Những ngày ở nhà mà có một món ăn thơm ngon, hấp dẫn lại dễ làm để nhâm nhi thì còn gì bằng. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 7 cách làm bánh tráng lắc muối tỏi cập nhật mới nhất 11/2024.
Bánh tráng là gì?
Bánh tráng là một loại bánh làm từ tinh bột được tráng mỏng và phơi khô. Khi ăn, bạn có thể ăn trực tiếp, nhúng nước hoặc đem nướng tùy theo mỗi loại bánh tráng.
Cụ thể, người ta dùng nguyên liệu chính là bột gạo pha với lượng nước nhất định để tạo ra hỗn hợp lỏng. Tiếp đó, hỗn hợp này được bổ sung thêm một ít bột sắn nhằm tăng thêm độ dẻo và giúp tráng mỏng dễ dàng hơn.
Sau đó, dàn dều một lượng bột vào nồi hấp để có một miếng bánh mỏng và hấp chín rồi đem đi phơi khô dưới nắng.
Ngoài ra, tùy theo nơi sản xuất, người ta còn cho thêm gia vị và nguyên liệu phụ như muối, tiêu, đường, mè, dừa, hành,… để tạo ra hương vị đặc trưng cho bánh tráng vùng miền.
Bánh tráng tại mỗi miền
Tại Việt Nam, mỗi vùng miền có thể gọi bánh tráng với tên riêng và có một chút khác biệt như:
Ở miền Bắc, bánh tráng còn gọi là bánh đa hoặc bánh đa nem. Loại bánh tráng này khá dày nên thường nhúng nước trước khi cuốn thịt heo hoặc làm nem rán. Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người dân địa phương có thể gọi bánh đa lẫn bánh tráng, thậm chí còn gọi với cái tên là bánh khô.
Ở miền Trung, bạn có thể gặp 3 loại bánh tráng: Loại dày (có hoặc không có mè) thường phải nướng trên than lửa trước khi ăn; loại mỏng cần phải nhúng vào nước cho mềm rồi mới dùng; và loại bánh có độ giòn và thơm, được làm bằng bột gạo nguyên chất pha thêm ít bột sắn để tăng độ dẻo cho bánh.
Ở miền Nam, bánh tráng khá mỏng, không cần phải nhúng nước mà có thể sử dụng và ăn trực tiếp.
Tổng hợp 7 cách làm bánh tráng lắc muối tỏi cập nhật 11/2024
1. Cách làm bánh tráng lắc muối tỏi siêu ngon dễ làm ăn vặt cực đã tại nhà
Nguyên liệu làm Bánh tráng lắc muối tỏi cho 3 người
- Bánh tráng 20 cái
- Chanh 1 lát
- Tỏi 50 gr (băm nhuyễn)
- Muối tôm Tây Ninh 50 gr
- Ớt bột 2 muỗng canh
- Dầu ăn 1 ít
Cách chọn mua, nơi mua nguyên liệu chất lượng
Đối với bánh tráng
- Khi mua, bạn nên chọn những loại bánh khô ráo, không có hiện tượng nấm mốc. Bánh tráng ngon, chất lượng sẽ có mùi thơm của gạo nếp.
- Để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua bánh ở các nơi sản xuất bánh tráng truyền thống gần nhà hoặc mua trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa uy tín. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm mua sản phẩm tại các chi nhánh siêu thị Bách hóa XANH hoặc mua online tại bachhoaxanh.com.
- Không nên mua bánh tráng có mùi khác thường, đã hết hạn sử dụng hay xuất hiện các đốm xám, đen hoặc vàng trên bánh. Hiện nay, bánh tráng có giá dao động vào khoảng 10.000 – 15.000 đồng/100gr (giá cập nhật vào tháng 09/2021).
Đối với muối tôm Tây Ninh: Bạn có thể mua muối Tây Ninh tại các siêu thị, các chợ, các cửa hàng bán bánh tráng hoặc mua online tại bachhoaxanh.com.
Cách chế biến Bánh tráng lắc muối tỏi
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, dùng kéo cắt bánh tráng thành các miếng nhỏ vừa ăn. Đựng bánh tráng vào một cái âu lớn để dễ dàng trộn nguyên liệu.
Phi tỏi
Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo và bật bếp. Đợi đến khi dầu nóng thì bạn cho tỏi băm vào chảo, dùng đũa khuấy đều để tỏi không bị cháy.
Phi tỏi cho đến khi thấy tỏi đã vàng và có mùi thơm thì tắt bếp và vớt ra chén.
Tiếp đến, cho 2 muỗng canh ớt bột vào chảo vừa phi tỏi, bật bếp và tiếp tục phi khoảng 1 – 2 phút để làm dầu sa tế.
Trộn bánh tráng
Đầu tiên, cho tỏi phi vào âu đựng bánh tráng, tiếp đến, lần lượt cho 50gr muối tôm Tây Ninh và dầu ớt bột vào âu rồi dùng đũa trộn đều bánh tráng với các gia vị.
Sau đó, tiếp tục vắt 1 lát chanh vào âu bánh tráng đã trộn. Đeo bao tay và trộn hỗn hợp cho bánh tráng ngấm gia vị là được.
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành, bạn sẽ có 1 dĩa bánh tráng lắc muối tỏi siêu ngon, bánh tráng cay cay, mặn mặn, tỏi phi thơm lừng giòn ngon cực đúng điệu, khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.
Cách bảo quản, thời gian bảo quản món ăn
- Bạn có thể bảo quản bánh tráng lắc muối tỏi trong các túi zip hoặc hũ đựng thực phẩm kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời trong trường hợp không ăn hết ngay trong ngày. Cách này có thể giúp bạn bảo quản thành phẩm khoảng 2 ngày.
- Tránh để bánh ở những nơi ẩm ướt, không thoáng mát vì sẽ khiến bánh bị nhũn, ăn không ngon. Thời điểm tốt nhất để thưởng thức bánh tráng là ăn hết trong 3 – 4 tiếng sau khi trộn xong
2. Cách làm bánh tráng tỏi thơm ngon ăn vặt siêu ngon tại nhà
Cách làm bánh tráng tỏi thơm ngon
Nguyên liệu làm bánh tráng tỏi
- 100 g bánh tráng dẻo mỏng.
- 2 củ tỏi.
- Ớt tươi.
- Dầu ăn, muối tôm, đường.
Cách chọn mua bánh tráng ngon:
Nên tìm mua bánh tráng sao cho thơm mùi bột mì, bột gạo. Không chọn loại bị chua hoặc có mùi lạ.
Không nên chọn loại bánh quá giòn, quá to hoặc quá dày. Để bánh được ngon, nên chọn loại có độ dày và mềm dẻo vừa phải, các sợi bánh khá đồng đều với nhau.
Tuyệt đối không mua bánh bị nổi mốc hoặc có dịch nhờn. Về màu sắc, nên chọn loại có màu trắng và trong tự nhiên.
Cách làm bánh tráng tỏi
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
- Tỏi, ớt băm nhuyễn.
- Cắt bánh tráng thành miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2 Phi tỏi ớt
Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi cho tỏi, ớt băm nhuyễn vào phi thật vàng và thơm. Nhớ vặn nhỏ lửa để khỏi bị cháy.
Bước 3 Trộn bánh tráng
- Khi tỏi đã vàng thì tắt bếp, đổ ra chén. Cho 20 g muối tôm, 1 muỗng đường vào trộn đều rồi để nguội.
- Tiếp đến đổ hỗn hợp đã trộn vào phần bánh tráng đã cắt sẵn. Dùng bao tay trộn đều lên. Có thể nặn thêm một trái tắc vào bánh tráng khi ăn nhé.
Thành phẩm
Bánh tráng giòn giòn cay cay, đậm đà hương thơm tỏi phi sẽ làm xiêu lòng bất cứ ai từng thưởng thức qua một lần.
3. Cách làm bánh tráng tỏi, hành phi, sa tế
Nguyên liệu làm bánh tráng tỏi, hành phi, sa tế:
- Bánh tráng
- Hành tím: 100g
- Tỏi: 100g
- Hạt điều màu: 40g
- Ớt: 100g
- Sả: 4 cây
- Đường: 50g
- Muối: 3g
- Nước mắm: 20ml
- Muối tôm
- Dầu ăn
Cách làm bánh tráng tỏi, hành phi, sa tế:
Làm dầu màu điều:
- Để lửa nhỏ cho nồi nóng lên, cho 100ml dầu ăn vào, đun nóng dầu đến khi nhúng đũa vào có bọt khí sủi quanh đầu đũa là được.
- Cho hạt điều màu vào, khuấy liên tục trong 7 – 10 phút đến khi dầu có màu đỏ đậm thì tắt bếp ngay.
- Lọc qua rây để lấy dầu điều.
Làm hành phi:
- Bóc vỏ hành tím, băm nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, để lửa nhỏ, cho 300ml dầu ăn, đun nóng dầu đến khi nhúng đũa vào có bọt khí sủi quanh đầu đũa là được.
- Cho hành vào, đảo đều.
- Khi hành chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, đảo đều liên tục cho hành đều màu.
- Lọc qua rây để lấy phần hành phi. Lót giấy thấm dầu vào tô, trút hành phi vào để thấm bớt dầu và giúp hành lên màu đậm hơn.
Làm tỏi phi:
- Bóc vỏ tỏi, băm nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, để lửa nhỏ, cho 300ml dầu ăn, đun nóng dầu đến khi nhúng đũa vào có bọt khí sủi quanh đầu đũa là được.
- Cho tỏi vào, đảo đều.
- Khi tỏi chuyển màu vàng nhạt thì tắt bếp, đảo đều liên tục cho tỏi đều màu.
- Lọc qua rây để lấy phần tỏi phi. Lót giấy thấm dầu vào tô, trút tỏi phi vào.
- Cho 50ml dầu điều vào phần dầu đã dùng phi hành, tỏi, khuấy đều.
Làm sa tế:
- Sả lấy phần củ, rửa sạch, xay hoặc băm nhỏ.
- Rửa sạch ớt, băm hoặc xay nhỏ.
- Bắc nồi lên, để lửa nhỏ, cho 50ml dầu ăn, đun nóng dầu.
- Cho sả vào, đảo liên tục đến khi sả vàng thơm (khoảng 5 phút) thì cho ớt vào đảo tiếp khoảng 2 phút.
- Cho đường, muối, nước mắm vào, đảo đều.
- Cho 50ml dầu màu điều vào đảo đều rồi tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
Trộn bánh tráng:
- Cắt nhỏ bánh tráng thành miếng vừa ăn.
- Trộn bánh tráng với sa tế, dầu màu điều, muối tôm, tỏi phi, hành phi là hoàn tất.
4. Cách làm bánh tráng bơ tỏi
Nguyên liệu làm bánh tráng bơ tỏi:
- Bánh tráng
- Tỏi
- Ruốc khô
- Muối tôm
- Hạt màu điều
- Dầu ăn
- Hạt nêm
Cách làm bánh tráng bơ tỏi:
- Cắt bánh tráng thành miếng vừa ăn.
- Bóc vỏ tỏi, băm nhuyễn.
- Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu.
- Đổ dầu sôi vào hạt màu điều, khuấy đều để làm dầu màu điều.
- Cho bơ lên chảo, đun chảy, trút tỏi vào, xào sơ.
- Cho tiếp ruốc, hạt nêm và dầu màu điều vào (chỉ lấy phần dầu), đảo sơ.
- Tắt bếp, múc phần bơ tỏi ra chén.
- Trộn bánh tráng với bơ tỏi, muối tôm là hoàn tất.
5. Bánh tráng sate tỏi
Nguyên liệu làm bánh tráng sa tế tỏi:
- Xoài xanh: 1 trái
- Rau răm
- Tỏi, hành tím, sả, gừng, ớt sừng
- Muối xay (muối Tây Ninh xay nhuyễn)
- Bánh tráng
- Hạt điều
- Muối, bột ngọt, nước mắm, đường, dầu ăn
Cách làm bánh tráng sa tế tỏi:
Làm hành phi:
- Bóc vỏ hành tím, bào thành miếng.
- Bắc chảo dầu lên bếp, mở lửa vừa. Đợi dầu nóng, cho hành vào, không đảo. Chú ý cho lượng dầu ngập mặt hành.
- Khi hành đã vàng nhẹ mới đảo đều.
- Khi hành vàng đều vừa tới thì vớt ra tô có lót sẵn giấy thấm dầu.
Làm tỏi phi:
- Bóc vỏ 150g tỏi, băm nhuyễn.
- Cho 250ml dầu ăn vào nồi hoặc chảo sâu lòng. Mở lửa lớn, cho vào ¼ muỗng cà phê muối.
- Kiểm tra dầu đã nóng chưa bằng cách cho 1 ít tỏi vào, nếu tỏi nổi lên, sủi bọt khí là đạt.
- Cho tỏi vào từ từ tránh để dầu tràn, khuấy đều.
- Khi phần tỏi không còn nổi các bọt khí lớn thì chỉnh về mức lửa nhỏ, 15 – 20 giây đảo đều 1 lần.
- Khi tỏi vàng giòn thì tắt bếp, cho thêm 150ml dầu ăn vào để tỏi không bị cháy khét.
- Múc tỏi ra tô có lót sẵn giấy thấm dầu.
Làm sa tế:
- Xay nhuyễn 300g tỏi, 200g gừng, 200g ớt sừng, 150g hành tím, 500g sả.
- Bắc nồi chứa khoảng 200ml dầu ăn lên bếp. Khi dầu nóng, cho 50g hạt điều vào, tắt bếp.
- Bắc chảo chứa khoảng 1 lít dầu ăn lên bếp, để lửa vừa và giữ yên mức lửa, không điều chỉnh trong quá trình làm.
- Khi dầu nóng, cho sả vào xào đều tay khoảng 10 phút thì cho gừng vào.
- Sau 15 phút, sả và gừng bắt đầu vàng, cho hành tím vào, tiếp tục đảo đều tay.
- Sau 10 phút, cho tỏi vào, đảo liên tục.
- Sau 10 phút, cho ớt vào.
- Sên thêm 10 phút rồi cho dầu màu điều vào (chỉ lấy phần dầu), 15g muối, 100g đường, 2 muỗng canh nước mắm.
- Sau khoảng 10 – 15 phút, khi các nguyên liệu vàng, đặc, khô, sệt lại, cho 15g bột ngọt vào rồi tắt bếp.
Trộn bánh tráng:
- Cắt bánh tráng thành miếng vừa ăn.
- Bào sợi xoài. Rửa sạch rau răm.
- Xịt 1 ít nước đều khắp bánh tráng cho mềm. Không nên xịt nhiều vì bánh sẽ mềm, xẹp, dính vào nhau.
- Cho muối xay, sa tế lượng vừa phải vào, trộn đều.
- Rắc hành phi, tỏi phi vào, trộn đều.
- Khi ăn, thưởng thức kèm rau răm, xoài xanh.
6. CÁCH LÀM BÁNH TRÁNG TỎI LẮC ĂN VẶT CUỐI TUẦN AI CŨNG MÊ TÍT
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH TRÁNG TỎI LẮC
- Bánh tráng
- Dầu ăn
- Thịt bò khô
- 1 quả xoài xanh
- Trứng cút
- Lạc
- Tỏi, hành tím, ớt, hành lá
- Quất hoặc chanh tươi tùy sở thích
- Gia vị: muối, bột ớt, bột ngọt, dầu điều
LƯU Ý KHI CHỌN NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH TRÁNG TỎI LẮC
- Nên chọn tỏi ta vì loại tỏi này có mùi thơm và hương vị đậm đà hơn so với tỏi Trung Quốc.
- Không mua những củ hành tím quá khô hoặc bị đen, mốc.
- Để bánh tráng tỏi ngon bạn cần mua loại bánh tráng thật mềm và mỏng.
- Dầu oliu hoặc dầu thực vật dùng trộn bánh tráng là ngon nhất.
- Khi mua thịt bò khô cần chú ý chọn những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Công thức làm bánh tráng tỏi cần có hành lá tươi, còn nguyên rễ cùng xoài xanh để giúp món ăn có được hương vị hoàn hảo.
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH TRÁNG TỎI LẮC ĐƠN GIẢN MÀ NGON
SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
Bóc sạch vỏ hành tím và tỏi, rửa với nước để loại bỏ các chất bẩn. Cắt bỏ phần cuống và hạt ớt.
Lần lượt băm hành tím, tỏi và ớt nhuyễn ra, cho vào 3 bát riêng. Bỏ rễ hành lá, thái nhỏ. Riêng xoài xanh thì gọt vỏ, rửa sạch, bào thành sợi.
Dùng kéo cắt bánh tráng thành sợi vừa ăn. Tiếp theo, luộc trứng cút từ 10 -15 phút để trứng chín rồi bóc vỏ, cho ra bát. Xé bò khô thành sợi, rang chín lạc và giã vỡ làm đôi.
CÁCH LÀM SA TẾ TRỘN BÁNH TRÁNG
Đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào trong chảo, vặn lửa lớn nhất. Đợi cho dầu sôi, hạ lửa xuống mức vừa, lần lượt cho hành tím, tỏi và ớt vào đảo đều. Lưu ý: Tùy vào khẩu vị của mình mà bạn có thể cho nhiều hoặc ít ớt vì nếu cay quá thì bánh tráng cũng không được ngon.
Khi thấy tỏi và hành đã vàng đều thì giảm lửa nhỏ lại, thêm dầu điều, bột ngọt, muối, ớt bột và đường vào để hỗn hợp thêm đậm đà, hấp dẫn.
Cho thêm hành lá vào chảo, đảo đều rồi múc ra bát, để nguội.
CÁCH TRỘN BÁNH TRÁNG
Lấy một chiếc hộp lớn, rửa sạch để ráo nước. Sau đó, lần lượt cho bánh tráng, bò khô, xoài xanh, lạc rang, sa tế tỏi vào đậy nắp lại.
Cầm chặt hộp, nhất là phần nắp, lắc đều tay để các nguyên liệu hòa quyện đều với phần sa tế, có màu bắt mắt, đậm đà và hấp dẫn hơn.
THƯỞNG THỨC
Lấy bánh tráng ra khỏi hộp cho vào đĩa, cắt đôi trứng cút đặt lên trên nữa là hoàn thành cách làm bánh tráng tỏi lắc vừa ngon vừa lạ miệng. Bạn nên thưởng thức món ăn ngay vì để lâu bánh sẽ bị mềm. Nhiều người thích ăn bánh tráng lắc và uống trà chanh, trà sữa hoặc các loại nước có ga để hương vị thêm trọn vẹn.
Thành phẩm bánh tráng thật thơm ngon, hấp dẫn phải không nào? (Ảnh: Internet)
YÊU CẦU THÀNH PHẨM
Bánh tráng tỏi ngon, quyện mùi tỏi ớt thơm nồng với màu sắc của dầu điều bắt mắt. Bánh không quá cứng cũng không quá mềm, hương vị của bò khô, trứng cút và xoài xanh khiến cho món ăn trở nên đậm đà và hoàn hảo hơn, tạo ra một dư vị mà khó có thực khách nào từ chối được.
7. Cách làm bánh tráng tỏi ăn vặt đơn giản không ngờ
Nguyên liệu chuẩn bị cho món bánh tráng tỏi
Để làm nên hương vị thơm ngon của bánh tráng tỏi, bạn cần để ý trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn. Bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Bánh tráng dẻo Tây Ninh 3 gói
- 50 gram hành tím thái mỏng, tỏi băm, ớt băm, dầu ăn, muối tôm Tây Ninh, hành lá cắt nhỏ.
- Sa tế, đường, trái quất (tắc),…
Cách làm bánh tráng tỏi ngon
- Bước 1 : Bạn cho một lượng dầu vừa phải vào chảo lớn trên bếp lửa, sau khi dầu sôi giảm nhỏ lửa. Cho hành tím, ớt băm vào đảo đều, tạo nên hương thơm và phi vàng để cho món ăn thêm hấp dẫn. Nên nhớ không để các nguyên liệu trên bị cháy bạn nhé, vừa mất thẩm mĩ lại khiến món ăn mất vị ngon.
- Bước 2 : Sau khi hỗn hợp hành, ớt đã chín vàng thì bạn tắt bếp, cho hành lá đã cắt vào chảo khi vẫn còn nóng để hành chín, như vậy ta đã có thành phẩm mỡ hành, đổ hỗn hợp này ra chén riêng, để nguội.
- Bước 3 : Cho tiếp phần tỏi khác vào chảo dầu mới, đảo đều tay để tỏi không bị cháy. Chú ý là nên bật bếp lên từ khoảng 1-2 phút, sau đó mới đổ dầu vào và cho tỏi vào để phi thơm lừng. Cần đảo đều tay để cho tỏi chuyển từ màu vàng nhạt sang màu vàng sáng, bạn tắt bếp, vẫn để tỏi trong chảo, đảo thêm khoảng 1 phút cho tỏi chuyển sang vàng đậm thì vớt ngay ra chén.
- Bước 4 : Thêm một chút muối tôm, đường vào đĩa tỏi, đảo đều để nguyên liệu ngấm gia vị. Đợi tỏi nguội hẳn chúng ta sẽ trộn bánh tráng, tránh trộn khi còn nóng hay ấm, để bánh tráng khi dùng không bị nhũn.
- Bước 5 : Cắt bánh tráng Tây Ninh vào tô theo miếng mỏng, vừa ăn. Đổ tiếp hỗn hợp tỏi phi, mỡ hành vào tô bánh tráng này. Bạn đeo bao tay ni lông rồi trộn đều những nguyên liệu đó, sau đó thêm một ít muối Tây Ninh , sa tế tùy độ cay và độ đậm đà mà mình mong muốn, rồi thêm nước quất vừa phải để tạo vị chua ngọt cho món bánh tráng tỏi. Lấy bánh tráng ra đĩa, có thể rắc thêm chút đậu phộng rang giã dập để tăng độ bùi và bắt đầu thưởng thức thôi nào. Bạn lưu ý, tùy lúc nào mình chuẩn bị ăn, thì hãy thêm nước tắc và đậu phộng nhé, để bánh không bị nhão, còn đậu phộng cũng không bị ỉu.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh tráng lắc muối tỏi
Tải ngay cách làm bánh tráng lắc muối tỏi
Video hướng dẫn cách làm bánh tráng lắc muối tỏi
Mua nguyên liệu làm bánh tráng lắc muối tỏi ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh tráng lắc muối tỏi, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Những lưu ý vàng khi làm bánh tráng tỏi
Khi làm bánh tráng tỏi thì bạn nên chú ý những điểm sau để có được món ăn vặt lạ miệng, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần thú vị như sau:
- Nên mua bánh tráng dẻo Tây Ninh để món ăn đạt đúng vị chuẩn. Hơn nữa, bánh tránh này mềm, dễ ăn hơn những loại khác. Bạn có thể mua tại Tây Ninh hoặc các cửa hàng chuyên về đặc sản bánh tráng Tây Ninh để có bánh ngon nhất nhé.
- Bạn có thể buộc kín đầu túi bóng để giữ bánh tráng dẻo lâu hơn. Tuy nhiên, bạn nên dùng nhanh vì bánh để lâu quá sẽ không giữ được độ dẻo dai như ban đầu.
- Chọn nguyên liệu là tỏi phải là tỏi tươi và thơm, khi phi tỏi bạn cần chú ý phi khéo nhé, vì, đây chính là chìa khóa làm nên món ăn ngon cho bánh tráng tỏi này.
- Khi phi hành, tỏi, bạn cần chú ý đến nhiệt độ chảo dầu, không nên để quá nóng sẽ dễ bị cháy khét, mất vị món ăn và không tốt cho sức khỏe.
- Bạn có thể làm nhiều bánh tráng tỏi mỗi lần chế biến và bỏ vào hũ dùng dần. Nếu làm nhiều dành dùng dần, sau bước trộn hành, tỏi phi, các bạn có thể thêm sa tế rồi cho bánh vào hũ hoặc túi ni lông đậy nắp kín/ buộc kín túi để nơi thoáng mát, nhằm bảo quản được lâu và không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn nhé. Khi nào dùng thì chúng ta thực hiện bước tiếp theo là thêm nước quất cùng đậu phộng giã dập.
Ăn bánh tráng có nổi mụn không?
Phần lớn chúng ta nghĩ ăn bánh tráng nổi mụn lắm đấy! Tuy nhiên, việc nổi mụn thường do nhiều yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và cơ địa của mỗi người (như rối loạn tiết tố và gen di truyền).
Chẳng hạn, loại bánh tráng trộn có sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị cay của ớt, đây là hai nguyên nhân làm cho mụn có nguy cơ xuất hiện. Thậm chí, việc xuất hiện của bơ hoặc phô mai trong bánh tráng còn là tác nhân hình thành nhân mụn ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng thức uống có tác dụng giải nhiệt và ăn thêm nhiều loại trái cây, rau củ khác thì vẫn có khả năng giảm bớt tình trạng xuất hiện mụn đấy nhé!
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh tráng lắc muối tỏi cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024. Với những nguyên liệu dễ tìm và công thức đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà món bánh tráng lắc muối tỏi ngon khó cưỡng, ăn là ghiền cho bản thân và gia đình trong những ngày ở nhà rồi đấy! Chúc bạn thực hiện thành công!