm đường cho 1 hũ vừa
- Sấu 1 kg
- Đường 1 kg
- Gừng 3 củ
- Muối 1 ít
Cách chọn mua sấu để ngâm
- Bạn nên chọn sấu bánh tẻ, không già cũng không non, loại sấu này khi ngâm với đường sẽ rất thơm và giòn.
- Nên chọn loại sấu vừa đủ già tới, có cùi dày, vỏ hơi sần.
- Không nên chọn quả sấu quá già, hạt to, thịt sấu mỏng, chỉ gần gọt quả vỏ cũng đã vào gần đến hạt.
- Khi mua bạn nên lựa kỹ từng quả tránh mua phải sấu thâm, dập, thối, kém chất lượng.
Dụng cụ thực hiện
- Hũ đựng thực phẩm, dao, nồi, chén, thau
Cách chế biến Sấu ngâm đường
Làm sạch vỏ sấu
Sau khi mua sấu về, bạn đem rửa sơ qua với nước rồi dùng dao cạo sạch vỏ sấu, cạo vỏ đến đâu thì cho ngay vào chậu nước muối loãng để sấu không bị thâm vỏ.
Khía vỏ và chần sấu
Sau khi cạo sạch, bạn rửa sạch sấu lại với nước lạnh rồi dùng dao khía 1 đường tròn quanh quả sấu rồi cho thau nước muối pha loãng khác và để ngâm tầm 30 phút.
Tiếp đó, bạn đun sôi một nồi nước rồi cho sấu vào chần qua khoảng từ 30 giây – 1 phút cho tới khi quả sấu hơi ngả màu xanh úa thì tắt bếp.
Sau đó, bạn đổ sấu vào ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút nữa rồi vớt sấu ra rổ cho nguội hẳn và để ráo nước.
Ướp sấu với đường
Bạn cho 1/2 lượng sấu vào chậu thau, sau đó đổ 1/2 (500gr) lượng đường và lên, sau đó bạn phủ lên tiếp nửa lượng sấu và trên cùng là nửa lượng đường còn lại.
Bạn để chậu sấu được đậy kín rồi đặt ở nơi khô ráo khoảng 1 ngày để cho đường tan hết thành nước và sấu ngấm vị ngọt.
Ngâm sấu
Bạn chắt hết nước đường ngâm sấu ra một chiếc nồi hoặc chảo.
Sau đó, thêm vào 1 ít muối và đun sôi lên, thả thêm 3 củ gừng cắt lát vào nồi nấu chung cho thơm. Đun sôi nước sấu khoảng 3 phút cho sôi lên thì bạn tắt bếp.
Bạn chuẩn bị một cái hũ nhựa/ thủy tinh sạch, chần sơ qua nước sôi, tiếp đó bạn cho toàn bộ quả sấu vào.
Khi nước đường ngâm sấu đã nấu nguội hẳn thì bạn múc vào hũ đựng sấu và ngâm khoảng 3 – 4 ngày là có thể dùng được.
Thành phẩm
Khi uống bạn chỉ cần pha nước sấu với một ít đường và nước nguội, thêm vài viên đá nữa là có thể thưởng thức được rồi.
Nước sấu chua chua, ngọt thanh, cực thanh nhiệt và giải khát hiệu quả trong những ngày hè nóng nực.
Cách bảo quản sấu ngâm đường
- Sấu ngâm đường bạn có thể bảo quản bên ngoài ở nhiệt độ thường trong khoảng 3 – 4 tháng với điều kiện ở nơi thoáng mát, tránh để bị ẩm hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Nếu bạn bảo quản sấu ngâm trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể lên đến 6 – 8 tháng.
- Khi sử dụng, bạn nên dùng thìa sạch và thật khô để lấy sấu trong bình ra. Đậy nắp bình sấu thật chặt khi không sử dụng.
- Bạn lưu ý không để nước rơi vào trong bình vì có thể khiến bình sấu bị tạo váng trắng và nhanh hỏng.
Lưu ý khi sử dụng sấu ngâm đường
- Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nước sấu để giảm các triệu chứng thai nghén, giúp thai phụ ăn ngon miệng hơn.
- Bạn có thể sử dụng nước sấu như một loại thuốc giải rượu, giải nhiệt khi cơ thể bị nóng và kích thích hệ tiêu hóa.
- Sấu có vị chua, có tính axit nên những người gặp vấn đề về dạ dày nên lưu ý không uống quá nhiều và thường xuyên.
- Sấu chứa một lượng đường nhất định, sau khi ngâm một thời gian có thể lên men, nếu uống nhiều cũng có thể gây say nhẹ.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 cốc nước sấu pha loãng là đủ tốt cho cơ thể.
2. Cách làm sấu ngâm đường cực ngon giải khát ngày hè
Nguyên liệu làm sấu ngâm đường:
- – 1 kg sấu bánh tẻ
- – 1 kg đường (nên sử dụng đường cát vàng)
- – 1 nhánh gừng
- – 1 chút muối
- – Bình thủy tinh
Chi tiết cách làm sấu ngâm đường ngon
Bước 1: Gọt và khía sấu
- – Sấu rửa sạch, cạo vỏ bằng dao để quả sấu không bị thâm và chát. Cạo xong thì ngâm ngay sấu vào nước muối loãng.
- – Sau khi đã cạo sạch thì khía xung quanh quả sấu thành hình xoắn ốc để sấu nhanh ngấm đường, đậm vị hơn. Khía thật khéo sao cho phần thịt sấu không bị đứt ra khỏi hột.
- – Vẫn tiếp tục ngâm sấu trong nước muối loãng khoảng từ 60-90 phút để cho sấu ra hết nhựa rồi vớt ra, rửa sạch với nước lạnh.
- – Đun sôi một nồi nước và chần qua sấu cho tới khi quả sấu ngả màu vàng (không nên để quá lâu, sấu sẽ bị mất độ giòn) rồi vớt ra để ráo.
- – Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi.
– Bình thủy tinh rửa sạch, tráng với nước và phơi khô hoàn toàn.
Bước 2: Ngâm sấu đường
Có 2 cách để ngâm sấu ngon và giòn. Bạn có thể tùy ý lựa chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Ngâm sấu với đường trực tiếp
– Cho sấu vào một nồi hoặc thau inox to, đổ đường lên theo tỷ lệ 1:1. Tức là bạn cho 1 lớp sấu, sau đó lại cho một lớp đường lên, cứ thế cho hết. Gừng thái sợi rắc lên trên cùng. Cho thêm một chút muối và ngâm trong 24 giờ.
– Vớt sấu cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị. Phần gừng và nước đường còn lại cho lên bếp đun lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp và để nguội.
– Đổ nước đường đã nguội hẳn vào lọ sấu sao cho nước phải ngập hết mặt sấu. Để khoảng 2 ngày nữa là bạn đã có thể sử dụng món sấu ngâm đường làm nước giải khát ngon tuyệt.
Cách 2: Ngâm sấu với nước đường
– Cho nước vào đun sôi cùng 1kg đường. Khi nước sôi, bạn khuấy nhẹ cho đường tan hết. Sau đó cho gừng thái sợi vào và tắt bếp.
– Chờ cho nước đường nguội thì đổ sấu vào ngâm và để trong lọ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát. Chờ sau 1 ngày là bạn có thể pha chế sấu ngâm đường để cả gia đình cùng thưởng thức và thiết đãi bạn bè.
Yêu cầu thành phẩm:
– Quả sấu giòn, có vị ngọt vừa. Nước sấu có độ sánh, thơm, vị chua thanh mà không gắt.
– Khi dùng, bạn múc cả nước và sấu ra cốc, hòa cùng với nước, cho thêm một chút đá là đã có một ly nước sấu mát lạnh, giải nhiệt trong mùa hè.
Những lưu ý khi sử dụng nước sấu ngâm:
– Không nên uống nước sấu lúc sáng sớm hoặc lúc đói vì tính axit cao trong nước sấu sẽ gây ra đau bao tử, ảnh hưởng không tốt đến đại tràng.
– Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng nước sấu vì hệ tiêu hóa trong giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ chịu sự tác động của axit.
– Không sử dụng quá 2-3 cốc một ngày để đảm bảo sức khỏe, tránh lượng đường tích tụ dẫn đến béo phì. Những người bị bệnh huyết áp, thừa cân nên hạn chế loại thức uống này.
3. Cách ngâm sấu trắng giòn, không nổi váng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Sấu: 1kg (Bạn chỉ nên chọn những quả sấu già vừa phải, tránh những quả dập, nát hay bị thối.
- Đường: 1kg (bạn có thể chọn đường vàng hay đường trắng tùy thích).
- Gừng: 2 – 3 củ.
- Lọ đựng bằng thủy tinh (bạn nên rửa sạch và phơi khô bình trước nhé).
Cách sơ chế sấu
Để ngâm sấu ngon và giòn, không nổi váng thì bạn cần biết cách chọn sấu cũng như sơ chế sấu. Nên chọn sấu bánh tẻ, không già cũng không non, loại sấu này khi ngâm với đường sẽ rất thơm và giòn.
Sau khi mua sấu về, bạn đem rửa sạch rồi dùng dao cạo vỏ sấu. Khi cạo bạn chuẩn bị 1 chậu nước muối loãng, cạo đến đâu bạn bỏ ngâm đến đó tránh tình trạng thâm vỏ.
Sau khi cạo xong bạn rửa sạch, dùng dao nhỏ khía quanh quả sấu theo hình xoắn ốc, làm như vậy sẽ giúp món sấu ngâm đường nhanh được ăn hơn. Chú ý làm thật khéo léo để phần vỏ không bị đứt ra khỏi hạt.
Hoặc bạn cũng có thể khía theo hình múi cam đều được, cách này sẽ nhanh hơn. Khi khía xong quả sấu nào, bạn cho ngay vào nước muối loãng để sấu không bị thâm.
Nếu quả sấu còn non thì bạn để nguyên quả và dùng dao khía thành 2 đường bao quanh quả sấu. Sau đó, bạn mang sấu đi xả với nước lạnh cho sạch.
Đặc biệt, bí quyết để sấu không nổi váng và giòn thì bạn cần chuẩn bị 1 nồi nước sôi, sau đó chần qua sấu cho tới khi quả sấu ngả màu vàng khoảng 30 giây thì tắt bếp. Bạn không nên chần quá lâu tránh tình trạng nhũn làm mất độ giòn của sấu.
Chần xong bạn đổ sấu ra rổ rá cho nguội và khô hết nước.
Cách ngâm sấu ngon và giòn
Có 2 cách ngâm sấu ngon và giòn, không bị váng. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một trong hai cách này mà vẫn đảm bảo được rằng hũ sấu ngâm đường của bạn sẽ giòn ngon đúng vị.
Cách 1:
Bạn cho 1 lớp sấu vào lọ thủy tinh, sau đó đổ 1 lớp đường lên, cứ như thế cho đến khi hết sấu và đường là xong. Bạn để lọ thủy tinh ở nơi khô ráo và đậy kín khoảng 1 ngày cho đường tan hết và ngấm vào sấu. Khi đó, còn một lượng nhỏ đường chưa tan sẽ chìm xuống dưới đáy.
Bạn chắt hết nước sấu ra một chiếc nồi, thêm một ít muối và đun sôi lên, thả thêm một ít gừng đập dập lên cho thơm. Đun sôi nước sấu khoảng 3 phút thì bạn tắt bếp và đợi cho nước nguội rồi đổ trở lại bình thủy tinh ngâm cùng với sấu.
Cách 2:
Bạn có thể nấu sôi nước đường trước khi cho sấu vào ngâm. Với cách làm này thì đảm bảo là món sấu ngâm đường sẽ không bao giờ bị đóng váng. Khi nước đường sôi, bạn thả gừng đã đập dập vào cho thơm sau đó tắt bếp.
Bạn chờ cho nước nguội hoàn toàn thì bắt đầu đổ sấu vào ngâm nhé.
Thành phẩm
Với cả 2 cách ngâm sấu ngon và giòn trên thì chỉ sau khoảng 3 – 4 ngày, bạn có thể lấy ra dùng được rồi. Mỗi khi uống, bạn chỉ cần lấy 2 thìa cà phê nước sấu cùng 2 – 3 quả sấu cho vào cốc thủy tinh, cho thêm một chút nước lọc và thả thêm vài viên đá để thưởng thức.
Hoặc bạn có thể pha sẵn 1 lọ để sẵn trong tủ lạnh, mỗi ngày đi làm về bạn có thể lấy ra uống luôn rất sảng khoái, đã khát.
Những ngày hè nóng nực mà được uống một cốc nước sấu mát lạnh, lại có vị chua dịu của sấu, mùi thơm của gừng thì còn gì bằng.
4. CÁCH PHA NƯỚC SẤU GIÒN NGON CHUẨN VỊ HÀ NỘI
Nguyên Liệu Làm Nước Sấu Ngâm Đường
- 1kg sấu tươi.
- 1kg đường cát trắng.
- 1 củ gừng.
- Muối.
- Dụng cụ: vại thủy tinh có nắp đậy, nồi, dao, thớt…
Cách Pha Nước Sấu Với Đá Mát Lạnh, Thơm Ngon
Để làm được phần nước sấu ngâm đường giòn ngon, bạn phải biết cách chọn quả sấu. Bạn nên chọn những quả sấu vừa già tới, vỏ hơi sần, không bị thâm hay bị dập. Quả sấu già sẽ có phần cơm dày, độ chua vừa đủ, khi ngâm không bị úng.
Sơ Chế Sấu
Sấu mua về, bạn dùng dao cạo vỏ, khứa những đường quanh quả và ngâm ngay trong thau nước muối pha loãng để sấu không bị thâm rồi rửa sạch, để ráo nước.
Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi thì cho sấu vào trụng sơ khoảng 30s rồi trút ra ngâm với nước lạnh cho sấu nguội và được giòn. Sau đó, bạn vớt sấu ra rổ, để ráo nước. Bạn lưu ý là không trụng sấu quá lâu sẽ làm thịt quả bị mềm.
Cách Ngâm Sấu Với Đường
Cho toàn bộ sấu vào một cái âu, thêm đường cát vào. Cứ 1kg sấu, bạn sẽ cho 1kg đường. Tiếp theo, bạn dùng vá đảo đều cho đường phủ đều lên quả sấu rồi để qua đêm cho đường tan và ngấm vào quả sấu.
Khi đường đã tan, bạn vớt quả sấu cho vào vại thủy tinh. Phần nước đường lọc bỏ cặn, cho vào nồi nấu sôi với 1 củ gừng gọt vỏ, đập dập. Bạn để nước đường nguội thì rót vào vại sấu, đậy kín nắp, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách Pha Nước Sấu
Sấu đã ngâm xong, bạn chỉ cần múc vài quả sấu và nước đường ra ly. Tiếp theo bạn rót vào một ít nước lọc, khuấy đều và nếm lại cho vừa khẩu vị rồi thêm đá viên vào thường thức.
Món sấu ngâm thành công là phần nước đường chua ngọt, quả sấu ăn giòn sần sật, không chua, ngấm đường, thơm mùi của sấu gừng vô cùng hấp dẫn vị giác.
Quả sấu ngâm giòn thơm, ngấm đường chua ngọt ngon miệng (Ảnh: Internet)
5. Mách bạn cách ngâm sấu đường giòn ngon đúng vị, không bị nổi váng
Nguyên liệu chuẩn bị
- Sấu: 1kg
- Đường: 1kg
- Gừng: 3 củ
- Muối: 1 ít
Cách làm sấu ngâm đường
Bước 1: Làm sạch vỏ sấu
- Sấu rửa sơ với nước, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi cho ngâm ngay vào nước muối để sấu không bị thâm đen.
Bước 2: Khía vỏ và chần sấu
- Sấu ngâm xong thì rửa lại với nước. Dùng dao khía 1 đường tròn quanh sấu.
- Khía xong cho vào thau nước muối khác và ngâm 30 phút.
- Bắc nồi nước lên bếp và đun nóng. Nước sôi thì cho sấu vào chần sơ đến khi ngả màu xanh úa thì vớt ra, tắt bếp.
- Ngâm sấu với nước lạnh tầm 5 phút thì vớt ra, để ráo.
Bước 3: Ướp đường
- Cho ½ lượng sấu vào thau, đổ 500g đường lên, rồi đổ tiếp lượng sấu còn lại lên trên và đổ tiếp 500g đường lên trên cùng.
- Đậy kín nắp lại, đặt ở nơi khô thoáng 1 ngày để đường tan hết và chảy thành nước.
Bước 4: Ngâm sấu
- Sau 1 ngày, chắt hết phần nước đường ra chảo. Thêm vào ít muối và đun sôi lên.
- Thêm 3 củ gừng cắt lát vào nấu cùng để dậy mùi thơm. Đun nóng nước sấu tầm 3 phút đến khi nước sôi thì tắt bếp.
- Chuẩn bị lọ thủy tinh hoặc hủ nhựa sạch, đem chần sơ nước sôi để khử khuẩn rồi cho toàn bộ quả sấu vào.
- Đợi nước sấu nguội thì đổ vào hũ đựng sấu, ngâm trong 4 ngày là có thể dùng.
Bước 5: Thành phẩm
Sau 3 – 4 ngày bạn có thể pha nước sấu để uống, khi pha cho ít muối để đậm vị, có thể bỏ thêm đá để uống giải khát. Vị chua của sấu hòa cùng vị ngọt thanh mát của nước đường khiến đồ uống thêm thơm ngon và giải nhiệt hiệu quả ngày nóng oi bức.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm sấu dầm đường
Tải ngay cách làm sấu dầm đường
Video hướng dẫn cách làm sấu dầm đường
Mua nguyên liệu làm sấu dầm đường ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm sấu dầm đường, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Nước Sấu Ngâm Bao Lâu Thì Uống Được?
Sấu sau khi ngâm khoảng 5 ngày là bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn quả sấu hết chát, bớt chua thì bạn ngâm khoảng 15 ngày.
Công dụng của nước sấu
Có 2 cách pha nước sấu uống ngon tăng cường cho hệ tiêu hoá của người lớn và trẻ nhỏ: Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ho không nên dùng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, sấu được dùng để chữa ho rất hữu hiệu cho bà bầu. Trong Đông y, người ta lấy cùi sấu ngâm kèm theo ít muối rồi sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày và liên tục. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lấy hoa sấu hấp với mật ong để uống cũng có giảm các triệu chứng ho.
Công dụng đối với bà bầu
Thưởng thức vị chua ngọt của ly nước sấu vào cuối hạ đầu thu luôn là sở thích của nhiều chị em phụ nữ. Đối với bà bầu, thói quen uống nước sấu trong thai kỳ rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều có nguy cơ suy giảm chức năng tụy, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch và huyết áp. Và tuyệt đối không được uống lúc đang đói bụng các mẹ nhé.
Quả sấu tính mát, là vị thuốc chữa các chứng viêm họng, say rượu, ốm nghén. Trong quả sấu chứa đến 80% nước, các axit hữu cơ, đường, chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Bà bầu uống nước sấu ngâm sẽ giúp tăng cường sức khỏe và nhiều lợi ích khác:
- Giảm ốm nghén: Cảm giác buồn nôn, hiện tượng nôn khan của bà bầu sẽ được cải thiện nếu uống một ly nước sấu. Vị chua ngọt và mát lạnh của nước sấu sẽ “thổi bay” chứng ốm nghén của bà bầu.
- Kích thích hệ tiêu hóa: Bà bầu bị chướng bụng, đầy hơi nên uống nước sấu để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Vị chua nhẹ của ly nước sấu sẽ giảm sự trì trệ, hỗ trợ hệ tiêu hóa mẹ bầu làm việc hiệu quả.
- Giảm ho: Trị ho bằng quả sấu là cách làm phổ biến trong Đông y. Bà bầu bị ho, rát cổ có thể uống nước sấu hoặc sắc cùi sấu ngâm với muối hạt lấy nước uống sẽ giảm cơn ho cực kỳ hiệu quả.
- Cân bằng cơ thể: Axit citric trong nước sấu ngâm khi vào cơ thể mẹ bầu sẽ giúp làm sạch đường ruột và đào thải chất độc. Bà bầu bị nóng trong, thường xuyên mẩn ngứa hoặc dị ứng có thể uống nước sấu để thanh lọc cơ thể.
Tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Có nhiều cách dùng quả sấu chữa ho như dùng cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường liên tục trong 3 ngày.
Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
Ngoài ra nếu bạn muốn chữa ho cho trẻ em thì lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm sấu dầm đường cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!