Khoai mì là món ăn vặt dân dã được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, béo bùi, ăn mãi không ngán mà cách làm lại vừa nhanh chóng, đơn giản. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 8 Cách làm khoai mì trộn dừa siêu nhanh tại nhà 11/2024.
Củ khoai mì là loại củ như thế nào?
Cây khoai mì có nguồn gốc từ Nam Mỹ, bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây là rễ vì mang lại nhiều lợi ích. Rễ cây khoai mì tích lũy tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ.
Khoai mì được trồng ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Ở những nước khác nhau, củ khoai mì được gọi bằng những cái tên khác nhau. Ở Mỹ, người ta gọi củ khoai mì là yuca, manioc hoặc arrowroot Brazil.
Củ khoai mì là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, thường được dùng làm thực phẩm của người dân ở những quốc gia nghèo. Chúng ta có thể ăn được toàn bộ củ khoai mì bằng cách luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi hoặc cũng có thể nghiền thành bột để làm bánh… Ít người biết rằng, củ khoai mì là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
Thành phần dinh dưỡng trong củ khoai mì
Khoai mì là một loại củ rất giàu carbohydrate. Trong 100g khoai mì luộc có chứa 112 calo. 98% lượng calo trong khoai mì đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ một lượng nhỏ protein và chất béo. Loại củ này cũng cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g khoai mì luộc:
- Calo: 112
- Carbohydrate: 27g
- Chất xơ: 1g
- Vitamin B1: 20% RDI
- Phốt pho: 5% RDI
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B2: 2% RDI
* RDI là khẩu phần khuyến cáo hằng ngày
Tác dụng của khoai mì
- Nguồn năng lượng dồi dào
- Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón
- Thân thiện với người có các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt, cải thiện thị lực
- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa
- Khoai mì trong Y học cổ truyền
Tổng hợp 8 cách làm khoai mì trộn dừa cập nhật 11/2024
1. Cách làm khoai mì trộn dừa dẻo ngon lạ miệng cho cả nhà
Nguyên liệu làm Khoai mì trộn dừa cho 4 dĩa
- Khoai mì 1 kg
- Nước cốt dừa 200 ml
- Dừa nạo 200 gr
- Đậu phộng rang 100 gr
- Hành lá 3 nhánh
- Dầu ăn 2 muỗng canh
- Nước lọc 200 ml
- Đường/ muối 1 ít
Cách chọn mua khoai mì ngon
- Để nấu khoai mì ngon, bạn nên lựa chọn loại khoai mì đồi vì thịt bở bùi và thơm. Lúc mua bạn chú ý chọn mua những củ còn tươi, đầy đặn, lớp vỏ căng, phần thịt ít xơ, mềm và có vị ngọt.
- Bạn có thể sử dụng móng tay cào nhẹ phần vỏ mỏng để kiểm tra bên trong. Nếu thịt bên trong màu hồng nhạt thì chọn, còn màu trắng thì không nên chọn vì có lượng độc tố cao hơn.
- Tránh lựa chọn những củ khoai mì đã để lâu ngày vì khi ăn sẽ bị sượng, không ngon, thậm chí còn có độc tố gây ảnh hưởng sức khỏe.
Cách chế biến Khoai mì trộn dừa
Sơ chế khoai mì
Khoai mì sau khi mua về bạn rửa qua với nước để lớp vỏ sạch bùn đất, sau đó tiến hành lột vỏ rồi mang ngâm nước trong vòng 2 tiếng rồi vớt ra để ráo.
Mách nhỏ: Để lột vỏ khoai mì dễ hơn, bạn có thể dùng dao khía lớp vỏ ngoài theo đường xoắn ốc và bắt đầu lột vỏ.
Sơ chế các nguyên liệu khác
Đậu phộng rang bóc sạch vỏ, sau đó giã dập.
Hành lá bạn mua về rửa sạch, phần lá hành cắt khúc ngắn.
Bắc chảo lên bếp, chờ khoảng 5 phút để chảo nóng thì cho 2 muỗng canh dầu ăn vào, đợi khoảng 5 phút nữa cho dầu nóng thì bỏ hết hành vào xào sơ.
Nấu khoai mì
Khoai mì cắt thành khúc, xếp vào nồi. Cho 200ml nước cốt dừa và 200ml nước lọc vào nồi đến khi ngập khoai mì.
Nêm vào nồi 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường. Nấu khoai mì với lửa vừa khoảng 15 – 20 phút đến khi cạn nước thì vớt khoai ra, cho vào tô rồi dùng nĩa nghiền thật nhuyễn.
Làm khoai mì trộn dừa
Cho dừa nạo, mỡ hành, đậu phộng đập dập vào tô khoai mì nghiền. Lưu ý mỗi nguyên liệu chừa lại một ít để rắc topping ở thành phẩm. Trộn đều tay để các nguyên liệu hòa với nhau.
Hoàn thành
Cho phần khoai mì trộn ra đĩa, rắc phần nguyên liệu còn lại gồm đậu phộng rang, dừa nạo, mỡ hành lên trên để trang trí và tăng độ bắt mắt cho món ăn.
Thành phẩm
Món khoai mì trộn dừa với màu sắc bắt mắt, khoai mì bở thơm ngậy mùi nước cốt dừa, vị mặn mặn ngọt ngọt dễ ăn. Đậu phộng rang giòn giòn cùng dừa nạo giúp cho món ăn càng tăng thêm hương vị, ăn mãi không ngán. Đây là một món ăn vặt vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe.
2. Khoai mì nướng
Nhắc đến các món ngon từ khoai mì không thể không nhắc đến món khoai mì nướng. Món bánh khoai mì nướng được chia làm 2 loại, một là bánh khoai mì nướng thành ổ sau đó cắt thành miếng nhỏ. Hai là khoai mì luộc chín, tán nhuyễn, vo lại thành miếng tròn, sau đó được nướng trên than hồng.
Dưới đây là hướng dẫn cách làm khoai mì nướng ổ:
Nguyên liệu
- Khoai mì: 1 kg
- Nước cốt dừa: 700gr
- Sữa đặc: 150gr
- Bột năng: 125gr
- Trứng gà: 2 quả
- Bơ: 50gr
- Đậu xanh: 50gr
- Tinh chất vani: 1 muỗng cà phê
- Đường: 250gr
Cách làm bánh khoai mì nướng
Khoai mì bóc vỏ, ngâm trong nước khoảng 1-2 giờ rồi rửa sạch bằng nước lạnh vài lần, để ráo.
Đậu xanh ngâm khoảng 30 phút, sau đó đem đi hấp chín trong khoảng 15-20 phút. Bơ làm chảy bằng cách hấp cách thủy hoặc ngâm vào nước nóng cho đến khi bơ tan chảy hoàn toàn.
Dùng dụng cụ mài, mài nhuyễn khoai mì, sau đó cho vào một túi vải sạch vắt nước. Nước khoai mì cho vào tô, để yên khoảng 1-2 tiếng để lắng lại, đổ bỏ nước trong, chỉ lấy phần tinh bột.
Tinh bột khoai mì cho vào tô khoai mì, thêm bột mì, đậu xanh, đường cát, bột năng và 2 lòng đỏ trứng gà, dùng tay trộn đều hỗn hợp lại với nhau. Tiếp tục cho thêm sữa đặc và 1 ít bơ vào hỗn hợp, bóp đều các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Cuối cùng cho thêm nước cốt dừa và hương vani vào tô, trộn đều hỗn hợp.
Làm nóng lò nướng ở 170 độ C. Dùng cọ phết bơ vào khuôn, lót giấy nến vào để giấy dính vào khuôn bánh. Sau đó cho hỗn hợp khoai mì vào khuôn, dàn đều mặt bánh.
Nướng bánh trong khoảng 60 phút với nhiệt độ là 170-175 độ C. Kiểm tra bánh bằng cách xăm tăm vào bánh, nếu đầu tăm không dính bột hay ướt là bánh đã chín.
Bánh chín, lấy ra để nguội sau đó cắt thành miếng vừa ăn và thưởng thức.
3. Bánh khoai mì cay
Là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây Nam bộ. Bánh khoai mì cay bên ngoài giòn giòn, bên trong dẻo dẻo, cùng với vị cay cay của ớt bột, thích hợp cho những ngày lạnh cuối năm.
Để thực hiện món ăn này bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Nguyên liệu
- Khoai mì: 400gr
- Bột năng: 10gr
- Bột mì: 20gr
- Ớt bột (2 muỗng), bột cà ri (1/2 muỗng)
- Gia vị: Muối, đường, bột nghệ, bột ngọt
- Hành lá, tỏi băm nhuyễn
Cách làm bánh khoai mì cay
Khoai mì bóc vỏ, rửa sạch, ngâm trong nước muối để giúp việc mài khoai mì dễ hơn và đồng thời cũng giúp làm giảm độc tính trong khoai mì. Sau khi ngâm xong, dùng dụng cụ mài sợi mài nhuyễn khoai, vắt bớt nước và cho khoai mì vào thau.
Cho hành lá và các gia vị đã chuẩn bị vào khoai mì, trộn đều. Nếu thấy hỗn hợp quá khô có thể cho thêm một chút nước rồi trộn đều.
Khi các gia vị đã thấm đều thì vò khoai mì thành viên tròn hoặc tạo hình theo ý thích. Rồi đem chiên ngập dầu để bánh giòn ngon. Chiên khoai mì đến khi bánh có màu vàng đều, lấy ra thấm bớt dầu thừa và thưởng thức.
4. Bánh tằm khoai mì
Bánh tằm khoai mì là món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Món bánh này không chỉ có mặt ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Để làm món bánh tằm khoai mì, ngoài những nguyên liệu cơ bản, bạn còn chuẩn bị thêm nguyên liệu làm muối mè để món ăn thêm “tròn” vị.
Nguyên liệu
Phần làm bánh khoai mì
- Khoai mì: 1kg
- Bột năng: 40gr
- Nước cốt dừa: 200ml
- Dừa nạo: 1 chén
- Nguyên liệu giúp lên màu: Lá cẩm (50gr), lá dứa (50gr), củ dền (1 củ)
Phần muối mè
- Mè: 2 muỗng canh
- Đậu phộng: 2 muỗng canh
- Đường: 1 muỗng canh
- Muối : 1 muỗng canh
Cách làm bánh tằm khoai mì
Cũng giống như những món ngon từ khoai mì khác, để làm món này bạn cần mài khoai mì thật nhuyễn, rồi cắt khoai mì thành từng sợi giống bánh canh, sau đó hấp chín.
5. Chè khoai mì dừa nạo
Thường nghe nói đến chè đậu xanh, chè trôi nước,… nhưng ít ai biết đến chè khoai mì cũng là món ăn khá quen thuộc với mọi người. Với vị bùi bùi, dẻo dai của khoai mì, kết hợp với những sợi dừa nạo sần sật và vị thơm béo của nước cốt dừa cùng vani làm cho món ăn này trở thành một trong những món ăn ngon từ khoai mì.
Nguyên liệu
- Khoai mì: 800gr
- Gừng: 1 củ
- Đâu phộng: 50gr
- Dừa nạo: 100gr
- Đường vàng: 150gr
- Muối: 1gr
- Nước: 1 lít
Cách làm chè khoai mì dừa nạo
Khoai mì gọt vỏ, rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 2 tiếng để thải hết độc tố trong khoai mì.
Trong khoảng thời gian đó, bạn rang đậu phộng cho vàng, xát sạch vỏ, cho vào túi ni lông giã dập.
Khoai mì sau khi ngâm xong, rửa lại, cho vào nồi nước, thêm 1 chút muối lộc chính. Sau đó vớt ra để nguội, thái miếng vừa ăn.
Gừng cạo sạch vỏ, thái sợi.
Cho nước vào nồi cùng với đường vàng, khuấy đều và nấu đến khi đường sôi lên thì cho gừng vào nấu cùng.
Tiếp đến cho tất cả khoai mì vào nồi, khuấy đều, nấu cho sôi trong khoảng 2 – 3 phút để khoai mì ngấm đường. Cùng lúc đó, bạn khuấy bột năng với một chút nước hòa tan, rồi chế từ từ vào nồi, vừa chế vừa khuấy đến khi chè có độ sánh đặc như ý thì dừng lại.
Nấu chè sôi lên là có thể tắt bếp, múc chè ra tô, rắc thêm dừa sợi và đậu phộng giã dập là có thể thưởng thức.
6. Khoai mì chà bông
Nhắc đến các món ngon từ khoai mì thì không thể bỏ qua món khoai mì chà bông, đây là món ăn vừa quen vừa lạ, quen vì được làm từ những củ khoai mì, nhưng lạ ở chỗ nó hòa hợp được tất cả các vị đường, muối, mè rang, tạo cho bạn một cảm giác lạ miệng nhưng lại không khó ăn.
Để làm món khoai mì chà bông, bạn cần có:
Nguyên liệu
- Khoai mì: 1kg
- Dừa nạo sợi
- Đường cát trắng
- Muối
- Mè rang
Cách làm khoai mì chà bông
Khoai mì bóc vỏ, ngâm qua 1 đêm để thải hết chất độc bên trong.
Hôm sau, đem khoai mì đi rửa sạch, cho vào nồi hấp đến khi khoai chín. Sau đó, cho khoai ra tô, lấy muỗng dầm khoai hơi nát và tơi ra.
Cho khoai vào đĩa, cho đường và dừa trộn đều lên trên hoặc cho thêm muối mè lên là có thể thưởng thức.
7. Khoai mì hấp nước cốt dừa
Món khoai mì hấp nước cốt dừa được xem là món ăn quen thuộc nhất với mọi người trong tất cả các món ngon từ khoai. Cách làm món khoai mì hấp nước cốt dừa cũng vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
- Khoai mì: 2kg
- Dừa nạo: 700gr
- Lá dứa: 1 bó
- Đường trắng: 2 muỗng cà phê
- Mè trắng: 100gr
- Bột bắp: 1 muỗng
Cách làm khoai mì hấp nước cốt dừa
Dừa nạo vắt lấy nước cốt.
Cách sơ chế khoai mì: bóc bỏ vỏ củ khoai xong đem đi ngâm nước khoảng 1 ngày cho ra hết chất độc. Sau đó cho khoai mì vào nồi hấp. Khi hấp cho lá dứa vào hấp cùng, rưới ½ nước dão dừa vào. Mì chín, tắt bếp.
½ nước dão dừa còn lại cho vào bột bắp (hoặc bột năng), đường, một chút muối, lá dứa bắt lên bếp quậy liu riu cho nước dão dừa sệt lại. Đổ hết nước cốt dừa vào sôi lên 1 lần, tắt bếp.
Lấy ½ nước cốt dừa đã nấu ra tô để riêng. CÒn lại đổ vào nồi khoai mì, thỉnh thoảng nhớ đảo đều khoai mì. Thêm từ từ nước cốt dừa cho đến khi khoai mì thấm thật thấm nước dừa.
Rang mè vàng nhắc xuống cho vào một ít muối. Khoai mì chín, gấp ra đĩa, khi ăn rưới lên xíu muối mè là hoàn thành.
8. Khoai mì hấp sữa
Nguyên liệu
- Khoai mì: 250gr
- Sữa đặc: 100ml
- Đường vàng: 1 muỗng canh
- Dừa nạo: 200g
- Ống vani: 1
Cách làm khoai mì hấp sữa
Đầu tiên phải sơ chế khoai mì: cắt bỏ phần đầu và đuôi, vì hai phần chứa khá nhiều độc tố. Gọt vỏ xong đem khoai mì đi ngâm nước muối loãng tầm 2 tiếng ( hoặc để trong nước lạnh qua đêm ), để loại bỏ hết các độc tố trong củ khoai. Sau khi ngâm xong thì đi rửa sạch lại với nước, cắt thành từng khúc vừa ăn và để ráo.
Nấu một ấm nước sôi, đợi nước ấm thì chế vào dừa nạo để vắt lấy nước cốt dừa, vắt tầm khoảng 200ml rồi chế nước vắt tếp 200ml nước cốt dừa dảo để riêng. Tiếp đến cho nước cốt dừa dảo vào nấu chung với củ khoai mì, thêm tí muối và nấu cho đến khi thấy nước cạn thì tắt bếp.
Pha nước cốt dừa với đường vàng khuấy tan đều, thêm ống vani vào cho có mùi thơm. Bây giờ bạn có bày món khoai mì ra dĩa, chế hỗn hợp sốt vừa pha lên, có thể thêm dừa bào và đậu phộng để món ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn.
Các món ngon từ khoai mì có rất nhiều nhưng đây là những món ăn đơn giản dễ làm nhất mà bạn có thể thực hiện tại nhà để làm ra những món bánh thơm ngon khó cưỡng, ai ăn cũng ghiền.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm khoai mì trộn dừa
Video hướng dẫn cách làm khoai mì trộn dừa
Mua nguyên liệu làm khoai mì trộn dừa ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm khoai mì trộn dừa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách sử dụng khoai mì
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng khoai mì với nhiều cách và liều lượng khác nhau:
- Rễ củ: Làm thực phẩm, nguyên liệu sản xuất glucose, dextrin và cồn, mạch nha, mì,…hay làm thức ăn cho gia súc. Có thể dùng các phương pháp làm chín thực phẩm như hấp, luộc, nấu chè, nghiền thành bột…
- Thân làm giống, nấm, củi đun, làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp xenlulozo.
- Lá giàu đạm, bổ dưỡng đem ủ chua, phơi khô làm bột lá chăn nuôi heo, bò, gà, tằm, cá…
Chế biến củ khoai mì không đúng cách làm giảm giá trị dinh dưỡng
Nhiều người không biết rằng, việc chế biến sai cách có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của củ khoai mì. Nếu bạn gọt vỏ, cắt nhỏ rồi đem nấu thì giá trị dinh dưỡng của khoai sẽ giảm đi đáng kể. Điều này là do nhiều vitamin và khoáng chất có trong khoai mì sẽ bị phá hủy khi bạn chế biến sai cách. Không những thế, các chất xơ và chất kháng tinh bột cũng gặp phải tình trạng tương tự. Do đó, các dạng thực phẩm được chế biến từ khoai mì, như bột năng và bột garri, có giá trị dinh dưỡng không cao. Trong khoảng 30g trân châu không cung cấp gì ngoài calo và một lượng rất ít khoáng chất.
Luộc chín được chứng minh là phương pháp chế biến tốt nhất, giữ lại được hầu hết các chất dinh dưỡng có trong khoai mì, ngoại trừ vitamin C vì vitamin C nhạy cảm với nhiệt và rất dễ hòa tan trong nước.
Một số lưu ý khi sử dụng khoai mì, nhằm tránh ngộ độc
Độc tố HCN có trong phần củ và lá của cây khoai mì. Trong các tài liệu ghi nhận, tùy theo giống, điều kiện đất đai, canh tác…khác nhau thì hàm lượng của loại độc tố này không giống nhau, trung bình khoảng 30 mg/kg củ tươi.
Liều HCN độc là 20 mg/người lớn, liều tử vong là khoảng 50mg trên mỗi 50kg cân nặng. Thế nhưng, những cách như luộc, ngâm, sơ chế khô, ủ chua làm loại bỏ phần lớn độc tố này.
Không nên ăn củ khoai mì chưa được nấu chín kỹ hoặc còn sống, bởi có thể bị ngộ độc. Một số biểu hiện của ngộ độc như chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, khó thở, đau bụng, tổn thương tuyến giáp, thần kinh…Thậm chí có thể dẫn đến co giật, hôn mê, tử vong…Trong dân gian, có cách sơ cứu các trường hợp này đó là làm người bệnh nôn ra phần khoai đã ăn rồi uống nước đường làm giảm độc tính. Tuy nhiên, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của nguyên liệu cũng không nên dùng.
Cách chế biến khoai mì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Khoai mì ăn có tốt không? Nhìn chung, khoai mì vẫn an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách và ăn với lượng vừa phải. Dưới đây là các bước chế biến giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn khoai mì:
- Bó bỏ vỏ: Vỏ củ khoai mì là phần chứa hầu hết các hợp chất cấu thành cyanua. Vì vậy, bạn nên bóc bỏ vỏ trước khi chế biến khoai mì để tránh nguy cơ bị ngộ độc cyanua.
- Ngâm: Để giảm bớt lượng chất độc có trong củ khoai mì, bạn nên ngâm khoai mì trong nước từ 48 – 60 giờ trước khi chế biến.
- Nấu: Vì các chất độc được tìm thấy trong khoai mì sống, nên việc nấu chín kỹ khoai mì bằng cách luộc, hấp hoặc nướng là rất quan trọng. Đây được xem là bước quan trọng nhất giúp loại bỏ các chất độc trong củ khoai mì, giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bạn.
- Ăn cùng protein: Bạn nên ăn khoai mì kèm với các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa, các loại hạt… vì protein giúp loại bỏ xyanua ra khỏi cơ thể.
- Giữ chế độ ăn uống cân bằng: Bạn có thể ngăn ngừa tác dụng phụ từ khoai mì bằng cách lập một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại thực phẩm và hạn chế ăn khoai mì quá thường xuyên.
Các sản phẩm làm từ củ khoai mì như bột khoai mì và bột năng có chứa rất ít các hợp chất tạo ra xyanua và an toàn hơn đối với sức khỏe của chúng ta.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm khoai mì trộn dừa cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, hy vọng rằng bạn đã có thêm công thức món ăn vặt lạ miệng để gia đình cùng thưởng thức. Chúc bạn thực hiện món khoai mì trộn dừa thành công nhé!