Updated at: 26-08-2022 - By: Hoàng Cường

Kẹo mạch nha có vị ngọt tự nhiên và có độ dẻo đặc trưng. Chúng thường được sử dụng làm các loại bánh hay dùng như một món ăn vặt. chúng tôi mách bạn cách tự làm kẹo mạch nha đơn giản tại nhà nhe. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 4 Cách làm món kẹo mạch nha đơn giản dễ làm 04/2024.

MẠCH NHA LÀ GÌ, BẠN CÓ BIẾT?

Mạch nha vốn là một loại mật dẻo được sản xuất từ mầm của các loại ngũ cốc phổ biến như đại mạch, lúa mì… Mạch nha dẻo, không dai và có nhiều công dụng trong chế biến đồ uống, các loại kẹo…. Kẹo mạch nha, đường mạch nha chính là hai dạng mạch nha phổ biến nhất hiện nay.

Mạch nha mang trong mình vị thanh, ngọt, có màu vàng sẫm và thơm ngon mùi nếp. Ở nước ta, Quảng Ngãi chính là địa phương sản xuất kẹo mạch nha rất nổi tiếng. Nếu ai từng đến làng Thi Phổ, Mộ Đức có thể thưởng thức loại kẹo này để sống lại những năm tháng tuổi thơ.

MẠCH NHA LÀM TỪ GÌ?

Mạch nha là một loại kẹo rất nổi tiếng và cũng là một nguyên liệu không thể thiếu của các đầu bếp hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tường tận mạch nha được làm từ gì để khai thác công dụng của chúng.

Mạch nha được làm từ các hạt ngũ cốc. Yến mạch, đại mạch hay lúa mì, lúa mạch đều có chế biến thành mạch nha. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất khác nhau sẽ cho ra những thành phẩm khác nhau. Mạch nha tồn tại với ba dạng như sau:

– Mạch nha sản xuất ra đường mạch nha. Đây chính là một loại đường dẻo có màu sậm, thường dùng để thay thế cho đường trắng. Đường mạch nha dùng trong nấu chè, chế biến bánh kẹo…. Chúng ta thường gọi loại này là mạch nha. Maltose là tên tiếng anh cho dạng mạng nha này.

– Kẹo mạch nha hay kẹo kéo mạch nha. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm loại kẹo này tại Quảng Ngãi. Kẹo mạch nha này được rất nhiều bạn yêu thích và nấu tại nhà và cũng rất dễ thực hiện.

– Mạch nha trong sản xuất bia rượu, ở dạng này mạch nha có tên tiếng anh là Malt. Mạch nha làm theo cách này được chế biến rất cầu kỳ. Những hạt lúa mạch được tuyển chọn kỹ lưỡng cho nảy mầm rồi sấy khô (khoảng 60°C). Ở nước ta, do lúa mạch không phải là lương thực chính vì vậy chúng ta dùng thóc tẻ để chế biến.

CÔNG DỤNG CỦA MẠCH NHA

Mạch nha vốn được làm từ mầm thóc hay mầm ngũ cốc cho nên mạch nha có chứa các men tiêu hóa. Do vậy, khi sử dụng mạch nha sẽ tăng cường khả năng tiêu hóa các tinh bột cũng như những chất bổ dưỡng vào cơ thể. Những người có khả năng kém tiêu hóa được các y bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng để tăng cường khả năng tiêu hóa.

Mạch Nha Là Gì ? Cách Làm Mạch Nha

Mạch Nha Là Gì ? Cách Làm Mạch Nha

Bởi, trong đông y, mạch nha có vị ngọt, tính ôn vị. Mạch nha có công năng điều vị, chỉ thống, nhuận tràng… rất tốt cho hệ tiêu hóa nói chung. Chúng ta có thể dùng đường mạch nha để nấu với các món ăn ngon bổ dưỡng khác. Mạch nha dùng pha loãng để làm đồ uống cũng rất tốt.

Ngoài ra, mạch nha dùng để chữa tắc sữa, tức vú rất tốt cho những bà mẹ bỉm sữa. Mạch nha kết hợp với sài hồ, chỉ thực và xuyên liên tử để chữa ứ khí ở can, vị rất tốt.

Tổng hợp 4 cách làm món kẹo mạch nha cập nhật 04/2024

1. Cách làm món kẹo mạch nha thơm ngon, dẻo mịn, đơn giản

Nguyên liệu làm Kẹo mạch nha cho 10 người

  • Hạt thóc 200 gr
  • Gạo nếp 2 kg

Cách chọn mua nguyên liệu

Thóc nếp

  • Nếu có điều kiện bạn nên mua loại thóc nếp để thành phẩm ngon hơn. Nếu không thì bạn mua loại thóc nào dễ tìm cũng được, nhưng nên chọn thóc chất lượng để ít hạt lép nhé.
  • Đối với nếp bạn chọn loại nếp cái hoa vàng, loại nếp này thơm và ngon có thể giúp thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Gạo nếp

  • Để chọn được gạo nếp ngon, bạn nên chọn nếp có kích thước hạt đều nhau, sáng bóng, không bị gãy và có màu trắng đặc trưng. Hạn chế mua những hạt có màu vàng hay đổ lông.
  • Ngoài ra, gạo nếp ngon thường có mùi nhẹ, hương thơm đặc trưng và cầm chắc tay. Khi cắn thử sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ.

Nguyên liệu món ăn kẹo mạch nha

Dụng cụ thực hiện

  • Nồi, thau, hộp,…

Cách chế biến Kẹo mạch nha

Ủ mầm thóc

Đầu tiên bạn cho thóc vào 1 cái tô lớn rồi cho nước vào, lượng nước đảm bảo ngập hết phần thóc. Dùng vá hoặc muỗng để vớt bỏ phần thóc lép nổi lên trên mặt, sau đó để yên và ngâm thóc trong vòng 24 giờ.

Trong quá trình ngâm thì cứ cách 6 tiếng bạn thay nước ngâm 1 lần, nghĩa là bạn cần thay nước 3 lần trong suốt quá trình ngâm.

Sau 1 ngày bạn đổ phần thóc ra 1 cái rổ, rồi dùng tay dàn đều thóc ra khắp rổ, đặt rổ vào 1 cái thau/chậu, sau đó dùng 1 cái khăn hoặc tấm vải tối màu để đậy kín phần thóc. Để ở nơi kín gió và tiếp tục ủ thêm 1 ngày nữa (ngày 1).

Khi đã ủ được 1 ngày, bạn lấy rổ thóc ra và nhúng vào chậu nước hoặc xả dưới vòi nước để duy trì độ ẩm của thóc. Tiếp tục đặt rổ thóc vào chậu, dùng khăn tối màu đậy kín rồi ủ thêm 1 ngày nữa (ngày 2).

Lưu ý: Sau 2 ngày ủ thì thóc bắt đầu mọc mầm, tùy vào nhiệt độ và chất lượng thóc nên độ dài của mầm thóc có thể khác nhau.

Bước 1 Ủ mầm thóc Kẹo mạch nhaBước 1 Ủ mầm thóc Kẹo mạch nha

Lấy mầm thóc

Chuẩn bị 2 cái khay nhựa và chia đều mầm thóc vào 2 khay, bạn nên rải đều mầm thóc lên khay để mầm có thể phát triển 1 cách tốt nhất. Sau khi rải đều lên 2 khay, bạn tiếp tục dùng tấm vải tối màu đậy lên mặt khay. Và tiếp tục ủ cho mầm thóc phát triển trong vòng 5 – 6 ngày.

Cứ mỗi 8 giờ thì bạn mở khăn ra và vảy nước vào khay 1 lần và phải vảy đều khắp mặt thóc. Tránh đọng nước trong khay quá nhiều nhé.

Mầm thóc sau 5 – 6 ngày ủ sẽ có màu vàng và cao từ 5 – 7 cm. Sau đó bạn lấy phần mầm thóc ra và xé nhỏ chúng rồi cho vào 1 cái rổ lớn hay 1 cái mâm hoặc 1 mặt phẳng sạch đều được.

Đem phần mầm thóc vừa xé xong đi phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày cho mầm vừa khô lại. Sau khi khô lại thì chúng ta thu được khoảng 200g mầm thóc.

Khi mầm thóc đã khô lại thì bạn dùng kéo cắt chúng thành từng khúc nhỏ. Nếu làm với số lượng lớn thì bạn cho vào cối và dùng chày giã nhỏ khoảng 1 đốt tay là được.

Mẹo:

  • Trước vảy nước thì bạn nghiên nhẹ khay về một phía, nếu thấy ít hoặc không còn nước thì vảy thêm. Còn thấy nhiều nước nghĩa là thóc không hấp thụ hết, lúc này bạn không cần vảy nước thêm.
  • Bạn cần phải đậy kín bằng vải tối màu hoặc dùng lá chuối nếu không chuẩn bị được vải. Nhưng bắt buộc phải đậy kín, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào và chỉ khi vảy nước mới mở ra.
  • Mầm thóc đạt sẽ có màu vàng, nếu có ánh sáng chiếu vào thì mầm thóc sẽ phát triển thành cây và có màu xanh, lúc này mầm không đạt và chúng ta phải làm lại từ đầu.

Bước 2 Lấy mầm thóc Kẹo mạch nhaBước 2 Lấy mầm thóc Kẹo mạch nhaBước 2 Lấy mầm thóc Kẹo mạch nhaBước 2 Lấy mầm thóc Kẹo mạch nha

Nấu gạo nếp

Để làm mạch nha thì bạn làm theo tỷ lệ 1 phần thóc phơi khô và 10 phần gạo nếp. Vì vậy bạn cần sử dụng 2kg gạo nếp.

Đem phần nếp đi vo sạch rồi cho vào nồi, thêm vào 1,8 – 2 lít nước, bắc nồi lên bếp và tiến hành nấu cơm nếp.

Thông thường bạn nên để lửa lớn đến khi nước sôi, khi nước sôi thì bạn hạ lửa xuống, mở nắp nồi rồi dùng đũa đảo đều. Sau đó đậy kín nắp hạ xuống lửa nhỏ rồi đun thêm khoảng 30 – 40 phút nữa là nếp chín.

Mẹo:Đối với công thức này thì không yêu cầu cơm nếp phải chuẩn, nên lượng nước của bạn có thể thay đổi chút ít và cơm nếp có nhão một chút cũng không sao.

Bước 3 Nấu gạo nếp Kẹo mạch nha

Trộn nếp với mầm thóc

Khi cơm nếp đã chín thì bạn sang phần nếp đó vào 1 cái nồi khác và nhớ bỏ phần cháy ở đáy nồi nhé.

Cho vào nồi 2 lít nước sôi, nên chia thành 2 lần cho và mỗi lần cho nước vào phải dùng muỗng trộn đều.

Ngay lập tức cho phần mầm thóc đã xé nhỏ vào nồi cơm nếp rồi tiếp tục trộn đều. Bạn nên cho vào từng ít một để dễ trộn hơn và phải đảo thật đều kể cả phần ở dưới đáy nồi.

Bước 4 Trộn nếp với mầm thóc Kẹo mạch nhaBước 4 Trộn nếp với mầm thóc Kẹo mạch nha

Ủ mầm thóc và gạo nếp

Sau khi trộn đều nếp và mầm thóc, bạn dàn phẳng mặt nếp bằng 1 cái sạn lớn. Đậy kín nắp nồi rồi tiếp tục đem đi ủ trong chăn khoảng 13 – 15 giờ là được.

Mẹo: Nhiệt độ trung bình để ủ nếp và mầm thóc là 60 độ C, nếu như bạn thấy quá nóng thì chờ cho chúng nguội bớt, còn nếu hơi nguội thì có thể thêm nước sôi vào.

Bước 5 Ủ mầm thóc và gạo nếp Kẹo mạch nha

Nấu đường mạch nha

Sau khi ủ hỗn hợp nếp và mầm thóc đủ thời gian, bạn múc từng phần hỗn hợp cho vào 1 miếng vải mỏng, vắt mạnh tay để lược lấy phần nước.

Tiếp tục làm đến khi nào hết phần hỗn hợp trên là được. Sau đó lược lại nước cốt 1 lần nữa để đảm bảo nước không còn cặn hoặc tạp chất. Cho phần nước vào 1 cái nồi, rồi bắc nồi lên bếp và tiến hành đun sôi.

Lúc đầu bạn nên để lửa lớn để đun sôi, khi nước sôi thì hạ xuống lửa vừa. Bạn phải lưu ý hớt bọt trong suốt quá trình nấu nhé. Tiếp tục đun khoảng 1 giờ đến khi hỗn hợp sệt lại và hơi nước không còn bóc lên nữa, dùng muỗng khuấy nhẹ thấy có độ dẻo là được.

Mẹo:

  • Bạn có thể nhỏ 1 giọt hỗn hợp vào 1 chén nước nhỏ, nếu đọng lại thì thành phẩm đã đạt. Còn giọt mạch nha bị tan ra thì chưa đạt, lúc này bạn cần đun thêm một lúc nữa và tiến hành kiểm tra như trên là được.
  • Mạch nha ở trên để nguội là có thể sử dụng, tuy nhiên nếu có thời gian bạn có thể đun thêm 1 lần nữa.
  • Khi đun nên để lửa nhỏ và liên tục khuấy đều để hơi nước bóc ra hết và mạch nha có độ dẻo và keo hơn nữa.

Bước 6 Nấu đường mạch nha Kẹo mạch nhaBước 6 Nấu đường mạch nha Kẹo mạch nhaBước 6 Nấu đường mạch nha Kẹo mạch nha

Thành phẩm

Mạch nha làm theo công thức này sẽ có độ dẻo và thơm đặc trưng. Mạch nha tự làm có thể đảm bảo sức khỏe vì không sử dụng phụ gia hay chất hóa học. Mạch nha có thể ăn kèm với bánh tráng, bánh bò, đặc biệt dùng làm bò bía ngọt.

Khi không dùng hết bạn nên cho vào hũ đựng rồi để ở nơi thoáng mát và nên sử dụng càng sớm càng tốt vì mạch nha để lâu thường dễ bị chua.

Bước 7 Thành phẩm Kẹo mạch nha

2. Cách Làm Kẹo Mạch Nha Từ Đường Vừa Đơn Giản Vừa Tiết Kiệm

Chuẩn bị nguyên liệu

Đường: có thể sử dụng đường trắng, đường vàng, đường nâu hoặc kết hợp những loại đường này với nhau để mạch nha có màu đẹp hơn. Nên dùng đường tinh luyện để hạn chế bọt bẩn trong quá trình nấu. Không nên dùng đường thốt nốt vì mùi đường rất hăng, làm ảnh hưởng đến mùi vị của mạch nha.

Mạch Nha

Nấu mạch nha từ đường trắng và đường nâu

Chanh hoặc quả dứa: đây là hai nguyên liệu giúp khắc phục hiện tượng lại đường (đường kết tinh lại thành những hạt li ti khi nước đường nguội lại). Chanh hoặc thơm cũng giúp cho việc làm mạch nha có mùi rất thơm. Nếu sử dụng chanh, nên dùng chanh vàng để tránh có vị đắng nhé.

Sử dụng chanh vàng để khỏi bị trắng

Cách làm kẹo mạch từ đường

Đun sôi một lít nước. Cho đường trắng và đường nâu vào một chiếc nồi khác, đổ nước đã đun sôi vào, khuấy cho đường tan.Sau đó mới cho đường lên bếp nấu lửa lớn đến khi nước sôi lăn tăn, nổi bọt trắng thì hạ xuống lửa vừa, hớt sạch bọt để nước đường được trong và sạch.

Đun sôi đường với lửa lớn

Vắt lấy nước cốt của 1 trái chanh khoảng 70 gram, cho vào nồi và nấu lửa liu riu khoảng 60 phút. Nếu bạn dùng dứa trong công thức này, giai đoạn này bạn cũng cho khoảng 15 ml nước cốt chanh vào nấu nhé. Nước cốt chanh sẽ giúp nước đường không bị hiện tượng lại đường.

Bỏ vỏ chanh vào cho thơm

Quậy đều tay cho đến khi đường kết dính và đặc lại (mức độ đặc hay lỏng tùy thuộc vào sở thích) chú ý không nấu với lửa lớn sẽ làm đường cháy chuyển màu nâu và có mùi khét. Mach nha sẽ không ngon và màu không đẹp.

Kiểm tra độ đạt của nước đường

Khoảng 15 phút sau khi cho mạch nha, bạn kiểm tra độ đạt của nước đường bằng cách lấy ra 1 ít bỏ vào chén nước lạnh nếu thấy nước đường không tan ra là được. Chúng ta đã thu được mạch nha từ đường rồi. Thông thường 1 ký đường và 600ml nước bạn có nấu được từ 0.9 đến 1,kg đường mạch nha. Để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh cất nơi khô ráo để dùng dần.

Mạch nha nấu từ đường cũng có độ sánh vàng như mạch nha

Một số lưu ý khi sử dụng đường để làm mạch nha

Làm kẹo mạch nha từ đường là cách tiết kiệm thời gian và đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Ít tốn kém hơn mua mạch nha. Mạch nha làm từ đường cũng có độ sánh, màu sắc vàng nhạt hoặc vàng đậm tùy thuộc vào loại đường mà bạn nấu tuy nhiên cũng có những nhược điểm sau:

– Đường mà bạn sử dụng đa phần là đường mía có 50% là fructose 50% là glucose. Glucose được sử dụng trực tiếp trong khi đó fructose phải nhờ gan để chuyển hóa thành glucose nếu muốn dùng fructose sản xuất năng lượng. Một lượng lớn fructose sẽ gây hại, bởi nếu không được tiêu thụ và dư thừa, nó đi thẳng đến gan và chuyển thành chất béo có hại. Nguy cơ tiếp theo bạn gặp phải là sự đề kháng insulin mà sớm muộn sẽ gây bệnh tiểu đường. Các loại đường có fructose đều hại nhiều tốt ít.

Chính vì vậy, hiện nay đang có xu thế dùng mạch nha làm từ mầm lúa để dần thay thế cho đường. Mạch nha làm từ mầm lúa hoàn toàn không chứa fructose, nó chủ chiếu là đường mantose, va một ít glucose. Khi sử dụng rất dễ hấp thụ và tốt có sức khỏe ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tiểu đường và có rất nhiều công dụng khác.

Mạch nha Quảng Ngãi truyền thống

Mạch nha Quảng Ngãi truyền thống có màu cánh dán, mềm và thơm mùi gạo nếp

Mạch nha Nhân Thùy hy vọng bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình nhé.

3. CÁCH LÀM KẸO MẠCH NHA “TƯỞNG KHÓ MÀ KHÔNG HỀ KHÓ”

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM

Mạch nha vốn thơm ngon là nhờ vào phần bột mộng của ngũ cốc hay của lúa nếp, gạo nếp, lúa mạch, đại mạch, hạt lúa mạch mì đã có mầm hoặc từ sắn và mộng lúa già. Cách làm mạch nha khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được món kẹo này một cách ngon đúng vị. Mạch nha đòi hỏi ở người làm phải có phần nguyên liệu ngon, cách làm kẹo mạch nha đúng công thức .

Những món ăn đặc sản nơi đây luôn để lại những dư âm về hương vị thơm ngon cho những người đã từng thưởng thức. Mạch nha Mộ Đức cũng được nhắc đến để chỉ đến món kẹo mật dẻo được làm từ ngũ cốc hay mạch nha, vị ngọt thanh mà mạch nha để lại là những nét đặc trưng của mầm lúa chứ không phải là vị ngọt của đường. Mạch nha có độ dẻo nhưng không dai, có màu vàng sậm, vị ngọt thanh thơm ngon mùi lúa nếp.

Tuy chỉ cần hai nguyên liệu là nếp và mộng lúa già, tuy nhiên khi chọn thì phải qua sàng lọc rất kỹ. Nếp phải chọn là loại nếp có hạt lớn, mẩy, phơi thật khô. Mộng lúa phải già nắng, lúa phải sàng cho thật sạch và ngâm nước qua đêm rồi bỏ vào thùng, sau khi xả nước được ủ kín 4 – 5 hôm là lúa sẽ đâm mộng thật đều. Sau đó lấy mộng tốt đem phơi nắng cho khô, đem giã thành bột gọi là loại bột mầm.

Kẹo mạch nha có độ dẻo

Kẹo mạch nha có độ dẻo nhưng lại không hề cứng

Chúng ta cùng thực hiện chế biến món kẹo lúa mạch nha thơm ngon với những bước làm đơn giản dưới đây, tuy nhiên bạn nên nhớ làm đúng các bước để có được món kẹo mạch nha đúng vị nhé.

Bước 1: Chọn loại lúa nếp hoặc lúa khô, ngâm với nước trong 24 tiếng cho lúa nảy mầm. Vớt ra xả sạch qua nước chua và đem ủ 3 ngày đêm và thường xuyên tưới nước như ủ lúa giống. Sau đó lại trải mỏng, sau đó ủ liên tục đến 4 – 5 ngày, đồng thời tưới nước cho mộng lúa dài ra và thật đều.

Bước 2: Sau đó đem mộng ra rũ hết trấu và rửa sạch và ủ lại cho mộng héo đi, xé rời rồi phơi nắng cho khô giòn rồi đem giã nhỏ thành phần bột và bột mầm.

Bước 3: Gạo nếp đem nấu thành xôi, đổ ra để nguội rồi trộn với phần bột mộng lúa đã làm. Trộn đều xôi nếp với tỉ lệ 5:1 tức là 5 kg gạo nếp và 1 kg bột mộng. Sau đó trộn đều rồi đổ thêm nước vào tỉ lệ 2:1 với nước (5kg gạo nếp bạn sử dụng 2,5 lít nước). Cho tất cả vào chảo gang rồi đổ nước sền sệt rồi bỏ thêm phần bột mầm và khuấy đều và đun sôi, khuấy nhuyễn.

Bước 4: Lọc hỗn hợp để ép tách cặn bẩn để thu lấy phần dịch đường trước khi thực hiện cô đặc. Thực hiện nấu khoảng 6 – 7 tiếng đồng hồ hoặc hơn nữa là 12 tiếng thì cho hỗn hợp vào bao gai để thực hiện ép lấy nước tinh chất nếp, bỏ đi phần xác nếp.

Bước 5: Sau khi đã tách ép lấy phần hỗn hợp thu được, hỗn hợp loãng cần được đun sôi để tách bớt được phần nước và cô đặc hỗn hợp thành đường mạch nha đặc sánh. Lần thứ hai thực hiện cô đặc hỗn hợp này một lần nữa để tạo thành một hỗn hợp chất dẻo, thơm ngon và ngọt thanh.

Bước 6: Khi thực hiện cô đặc lần cuối cùng này hỗn hợp sẽ phải khuấy đều liên tục để hỗn hợp không bị sít lại, bớt lửa. Khi phần hỗn hợp đặc sánh lại thì hoàn thành món kẹo mạch nha.

Mạch nha được ăn kèm với bánh tráng

Mạch nha được ăn kèm với bánh tráng là một món ăn khá đặc biệt

4. Bí kíp cách làm kẹo mạch nha dẻo ngọt siêu đơn giản, càng ăn càng ghiền

Nguyên liệu làm kẹo mạch nha

  • Gạo nếp: 2kg
  • Hạt thóc: 250gr
Gạo nếp và thóc

Nguyên liệu cơ bản cần có để làm kẹo mạch nha

Cách làm kẹo mạch nha

Bước 1: Ủ thóc

  • Cho 250gr thóc vào tô lớn, đổ nước ngập hết phần thóc.
  • Dùng rây lọc vớt hết số thóc lép nổi trên mặt nước bỏ đi rồi ngâm thóc trong khoảng 1 ngày. Cứ cách 6 tiếng thay nước ngâm 1 lần.
  • Sau 24 giờ, đổ thóc ra rổ rồi dùng tay dàn đều ra.
  • Dùng vải tối màu hoặc khăn đậy kín miệng rổ, để ở nơi thoáng mát và ủ thóc thêm khoảng 1 ngày nữa.
  • Thóc sau khi ủ được 1 ngày, lấy rổ ra và xả nhiều lần dưới vòi nước lạnh để cung cấp độ ẩm.
  • Tiếp tục đậy khăn tối màu và để rổ thóc vào nơi thoáng mát để ủ ngày 2.
Ủ thóc

Ủ thóc khoảng 2 ngày đến khi mọc mầm

Bước 2: Ủ mầm thóc và phơi khô

  • Rải đều mầm thóc vào 2 – 3 khay nhựa sao cho mầm không quá dày để có thể phát triển 1 cách tốt nhất.
  • Dùng vải tối màu đậy lên mặt khay, để vào nơi thoáng mát và ủ mầm thóc khoảng 5 – 6 ngày.
  • Trong khi ủ, cứ 8 tiếng nên mở khăn ra và vảy nước vào đều khắp mặt thóc để cấp ẩm. Tuy nhiên không nên để nước đọng lại trong khay quá nhiều vì dễ gây úng, mốc mầm.
  • Sau khoảng 5 – 6 ngày, kiểm tra nếu mầm sẽ có màu vàng, cao từ 5 – 7cm là đạt.
Mầm thóc

Mầm thóc sau khi ủ sẽ có màu vàng, cao từ 5 – 7cm

  • Lấy mầm thóc ra và xé nhỏ, rồi đem phơi nắng khoảng 2 – 3 ngày đến khi mầm khô lại.
  • Cắt mầm khô thành từng khúc nhỏ hoặc cho vào cối giã nát ra đều được.

Bước 3: Nấu gạo nếp

  • Vo sạch gạo nếp rồi cho vào nồi cùng khoảng 1,8 – 2 lít nước. Tiến hành nấu cơm nếp ở lửa lớn đến khi sôi.
  • Hạ nhỏ lửa, mở nắp nồi và dùng đũa đảo đều rồi đậy nắp lại, nấu thêm khoảng 30 – 40 phút đến khi nếp chín là được.
Cơm

Gạo nếp sau khi nấu, dẻo thơm

Bước 4: Trộn và ủ gạo nếp cùng mầm thóc

  • Cho khoảng 2 lít nước sôi vào nồi lớn. Lần lượt cho 1 ít gạo nếp và 1 ít mầm khô vào, trộn đều.
  • Làm tương tự cho đến khi hết gạo và mầm.
  • Đậy kín nắp nồi và ủ hỗn hợp mầm gạo khoảng 13 – 15 tiếng ở nơi thoáng mát.
Trộn đều mầm thóc và gạo nếp

Trộn đều mầm thóc và gạo nếp rồi ủ khoảng 13 – 15 tiếng

Bước 5: Nấu kẹo mạch nha

  • Cho từng phần hỗn hợp mầm gạo vào 1 tấm vải mỏng rồi vắt mạnh tay để lấy nước cốt. Tiếp tục đến khi hết hỗn hợp là được.
  • Nên lọc lại khoảng 1 – 2 lần để đảm bảo nước cốt không bị lẫn cặn hoặc tạp chất.
  • Đun sôi nước cốt mầm gạo trên lửa lớn rồi từ từ hạ lửa nhỏ lại và nấu khoảng 1 giờ.
  • Đến khi hơi nước không còn bốc lên nữa, hỗn hợp sệt lại, có độ dẻo mịn và chuyển sang màu vàng là hoàn thành.

Lưu ý:

  • Trong quá trình nấu nên hớt bọt thường xuyên để hỗn hợp kẹo mạch nha được trong và đẹp mắt hơn.
  • Nấu nước cốt mầm gạo đến khi hỗn hợp sánh đặc, dẻo mịn

Thành phẩm

Kẹo mạch nha có màu sánh vàng đẹp mắt, dẻo thơm, ngọt thanh cực kỳ bắt vị, ăn kèm với bánh tráng, bò bía… đảm bảo ngon mê ly.

Mạch nha nếu không dùng hết nên để vào trong hũ thuỷ tinh, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi thoáng mát. Vì mạch nha nhà làm không chứa chất bảo quản nên bạn cần sử dụng hết càng sớm càng tốt vì để lâu sẽ khiến kẹo mạch nha bị chua.

Kẹo mạch nha

Kẹo mạch nha có màu vàng đẹp mắt, dẻo mịn, ngọt thanh

Tải file PDF hướng dẫn cách làm món kẹo mạch nha

Cách làm món kẹo mạch nha

Video hướng dẫn cách làm món kẹo mạch nha

YouTube video

Mua nguyên liệu làm món kẹo mạch nha ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm món kẹo mạch nha, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Giải đáp: Ăn kẹo mạch nha có mập không?

Kẹo mạch nha được làm nên từ quá trình lên men gạo nếp và mầm thóc, tạo nên đường maltose và một lượng nhỏ glucozơ, các vitamin B, C, các men amilaza, mantaza. Đường maltose gồm hai phân tử glucose giúp cung cấp năng lượng ổn định, có thời gian tiêu hóa lên đến 90 phút. Khi Glucose chuyển hóa trong cơ thể, sẽ kích thích các tuyến tụy sản sinh ra Insulin, giúp kiểm soát được cơn thèm ăn.

Vì vậy khi ăn kẹo mạch nha hoàn toàn không gây béo mà còn rất tốt cho cơ thể.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm món kẹo mạch nha cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

5/5 - (10 votes)