Updated at: 26-08-2022 - By: Hoàng Cường

Với đầy đủ hương vị chua mặn ngọt đặc trưng cực kì cuốn hút và hấp dẫn, mơ muối Nhật Bản – Umaboshi dễ dàng chiếm được cảm tình của nhiều tín đồ yêu thích ẩm thực Nhật. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm mơ muối lâu năm siêu đơn giản 04/2024.

Quả mơ là gì?

Mơ là loại quả nhỏ, màu vàng, có vị chua, có một hạt cứng ở giữa. Giống như hầu hết các loại trái cây, quả mơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất và là một bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh.

Quả mơ có tác dụng gì?

Không chỉ là nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon, trái mơ còn là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Đông Y. Trong y học, người ta gọi trái mơ là quả thanh mai. Nếu quả mơ đem ngâm cùng rượu thì sẽ gọi là rượu thanh mai. Dưới đây là một vài công dụng tuyệt vời của trái mơ.

  • Trái mơ ngâm rượu có tác dụng điều trị cảm nóng, nôn mửa, đau bụng, phong thấp, đau xương khớp, viêm dạ dày, cảm nắng.
  • Điều trị đau nhức răng: Nếu bạn bị đau răng, hãy lấy quả mơ chín đem giã nát và đắp vào chỗ răng bị nhức.

Giải rượu: Lấy trái mơ tươi nấu với nước thành trà, dùng để giải rượu rất tốt.

  • Điều trị phong thấp: Dùng mơ xanh ngâm rượu, có thể vừa uống vừa xoa vào chỗ bị đau, hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Điều trị chứng ù tai: Nếu trong tai bạn phát ra tiếng vo ve như tiếng ong, chỉ cần ép hoặc nghiền nhân của hạt mơ để chắt lấy dung dịch dịch. Sau đó, dùng dung dịch đó nhỏ vào bên tai bị ù, có hiệu quả rất tốt
  • Làm đẹp da: Lấy phần cùi của quả mơ rừng cùng với quả lê để chế thành dung dịch, rồi lấy dung dịch này thoa đều lên da mặt trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2h sẽ làm giảm nếp nhăn, đẹp da,

Thành phần dinh dưỡng của trái mơ

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong quả mơ có chứa acid hữu cơ rất tốt cho việc thúc đẩy cho quá trình tiết mật, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm co túi mật. Ngoài ra, bên trong của quả mơ rừng có chứa malic, là hai chất quan trọng trong việc phòng ngừa vi trùng lao mycobacterium.

So với nhiều loại quả khác thì trái mơ rừng có chứa rất nhiều khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt và protein cùng với beta-caroten. Các chất này sẽ chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể con người thành vitamin A giúp bảo vệ mắt, ngăn chặn và làm giảm tác hại của các độc tố và ngăn ngừa ung thư da.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong dung dịch của quả mơ rừng còn có Vitamin B15 với hàm lượng rất cao, có tác dụng quan trọng trong việc ngăn chặn sự già đi của những tế bào gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch như: viêm hoặc xơ gan thời kỳ đầu, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.

Tổng hợp 5 cách làm mơ muối lâu năm cập nhật 04/2024

1. Cách làm mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản – Umaboshi đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản – Umaboshi cho 4 người

  • Mơ tươi 1 kg
  • Muối hồng 120 gr
  • Lá tía tô 100 gr
  • Muối hạt 1 ít

Cách chọn mua quả mơ tươi ngon

  • Chọn mua những quả mơ có màu vàng đẹp mắt, màu sắc đồng đều và cầm lên có cảm giác chắc tay.
  • Mơ mới hái sẽ có lớp phấn trắng bên ngoài và mùi thơm dịu nhẹ, bạn nên mua những quả mơ này nhé.
  • Không mua những quả mơ bị bầm, dập, còn xanh đậm hay có dấu hiệu bị ẩm mốc.
  • Để đúng được hương vị cho món Umaboshi, bạn nên lựa mua những quả mơ được trồng tại Nhật và xuất khẩu về Việt Nam. Loại mơ này có thể dễ dàng tìm trong các siêu thị, trang thương mại điện tử.

Thông tin về muối hồng

  • Muối hồng là loại muối thường được khai thác từ dãy núi Himalaya với vùng biển nguyên sơ với hệ sinh thái tự nhiên hoàn hảo.
  • Muối được kết tinh từ nước bốc hơi và tất cả những tinh túy của tự nhiên cô đọng tạo thành những mỏ muối rộng lớn.
  • Khác với loại muối biển thông thường, kết cấu của tinh thể đá muối vô cùng đặc biệt nên chúng có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, hồng cho tới màu trắng hoặc trong suốt.
  • Muối hồng nguyên bản bạn nên tìm mua tại các siêu thị nhập khẩu, các trang web uy tín chuyên kinh doanh muối hồng để đảm bảo mua được muối hồng hàng thật nhé.

Nguyên liệu món ăn mơ muối lâu năm kiểu nhật bản - umaboshi

Dụng cụ thực hiện

  • Hũ đựng thủy tinh, thau, rổ, mâm (hoặc nia, mẹt), túi ủ,…

Cách chế biến Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản – Umaboshi

Rửa sạch mơ

Mơ sau khi mua về rửa với nước muối hạt pha loãng rồi rửa sạch lại với nước lạnh, vớt ra để thật ráo.

Bước 1 Rửa sạch mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 1 Rửa sạch mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 1 Rửa sạch mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 1 Rửa sạch mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Lăn muối và ủ mơ

Mơ sau khi đã ráo, dùng tăm hay vật nhọn để lấy hết phần đen còn sót phía trên cuống mơ.
Sau đó, lăn mơ qua 1 lớp muối hồng rồi xếp lần lượt chúng vào túi ủ, rắc đều phần muối còn lại lên trên, cột túi ủ và ủ khoảng 20 ngày để mơ thấm muối.

Mách nhỏ:

  • Để quá trình ủ mơ diễn ra dễ thành công, bạn nên dùng vật nặng có trọng lượng khoảng 1/3 số mơ, đè lên trên túi ủ để cố định túi lại.
  • Trong quá trình ủ mơ, nên để chúng ở nơi có nhiệt độ vừa phải, khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhé.

Bước 2 Lăn muối và ủ mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 2 Lăn muối và ủ mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 2 Lăn muối và ủ mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 2 Lăn muối và ủ mơ Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Vò lá tía tô

Lá tía tô rửa sạch, vắt hết nước rồi vớt ra và để ráo.

Cho hết lá tía tô đã rửa vào 1 cái thau, thêm 1 muỗng canh muối hồng và vò đều tay để khử bớt đi vị đắng của chúng.

Bạn vò đến khi lá tía tô bắt đầu chảy nước màu hồng tím thì dừng thao tác trên lại, chắt bỏ phần nước đắng của lá tía tô đi.

Kế đến, cho lá tía tô ra chén, vắt lấy phần nước màu hồng tím đẹp mắt.

Bước 3 Vò lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 3 Vò lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 3 Vò lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 3 Vò lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Ủ mơ với lá tía tô

Sau 20 ngày, mở miệng túi ủ mơ và cho toàn bộ phần nước và lá tía tô đã vắt vào.

Bạn dàn đều lá tía tô ra để mơ được thấm đều rồi cột miệng túi lại, ủ tiếp trong khoảng 1 tháng.

Bước 4 Ủ mơ với lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 4 Ủ mơ với lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 4 Ủ mơ với lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 4 Ủ mơ với lá tía tô Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Phơi khô mơ muối

Sau 1 tháng, lấy mơ và lá tía tô ra khỏi túi, vắt nhẹ cho ráo bớt nước rồi dàn đều chúng ra từng cái mẹt (hoặc mâm), phơi khô trong khoảng 3 nắng.

Phần nước ngâm mơ bạn chắt ra, để riêng vào hũ đựng thủy tinh.

Mách nhỏ: Trong quá trình phơi khô mơ muối và lá tía tô, để chúng được khô đều, bạn nhớ thường xuyên lật 2 mặt nhé.

Bước 5 Phơi khô mơ muối Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 5 Phơi khô mơ muối Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 5 Phơi khô mơ muối Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 5 Phơi khô mơ muối Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Hoàn thành

Mơ sau khi đã phơi khô, đợi nguội bạn xếp lần lượt vào hũ thủy tinh, sau đó chắt từ từ phần nước ngâm mơ vào.

Khi phần nước ngâm mơ đã ngập gần đầy hũ, thêm lá tía tô phơi khô lên trên, đậy nắp hũ và lắc nhẹ cho mơ và lá tía tô thấm nước.

Ngâm mơ trong khoảng 2 – 3 tháng để chúng thấm muối là có thể lấy ra để thưởng thức.

Bước 6 Hoàn thành Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 6 Hoàn thành Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 6 Hoàn thành Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 6 Hoàn thành Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Thành phẩm

Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản – Umaboshi sau khi được ngâm 2 – 3 tháng sẽ có đầy đủ vị ngọt, chua và mặn hòa quyện. Bên cạnh đó, hương thơm từ lá tía tô cũng cực kì hấp dẫn và cuốn hút.

Món này thưởng thức cùng với cơm trắng sẽ chuẩn vị nhất. Cơm trắng sẽ giúp mơ giảm bớt vị mặn cũng như làm tăng hương vị đặc trưng của mơ muối.

Nào, còn chần chờ gì nữa, vào bếp làm ngay 1 hũ mơ muối Umaboshi dùng dần cho cả gia đình nhé. Chúc bạn thành công!

Bước 7 Thành phẩm Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - UmaboshiBước 7 Thành phẩm Mơ muối lâu năm kiểu Nhật Bản - Umaboshi

Cách thực hiện thành công mơ muối Nhật Bản – Umaboshi

  • Nếu bạn mua mơ còn hơi xanh, hãy ủ 1 ngày để chúng chín vàng rồi mới thực hiện ngâm nhé.
  • Bạn cũng có thể dùng rượu để rửa mơ trước khi ủ. Rượu sẽ giúp loại bỏ nấm mốc (nếu có) trên quả mơ, giúp quá trình ủ diễn ra thành công và an toàn.
  • Khi lấy phần đen còn sót của cuống mơ, bạn lấy cẩn thận tránh làm rách da quả. Nếu quả mơ bị rách da thì trong quá trình lên men, mơ sẽ dễ bị hư.

Cách bảo quản mơ muối Nhật Bản – Umaboshi

  • Bạn có thể bảo quản mơ muối trong ngăn mát tủ lạnh, không chỉ giúp mơ bảo quản được lâu mà còn thấm vị và ngon hơn nữa.
  • Lưu ý nếu muốn bảo quản Umaboshi được lâu hơn thì bạn tăng lượng muối và mơ lên tỷ lệ muối:mơ khoảng 12:100. Nếu chỉ dùng trong thời gian ngắn thì nên ngâm nhạt 1 chút sẽ dễ ăn hơn nhé.
  • Khi lấy mơ muối để dùng, bạn lấy 1 ít và đậy nắp lại thật chặt. Lưu ý là mơ muối lấy ra để dùng bạn không cho lại vào hũ sẽ làm hũ mơ dễ bị hư nhé.

2. Cách làm mơ muối lâu năm thực dưỡng

Cách làm như sau:

1. Sơ chế

– Chọn quả mơ cứng cáp, xanh dương là tốt nhất, loại bỏ hết quả dập

– Thả mơ vào chậu nước lớn, Nhẹ nhàng lấy đầu cuống mơ mà không bị sứt sẹo

– Rửa sạch với nước

– Phơi mơ cho thật khô ráo bằng các mẹt tre. Nhớ là thật khô ráo các bạn nhé.

– Rửa sạch hũ thủy tinh, tiệt trùng bằng cách tráng nước sôi rồi phơi nắng thật khô

2. Muối mơ

– Tỷ lệ 3kg mơ – 01kg muối, cứ một lớp mơ một lớp muối, lớp đầu tiên và cuối cùng là muối nhé, muối phải dày, lấp kín tất cả quả mơ (Lưu ý dùng bao tay nilon để đảm bảo mơ sạch)

– Bọc miệng lọ thủy tinh bằng nilon, đóng nắp và bọc thêm bên ngoài tránh côn trùng

– Ghi lại ngày muối mơ

– Đặt các hũ mơ ra chỗ có nắng

– Để 3 năm sau, đem mơ đi phơi rồi cất đi, để thành nhiều năm sau. Dấm mơ nếu còn thì đem dùng

3. Nhuộm mơ bằng lá tía tô

Lá tía tô có thể thêm vào hoặc không cần thêm.

– Sau khi mơ muối đã ngâm được khoảng 4 tuần, ra nước giấm mơ sẽ làm đến công đoạn này

– Tía tô chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, để ráo. Tỷ lệ 1kg mơ dùng 200g tía tô

– Vớt mơ để riêng, giấm mơ để riêng

– Cho một nhúm muối vào lá tía tô, vò lá cho nát để ra màu và bỏ phần nước đầu màu đen đi

– Đổ 2 bát giấm mơ vào phần bã lá tía tô đã vò, trộn đều lên

– Xếp mơ vào lọ thủy tinh, thêm 1 lớp lá tía tô, rồi 1 lớp muối, cứ thế đến khi lọ đầy và kết thúc bằng lớp muối dầy 1cm

– Đổ hết phần giấm mơ vào chung bình, để nơi thoáng mát, ngâm tiếp tục tới 3 năm

4. Phơi mơ

Sau khi mơ ngâm được 3 năm, vớt mơ ra nong tre phơi nắng (phơi liên tiếp 3 ngày), tuyệt đối không để dính mưa

– Ban ngày đem mơ phơi nắng, 3 tiếng trở mơ một lần

– Ban đêm cất vào nơi kín hong sương, phơi như vậy 5 ngày liên tiếp rồi đem cất vào bình, bảo quản lâu năm

3. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MƠ MUỐI LÂU NĂM THỰC DƯỠNG THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN NHẬT BẢN

Để làm mơ muối lâu năm theo phương pháp cổ truyền nhật bản bạn cần trải qua 2 công đoạn :

1.Muối mơ

2.Nhuộm màu mơ bằng lá tía tô

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu công đoạn 1 nhé .

Công đoạn 1: Muối mơ.

Ghi chú : Phần hướng dẫn dưới đây chúng tôi thực hiện với khối lượng là 1 kg các bạn có thể chọn làm 5kg, 10kg….hay nhiều hơn miễn là đảm bảo tỉ lệ các thành phần nguyên liệu theo hướng dẫn là được

Nguyên liệu :

– Mơ : 1 kg . Nên chọn loại mơ trái to vừa phải , không quá lớn hay nhỏ trong lượng mỗi quả khoảng 15-20 gam là vừa đẹp. Chọn mơ vừa chín để không bị dập nát khi vận chuyển và trong quá trình muối mơ mơ sẽ chín từ từ từ. Chọn những quả mơ có cuống còn tương xanh là mơ mới và loại bỏ những quả hư, dập, sẹo , bị sâu …

– Muối : 150 gram -200 gram (15-20%)

– Rượu Shochu ,rượu trắng hoặc vodka (nồng độ khoảng 35-39 độ) từ 50 ml-70ml

-Dụng cụ muối mơ : một cái xô bằng nhựa hoặc trong lọ thủy tinh

-1 bịt nylon dày kích thước khoảng 50×80 cm.

– 1 vật nặng khoảng 1-2 kg (trọng lượng tương ứng với trọng lượng mơ muối hoặc gấp 2 lần): để dằn lên mơ muối đồng thời tạo áp lực lên mơ trong quá trình ngâm mơ

Thực hiện :

Dùng tay nhổ cuống mơ và rửa sạch các vết bám quanh cuống .

Tiến hành vệ sinh mơ và dụng cụ muối mơ bằng rượu

Dùng dùng khăn giấy lau khô và sạch mơ và dụng cụ muối mơ .

Lấy bịt cho vào xô và trải rộng ra .

Cho muối vào xô và đặt mơ lên muối. Làm tuần tự 1 lớp muối 1 lớp mơ cho đến hết . Phía trên cùng phủ 1 lớp muối dày là hoàn tất.

Chú ý : Tuyệt đối không lắc xô vì nếu lắc muối sẽ dồn xuống sẽ có phần mơ không có muối bên cạnh làm hỏng mơ.

-Buộc miệng bịch nilon chặt lại

-Dùng một vật gì đó hình tròn phù hợp đặt lên mặt của lớp mơ (rồi dùng vài viên gạch hoặc vật gì đó nặng có khối lượng bằng 1.5 đến 2 lần trọng lượng mơ. Không nên dùng vật quá nặng làm nát mơ.

Công đoạn 2 : nhuộm màu bằng lá tía tô

Chuẩn bị :

– Lá tía tô : 100-200 gram (10-20% so với mơ). Lá tía tô nên chọn lá già và lá bánh tẻ . Không nên dùng lá non vì lá non dễ bị nát và màu không đẹp. Chỉ dùng lá mà không dùng cành .

– Muối : 30-50g

– Một cái xô nhựa

Thực hiện :

Vệ sinh lá tía tô

-Lấy lá tía tô rồi ngâm nước khoảng 30 phút rồi rữa vài lần với nước cho thật sạch . Trãi lá ra và để cho lá khô và hơi héo chút là được.

-Cho lá tía tô vào chậu, rãi muối vào (khoảng 30-50g) . Sau đó dùng hai tay nhồi (giống như nhồi quần áo cho đến khi lá nhàu nát và ra nước màu tím đỏ.

-Vắt cho sạch nước do lá tiết ra và đổ đi.

Vắt nước lá tía tô và cho vào mơ muối và ủ mơ muối trong 1 tháng

– Lấy xô nhựa vệ sinh sát trùng bằng rượu cho sạch sẽ rồi lấy khăn giấy lau thật khô .

– Lấy nước mơ muối đổ vào xô đã vệ sinh.

– Bỏ lá tía tô đã vắt kỹ vào , dàn đều ra ngâm khoảng 30 phút.

– Lúc này nước có màu đỏ tươi, lại vắt kiệt lá tía tô để riêng ra ngoài. Phần nước đổ trở lại vào mơ.

– Lấy lá tía tô tãi ra rải đều lên mặt mơ muối .

– Lấy miếng nhựa tròn đặt lên mặt lá tía to rồi nén nhẹ (0.5-1kg) sao cho nước mơ tràn lên lá tía tô là được.

– Đậy kín xô mơ và để vào nơi tối, mát mẻ. Lấy vật nặng đè lên tạo áp suất .

– Hàng ngày lắc lều xô mơ vài lần để cho nước lá tía tô ngấm đều trên dưới.

– Để ủ trong vòng 1 tháng

Phơi lá tía tô và mơ muối

-Sau 1 tháng ta lần lượt lấy lá tía tô và mơ muối để ra tấm mành tre có lổ thưa để phơi nắng.

-Khi phơi nên lưu ý trở mặt mơ muối qua lại để mơ muối khô đều .

– Phần nước mơ muối trong xô còn lại ta lấy miếng nhựa trong bịt miệng xô lại để tránh bụi bẩn vào côn trùng lọt vào . Đồng thời đem để ngoài ánh sáng để phơi . Phần nước này còn gọi là nước dấm mơ (umezu, ume vinegar).

– Buổi sáng phơi tối lại đem vào trong nhà nơi khô ráo và đậy kín . Nên phơi tối thiểu 5 ngày dưới trời nắng .

Lưu ý :

– Trong quá trình phơi, nếu mơ bị ướt nước mưa sẽ dẫn đến ủng, thối, mốc dẫn đến hỏng mơ. Nếu lỡ bị ướt nước mưa thì nấu sôi nước muối bão hòa để nguội rồi ngâm mơ vào đó khoảng 10-15’, vớt ra để ráo rồi tiếp tục phơi theo quy trình. Nhưng dù sao, mơ sẽ kém chất lượng.

– Nếu muối mơ dưới 15% muối phải thật chú ý đến nấm mốc. Để hạn chế nấm mốc thì không nên cho nước mơ tiếp xúc với không khí.

– Sau khi phơi, trái mơ trở nên dẻo dẻo, da mơ nhăn và muối đóng như một lớp phấn ngoài vỏ, cầm tay cảm thấy khô ráo và rất mịn tay, không được phơi khô quắt queo. Trông nó như thế này :

Bảo quản và sử dụng mơ muối

Sau khi phơi khô bạn có thể bảo quản mơ muối bằng cách để khô hoặc ngâm với nước mơ.

+Bảo quản khô (mơ muối khô): Để mơ đã khô vào lọ thủy tinh, xếp lá tía tô lên xen kẻ 1 lớp mơ một lớp tía tô và đậy nắp kín . Để nơi thoáng mát.

+Bảo quản ướt (mơ muối ướt) :

Để mơ đã khô vào lọ thủy tinh, xếp lá tía tô lên xen kẻ 1 lớp mơ một lớp tía tô sau đó đổ nước mơ vào khoảng ½ bình quấn băng keo rồi để vào nơi tối, mát mẻ. Phần dấm mơ còn lại đóng chai để dùng vào việc khác.

Mơ muối có thể sử dụng ít nhất sau 6 tháng. Nó sẽ ngày càng ngon hơn theo thời gian trong vòng vài năm. Thời gian dùng mơ muối tốt nhất trong khoảng từ 3 đến 5 năm.

Mơ muối ướt

Mơ muối khô

4. Cách làm mơ muối cơ bản

– Nguyên liệu

  • 2kg mơ tươi. (Chỉ chọn nhưg quả tươi, căng mọng và đã chín, nhưng quả xấu, dập nên loại bỏ bởi có thể làm hỏng cả bình mơ trong qua trình ngâm muối).
  • Muối hạt.

Cách làm mơ muối

– Cách làm

Mơ mua về rửa sạch, để thật ráo. Dùng một hũ thủy tinh có nắp kín, rửa sạch và diệt khuẩn bằng nước sôi, lau khô.

Cho một lớp muối hạt dưới đáy bình rồi mới cho mơ lên. Lần lượt xếp lớp muối hạt, lớp mơ xen kẽ cho đến khi gần đầy bình. Ở lớp muối trên cùng nên rải dày hơn.

Dùng loại lưới nhựa hình tròn ép mơ hoặc xếp các thanh que tre lên bề mặt muối trên cùng để ém chặt các lớp mơ. Đậy nắp kín, nếu không an tâm hãy phủ một lớp vải hoặc bao nilong lên trên, rồi mới đậy nắp.

Mơ muối ngâm liên tục trong 2 tháng ở nhiệt độ phòng là có thể sử dụng được.

– Trình bày

Khi mơ đã ngâm đến thời điểm có thể sử dụng được, ta sẽ thấy các quả mơ chuyển sang màu nâu đậm, nhăn lại và ra nhiều nước. Cho vài quả mơ ra ly, đổ thêm chút nước cốt trong bình và pha thêm với nước lọc, nếu thích ngọt ta có thể cho thêm đường. Uống lạnh với vài viên đá, hoặc uống nước bằng cách pha thêm nước sôi.

5. Cách làm mơ muối kiểu Nhật

Thú vị hơn, ta cũng có công thức làm mơ muối kiểu Nhật với hương vị độc đáo, khác lạ.

Cách làm mơ muối

– Nguyên liệu

  • 1kg mơ già (chọn mơ đang xanh và sắp chín, chứ không nên chọn mơ chín hẳn).
  • 100gr muối biển, loại nhuyễn.
  • 10g lá tía tô còn mới, không chọn là dập, nát.
  • 1L rượu sochu, rượu sake hoặc vodka đều được.
  • 1 hũ thủy tinh dung tích 1,5-2L.
  • Đá cuội.

– Cách làm

Mơ rửa sạch với nước, đảm bảo không làm dập và để ráo. Ngâm mơ trong nước lạnh ít nhất 24 giờ để loại bỏ nhựa của mơ. Vớt ra để ráo nước và ngâm mơ ngập mặt rượu để chuẩn bị, để ngăn nguy cơ mơ bị nấm mốc khi ngâm.

Lá tía tô nhặt, rửa sạch, bóp với muối cho đến khi lá mềm.

Hũ thủy tinh rửa sạch, trụng với nước sôi để khử trùng, lọai bỏ vi khuẩn. Bước này rất quan trọng bởi nếu làm sai có thể khiến mơ ngâm hỏng.

Tương tự như cách 1, ta xếp một lớp muối dưới đáy, rồi đến một lớp mơ, một lớp lá tía tô. Lần lượt xếp các lớp xen kẽ cho đến khi đầy bình.

Dùng miếng nong nhựa, vỉ nhựa …. Rồi thêm lớp đá cuội được rửa sạch lên trên cùng để đảm bảo ém thật chặt các lớp mơ.

Phủ lên hũ một tấm vải màn hoặc khăn mỏng, dùng dây buộc chặt miệng hũ thủy tinh và đặt hũ vào nơi không có ánh sáng, thông thoáng. Thời gian ngâm mơ là trong khoảng 10 ngày. Sau đó vớt mơ và tía tô ra, phơi trong 3 ngày có nắng to hoặc đưa vào máy sấy thực phẩm nếu có. Lật đi lật lại cho mơ khô hẳn.

Mơ và lá tía tô đã khô hoàn toàn, xếp mơ và tía tô xen kẽ trong một bình khác.

– Trình bày

Cách làm mơ muối

Dùng dần mơ để ăn vặt, kết hợp chế biến trong một số món tráng miệng hoặc cho vào rượu sake khi uống. Một bình mơ ngâm Nhật Bản có thể dùng lên đến 10 năm mà không lo bị nấm mốc, hỏng.

Tải file PDF hướng dẫn cách làm mơ muối lâu năm

Cách làm mơ muối lâu năm

Video hướng dẫn cách làm mơ muối lâu năm

YouTube video

Mua nguyên liệu làm mơ muối lâu năm ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm mơ muối lâu năm, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bà bầu ăn trái mơ có tốt không?

Bà bầu ăn trái mơ có ảnh hưởng gì không? Theo các chuyên gia thì quả mơ là loại quả tất tốt cho các bà bầu. Trong mơ có nhiều chất dinh dưỡng như axit folic, chất đạm, canxi và sắt rất quan trọng trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số lợi ích của quả mơ với các bà bầu:

  • Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho bà bầu
  • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu nhờ hàm lượng sắt cao
  • Cung cấp calo cần thiết
  • Cung cấp retinol hỗ trợ tăng tái sinh tế bào da.

Tuy nhiên, các bà bầu khi ăn nên rửa sạch sẽ, đúng cách để loại bỏ vi khuẩn có hại. Ngoài ra, hãy nên ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều gây ra tình trạng xấu không mong muốn.

Tổng kết

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm mơ muối lâu năm cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

5/5 - (10 votes)