Cream Cheese là nguyên liệu được yêu thích và dùng phổ biến trong các món tráng miệng, món bánh. Học ngay cách làm Cream Cheese phô mai tươi được cập nhật mới nhất 09/2024, bạn sẽ không phải mất công đến tiệm. Chỉ với các công cụ đơn giản, bạn cũng có thể làm Cream Cheese để ăn cùng bánh mì hoặc sử dụng để trang trí đồ uống, bánh kem, làm bánh…
Cream Cheese Là Gì?
Cream Cheese hay còn gọi là kem phô mai. Cream Cheese là nguyên liệu vô cùng quen thuộc được sử dụng trong các công thức làm nên các món tráng miệng như cheese souffle, cheesecake hoặc ăn cùng với bánh mì và dùng làm kem trang trí đồ uống, món ăn khác. Cream cheese có vị béo ngậy quyện cùng vị hơi chua và mặn nhưng sẽ không bị ngán.
Nhờ vị chua mặn dịu đặc trưng mà các món có cream cheese tuy ngậy béo nhưng lại không hề ngán chút nào. Điểm trừ duy nhất của cream cheese có lẽ là giá cả. Giá thành cho một hộp cream cheese be bé có khi đủ để làm cả một chiếc bánh kem to. Vì vậy nên nếu có thể dùng gì để thay thế cream cheese hay tự làm cream cheese tại nhà chắc là sẽ rất tuyệt 🙂
Thật ra thì có thể làm được. Cách làm rất đơn giản, giống như làm sữa chua Hy Lạp thôi: đầu tiên làm sữa chua, sau đó tách bỏ nước thì phần còn lại sẽ là cream cheese. Nói là như vậy nhưng không phải tách nước bất kỳ loại sữa chua nào cũng cho ra cream cheese được.
Nếu là sữa chua thông thường thì chỉ cho sản phẩm là sữa chua Hy Lạp (strained yogurt) hoặc phô-mai sữa chua (yogurt cheese). Còn muốn có cream cheese thì trong sữa chua này cần có một lượng kha khá cream nữa. Cream cheese làm theo kiểu này, tuy chưa thể bằng được với Kraft Philadelphia Cream cheese
Công Dụng Chính Của Cream Cheese
Công dụng chính của Cream Cheese là phủ kem lên bánh ngọt, trang trí đồ uống… Bên cạnh đó, dùng để ăn kèm với bánh mì, bánh cà rốt, bánh phô mai anh đào… và một số món ăn như: mì ống, thịt xông khói sốt Cream Cheese…
4 cách làm cream cheese siêu đơn giản 09/2024
Cách Làm cream cheese bằng sữa tươi
Nguyên liệu làm Cream Cheese bằng sữa tươi cho 200ml
- Sữa tươi nguyên kem không đường 1 lít
- Nước cốt chanh 45 ml
- Muối 1/8 thìa cà phê
* Lưu ý:
- Bạn có thể thay thế sữa tươi nguyên kem bằng các loại sữa thông thường, tuy nhiên không đảm bảo được độ béo cho kem nhé!
- Loại kem này có thể sử dụng trong chế độ ăn Keto nếu sử dụng loại sữa không đường đấy
* Mẹo hay:
- Cách phân biệt chanh vàng Mỹ và chanh vàng Đà Lạt.
- Chanh vàng Mỹ:có vỏ hơi sần sùi, vỏ dày, màu vàng tươi, đều, hình bầu dục, phần núm quả lồi lên rõ rệt. Nước chanh có vị chua thanh, thơm.
- Chanh vàng Đà Lạt: có vỏ nhẵn, quả tròn nhìn gần giống quả chanh ta, phần núm quả không rõ ràng hoặc nhỏ, màu vàng có đôi chỗ lấm tấm màu xanh. Có vị chua hơi gắt.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, rây, khăn xô, muỗng, thau.
Cách chế biến Cream Cheese bằng sữa tươi
Bước 1: Nấu cream cheese
Cho 1 lít sữa tươi vào nồi, đặt lên bếp, để lửa vừa. Khuấy đều để sữa trong cháy ở đáy nồi, đun tới khi có hơi nóng bốc lên (50 – 60 độ C). Sau đó cho từng phần của 45ml nước cốt chanh vào, khuấy đều đến 80 – 85 độ C.
Khi thấy sữa bắt đầu cô đặc lại thành tảng phô mai trên mặt nồi, phần nước chuyển thành màu vàng trong, bạn tắt bếp.
Lưu ý: nếu đun sôi quá lâu sẽ làm sữa biến chất và thất thoát dinh dưỡng.
Bước 2: Rây cream cheese
Chuẩn bị rây và 1 chiếc khăn xô đặt ở trên, đặt chậu hoặc tô ở dưới hứng nước. Vớt phần phô mai trong nồi cho vào khăn, để khoảng 15 phút cho nguội và ráo nước. Sau đó túm khăn lại và vắt cho hết nước.
Mách bạn: Phần nước sau khi vắt ra có thể dùng để làm bánh mì, sẽ giúp bánh mì thơm và béo hơn.
Bước 3: Xay cream cheese
Cho phần phô mai vừa vắt vào máy xay, cho thêm khoảng 1/8 thìa cà phê muối, xay nhuyễn. Mở nắp ra, dùng muỗng trộn đều phô mai trong cối xay để không bị lợn cợn, xay thêm 1 lần nữa.
Mẹo xay cream cheese ngon, mịn hơn:
Bạn cho thêm vào hỗn hợp phô mai đã xay từng thìa sữa tươi. Xay đến khi thấy hỗn hợp mịn là đạt.
Hoặc bạn xay phô mai cùng với 1 – 2 miếng phô mai con bò cười để cream cheese được béo hơn nhé
Bước 4: Thành phẩm
Kem phô mai sau khi làm xong có mùi thơm và vị ngọt của sữa, vị chua nhẹ của chanh, và mằn mặn của một chút muối. Đây là nguyên liệu lý tưởng cho nhiều món như nấu súp, làm sốt, làm bánh Cheese cake, bánh phô mai kem trà xanh,…
Mẹo thực hiện thành công:
- Khi xay kem, lưu ý nên xay thật nhuyễn bạn nhé. Xay càng nhuyễn thì kem càng đỡ lợn cợn.
- Bảo quản trong hộp kín, để trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2 – 3 ngày.
Cách tự làm kem phô-mai (Homemade cream cheese)
- 250ml kem tươi (35% béo)
- 250ml sữa tươi nguyên kem (whole milk/ full fat)
- 30 – 40ml sữa chua không đường để làm men cái
Làm sữa chua như thông thường. Sữa tươi được pha với kem tươi và đun nóng đến 85 – 90 độ C rồi để nguội về 42 – 44 độ C, sau đó trộn men cái. Ủ sữa trong âu hoặc lớn, không cần chia vào các âu nhỏ.
Sau khoảng 5 – 6h (tùy nhiệt độ ủ), khi sữa đã đủ chua thì tiến hành tách nước theo cách làm sữa chua Hy Lạp.
Để tách nước nhanh, trước khi tách nước có thể ngâm cả bát sữa chua vào nước nóng khoảng 90 – 100 độ C trong 1h đồng hồ. Mình để cả âu trong tủ lạnh, tách nước trong 36 giờ thì có 260 gram cream cheese (từ 500ml sữa ban đầu)(thời gian tách nước có thể thay đổi nhé). Cream cheese này về kết cấu mình thấy khá ổn, kem đặc nhưng vẫn mịn mượt, gần giống như Philadelphia cream cheese.
Cream cheese sau 36h tách nước, nhìn có vẻ cứng nhưng khi múc thử vẫn rất mềm, mượt và mịn
Cream cheese làm theo công thức trên có vị khá chua và béo ngậy. Để giống với Philadelphia cream cheese hơn nữa thì các bạn có thể thay khoảng 30 – 40 ml sữa tươi bằng sữa đặc và cho một nhúm nhỏ muối vào khuấy đều lên cùng sữa chua trước khi tách nước. Làm cách này thì cream cheese thành phẩm sẽ có chút xíu vị ngọt và hơi mằn mặn. Ngoài dùng để làm bánh có thể ăn kèm với bánh mì như phô-mai tươi.
Cream cheese sau khi tách nước xong thì bảo quản trong hộp sạch (đã tiệt trùng), để ngăn mát tủ lạnh dùng trong khoảng 5 – 7 ngày.
Công thức Cream Cheese phô mai tươi (Japanese Cotton Souffle)
Japanese cotton souffle (JCS) khác gì với Japanese cotton cheesecake (JCC)?
Thật ra về cách làm thì rất giống nhau. Nhưng khi mình tìm công thức trên mạng thì từ các đầu bếp Nhật chỉ có công thức souffle thôi, còn các công thức cheesecake đều được viết bởi người nước khác. Nên mình đoán (mò) rằng Japanese cotton souffle là tên gọi đúng của loại bánh này ở Nhật Bản, sau đó được người nước ngoài thử nghiệm và chỉnh sửa chăng?
Mình cũng đã có cơ hội ăn thử Japanese cotton souffle của thợ làm bánh người Nhật. So sánh với JCC mà mình đã giới thiệu trên blog thì JCS dường như xốp, thơm ngậy hơn và cũng ẩm ướt hơn. So sánh về công thức thì JCS sử dụng lượng kem tươi khá lớn và cực kì ít bột. Nên khi thử nghiệm mình có tăng lượng bột lên một chút vì nếu làm đúng công thức JCS của Nhật trong lò gia đình của VN (thường có nhiệt độ không ổn định, kích thước lò nhỏ), thì khả năng bánh thất bại sẽ là khá lớn. JCS làm theo công thức ở dưới rất mềm ẩm, xốp, mịn, và ít béo hơn so với Japanese cotton cheesecake mà mình đã giới thiệu tại SD.
Bạn nào không quen ăn ngậy béo nhiều thì có thể thử công thức này nhé:
- 125gr cream cheese (tự làm hoặc mua sẵn)
- 110gr kem tươi (35% béo)
- 20g đường
- 3 lòng đỏ trứng (18 – 20gr/ lòng đỏ)
- 50gr bột cake flour
- 20gr bột ngô (corn starch)
- 3 ml (1/2 tsp) vanilla chiết xuất (không bắt buộc)
- vỏ 1 quả cam vàng (hoặc vỏ 2 quả chanh vàng) – bào rất vụn để tránh bị đắng
- 3 lòng trắng trứng (33 – 35g/ lòng trắng)
- 50gr đường hạt mịn
- 1 gr (1/4 tsp) cream of tartar (hoặc thay bằng chanh/ dấm lượng tương đương)
(*) Ghi chú:
– Nếu trong cream cheese homemade có vị ngọt (do trong sữa chua có thêm sữa đặc/ đường) thì có thể giảm đường từ phần 20 gr đường. Phần 50gr đường để đánh lòng trắng nên giữ nguyên để lòng trắng đánh bông tốt, có độ dẻo.
– Nếu không có cake flour, có thể thay tổng lượng bột (50gr cake flour + 20gr bột ngô) bằng 40gr bột mì đa dụng + 30g bột ngô. Tuy không hoàn toàn tương đương nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới độ mềm mịn xốp của bánh
Dụng cụ: Mình dùng khuôn vuông 15 x 15 cm. Nếu dùng khuôn lớn hơn, các bạn có thể tăng công thức, nhưng không nên đổ bột quá cao trong khuôn vì thành bánh sẽ dễ bị gãy sau khi lấy ra do bánh có lượng ẩm cao lại ít bột.
Ngoài ra, có thể dùng khuôn nhỏ như khuôn Muffin hay Ramekin (nếu dùng khuôn này, có thể ăn bánh ngay khi mới nướng xong theo kiểu Souffle nhé)
Cách làm
Do công thức nhận được nhiều sự ủng hộ từ các bạn nên vào năm 2015 mình có làm thêm video ở phía dưới để cả nhà dễ theo dõi hơn. Nếu không xem được tại blog thì các bạn có thể xem trực tiếp tại kênh YouTube của Savoury Days
À, các bạn nhớ chuyển chế độ HD để xem hình được rõ và đẹp nhất nhé!
Tóm tắt ngắn gọn các bước làm JCS như sau:
1. Cho kem tươi, cream cheese, 20g đường vào âu. Đun cách thủy (trên nồi đựng nước đang sôi lăn tăn), vừa đun vừa khuấy đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện.
2. Bắc âu ra khỏi nồi chưng cách thủy, cho lòng đỏ trứng, vanilla và vỏ cam chanh, quấy đều.
3. Rây bột mì và bột ngô, trộn đều. Lọc hỗn hợp qua rây 1 – 2 lần.
4. Đánh lòng trắng trứng với 50g đường và cream of tartar đến bông gần cứng (không đánh quá cứng sẽ rất khó trộn với hỗn hợp lòng đỏ, xem thêm ghi chú trong bài về JCC). Trộn lòng trắng với hỗn hợp bột.
Bột sau khi trộn xong: mịn, bông, không thấy bọt khí lớn
5. Chia bột vào khuôn. Nếu dùng khuôn nhỏ, nên đổ gần đầy vì bánh sau khi nướng sẽ co lại khá nhiều.
6. Nướng cách thủy ở nhiệt độ 150 độ C. Bánh nhỏ nướng trong khoảng 50 – 60 phút tủy khuôn. Sau khi thử thấy bánh đã chín thì tắt lò, để bánh trong lò thêm 15 – 20 phút rồi mở hé cửa lò, chờ bánh nguội mới lấy ra.
Bánh lớn nướng trong khoảng 70 – 100 phút tùy khuôn. Thời gian và nhiệt độ nướng thay đổi tùy theo lò.
Bánh sau khoảng 50 phút ở trong lò
Bánh sau khi lấy ra khỏi lò sẽ co lại khá nhiều. Đây là hiện tượng bình thường. Bánh thành công không bị xẹp, lõm, thành bánh thẳng, bên trong bánh rất ẩm nhưng xốp và mềm, không bị bết, không có bọt khí to.
Có thể chuẩn bị hỗn hợp mật ong pha nước cam để quét mặt bánh. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 1 – 2 ngày. Nếu làm bánh vào khuôn nhỏ, có thể ăn nóng ngay sau khi bánh chín.
Cách làm Cherry Cheesecake Bars
Nguyên liệu (khuôn tròn đế rời/ khuôn ring size 15-16)
- 80g Bánh quy
- 40g Bơ lạt đun chảy
- 250g Cream cheese
- 60g Đường hạt mịn
- 40g Yogurt
- 2g chiết xuất vani
- 5g nước chanh
- 6g là gelatin (hoặc 5g bột gelatin)
- 150g Whipping cream hay kem béo thực vật Creme vị sữa (đánh bông 50%)
- 70g Mứt dâu Furuhana
- Màu đỏ magica
Cách làm
1. Trộn bánh quy đã nghiền nát và bơ không muối đã đun chảy, cho vào khuôn, ấn chặt rồi cho vào tủ lạnh trước 30 phú.
2. Nhẹ nhàng lấy kem pho mát ra và trộn với đường, sữa chua nguyên chất, chiết xuất vani và nước cốt chanh.
3. Ngâm gelatin nước lạnh 10 phút, cho vào lò vi sóng quay 10 giây hoặc đun cách thủy để gelatin tan chảy, trộn đều, cho 50% kem tươi đánh bông vào trộn đều.
4. Lấy một nửa chỗ bột phô mai cho vào bát khác, cho mứt dâu vào trộn đều, sau đó lấy bột phô mai đã trộn mứt dâu ra bát khác, cho một ít phẩm màu đỏ vào chỗ đã lấy ra.
5. Để lại một ít bột trắng trên khuôn, đổ theo thứ tự hồng nhạt và hồng đậm rồi cho vào tủ lạnh đông cứng khoảng 1 tiếng.
6. Đổ nốt phần bột trắng còn lại, dàn phẳng, cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng cho cứng lại.
7. Dùng khăn nhúng nước nóng vắt khô rồi bọc xung quanh khuôn trong 30s. sau đó lấy bánh ra khỏi khuôn và thưởng thức.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm Cream Cheese phô mai tươi
Video hướng dẫn cách làm Cream Cheese phô mai tươi
Mua nguyên liệu làm Cream Cheese phô mai tươi ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm Cream Cheese phô mai tươi các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha. Hoặc các bạn cũng có thể đặt trên các ứng dụng giao hàng trực tuyến như shoppefood, Beamin, NOW,….để thuận tiện và đỡ mất thời gian để tìm nơi bán.
Những câu hỏi liên quan
Cream cheese có phải phô mai Con Bò Cười không?
Cream cheese không phải phô mai Con Bò Cười, nhưng có thể dùng phô mai Con Bò Cười thay thế cream cheese trong một tỷ lệ nhất định, nếu bạn không mua được cream cheese. Về hương vị, phô mai Con Bò Cười ít chua hơn và giá thành cao hơn, nên nếu dùng để làm bánh, các bạn vẫn nên mua cream cheese để tiết kiệm chi phí.
Cream cheese có dễ bị mốc không?
Đặc điểm của cream cheese là nhạy cảm với vi trùng, vi khuẩn. Cream cheese khi mua thường đã được cho vào túi hút chân không để hạn chế tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài. Khi bóc túi, các bạn nên bảo quản cream cheese ở ngăn mát tủ lạnh, bọc kín để tránh nhiễm mùi từ các thực phẩm khác, ảnh hưởng đến hương vị cream cheese. Nên sử dụng trong vòng 5-7 ngày kể từ khi bóc vì cream cheese đã tiếp xúc với không khí là đã nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp bạn đã mở túi cream cheese nhưng không dùng hết để làm bánh, có thể dùng cream cheese làm nhân phô mai, sốt phô mai hoặc làm scrambled egg – “trứng khuấy”
Tổng Kết
Hy vọng qua bài viết bạn đã phần nào trả lời được Cream cheese là gì? Cũng như biết thêm cách dùng, bảo quản và công thức cực hay ho với cream cheese để có thể làm cho gia đình thưởng thức hay kinh doanh tăng thu nhập.