Bánh hòn Hội Hợp là một món ăn truyền thống của người dân làng Hội Hợp, xã Hợp Thịnh, tỉnh Vĩnh Phúc. Bánh hòn gắn bó với người dân nơi đây đến mức người ta vẫn gọi chiếc bánh này với tên gọi là bánh hòn Hội Hợp.
Bánh hòn là gì?
Bánh hòn Hội Hợp là một món ăn truyền thống của người dân làng Hội Hợp, xã Hợp Thịnh, tỉnh Vĩnh Phúc. Bánh hòn gắn bó với người dân nơi đây đến mức người ta vẫn gọi chiếc bánh này với tên gọi là bánh hòn Hội Hợp.
Cái tên bánh hòn nghe thật mộc mạc và thân thương, có lẽ bởi hình dáng của bánh giống hòn bi ve nhưng lớn hơn cỡ gấp 4 – 5 lần. Bánh có mùi thơm của mỡ hành và thịt băm mộc nhĩ, vỏ ngoài là lớp gạo tẻ được người nấu dùng tay nắm đơn giản, trông bánh không mượt mà hút mắt nhưng ăn 1 miếng là thấy mê ngay.
Tìm hiểu về nguồn gốc bánh hòn tuổi thơ
Bánh hòn có từ bao giờ, tại sao lại có tên gọi như vậy, không còn nhiều người nhớ rõ. Chỉ biết rằng, món bánh trắng tròn này nhắc nhớ đến sự trân quý đối với từng hạt gạo của vùng quê lúa nước đã trải qua bao gian khó.
Bánh được làm từ gạo tẻ, nhân bánh bao gồm thịt lợn, hành hoa, mộc nhĩ, có nơi cho thêm lạc giã nhỏ, nhân được trộn lẫn và nêm nếm vừa vặn. Nguyên liệu đơn giản, nhưng để làm được những chiếc bánh tròn bóng, thơm ngon, đòi hỏi người làm bánh phải có sự khéo léo, tỉ mỉ. Từ khâu chọn gạo làm bánh, nhân bánh phải được lựa kỹ càng. Gạo làm bánh phải là loại gạo tẻ ngon. Sau khi vo sạch, gạo sẽ được ngâm với nước lã từ 3 đến 4 tiếng, sau đó, lấy gạo ra để ráo nước, khi gạo khô thì đem nghiền thành bột mịn.
Trước đây, khi smartphone, tivi chưa thịnh hành, đối với mỗi đứa trẻ khi có nhà chuẩn bị làm bánh hòn, khâu nghiền bột là luôn điều thú vị và gây tò mò nhất. Thời đó, mỗi gia đình đều có một chiếc cối xay bằng đá, mỗi bát gạo cho vào cối đều được đổ kèm một chút nước để thành bột. Mỗi khi các bà, các mẹ trong nhà xay bột, những đứa trẻ sẽ tíu tít ngồi cạnh, vừa thắc mắc, cũng vừa phấn khích khi thấy những hạt gạo phút chốc đã trở thành thứ bột trắng ngần.
Bánh ăn rất ngon khi vừa hấp xong, còn nóng, hơi tỏa ra cùng hương thơm của bánh làm hấp dẫn bất kì ai. Cách ăn bánh hòn truyền thống là ăn cùng với nước mắm chấm pha loãng, ngòn ngọt giống nước mắm ăn bánh cuốn.
Đối với người Vĩnh Phúc, bánh hòn là món ăn thân quen, bình dị, nếu như bánh trưng, bánh tét chỉ được làm để chuẩn bị đón năm mới, thì bánh hòn được làm quanh năm, được dùng vào nhiều dịp lễ, cưới hỏi, liên hoan… Cũng có khi chỉ đơn giản là trong nhà có thời gian quây quần vui vẻ, trên bàn ăn cũng không thể thiếu món ăn này.
Cách làm bánh hòn đơn giản, siêu nhanh tại nhà
Cách 1: Cách làm bánh hòn Vĩnh Phúc dẫn dã
Nguyên liệu làm món bánh hòn:
Để làm bánh hòn ngon phải chọn được loại gạo ngon. Có gạo ngon thì phải tiến hành giã gạo chỉ để lấy phần thân gạo, loại bỏ hai đầu hạt gạo.
Khi đã có gạo giã kỹ càng, người ta bắt đầu ngâm gạo trong nước sạch. Đúng 12 tiếng đồng hồ thì chắt nước ra để gạo khô ráo. Sau đó ngâm thêm với nước để đảm bảo hạt gạo nảy mềm.
Bánh hòn
Công đoạn xay bột:
Khi đã có nguyên liệu gạo ngâm, người ta sẽ xay bột. Công đoạn xay bột ngày nay của dân làng Hội Hợp đã được hỗ trợ rất nhiều từ các máy xay, thế nhưng để có món bánh hòn ngon tuyệt thì người ta vẫn bỏ công xay bột bằng cối đá.
Người xay bột cũng phải có nghề, khi xay bột phải chú ý đợi bột lắng xuống hết rồi mới từ từ lược bỏ nước chua trên mặt, cứ thế thay nước mới liên tục để bột xay ra được mịn, trong, thơm.
Công đoạn cho việc lấy giọt bánh:
Sau khi có bột, người làm bánh hòn sẽ thực hiện bước kỹ thuật khó nhất, đó là bước “lấy giọt” (mà miền Nam hay gọi là lấy trùng).
Lấy giọt cho bánh hòn là phải cho cả hai tay vào thau bột rồi nhấc lên, đảo xuống nhiều lần cho đến khi thấy bột nhão vừa, không còn lục cục, thử bột thấy nằm gọn trên lòng bàn tay là đạt yêu cầu.
Khâu làm bánh:
Tiếp tục là cho bột vào nồi đun nóng, khuấy đều cho đến khi bột đặc. Khi bột đặc, người làm bánh hòn sẽ trích từng nắm bột nhỏ vào lòng tay để vo tròn rồi ấn dẹp xuống, nhằm cho nhân bánh vào giữa rồi túm các góc của miếng bột lại thành hình tròn.
Cuối cùng, từng viên nhỏ bánh hòn Hội Hợp được thả vào nồi nước sôi, viên nào chín sẽ tự động trồi lên trên mặt nước.
Riêng nói về phần nhân bánh, muốn ăn bánh hòn Hội Hợp nhân mặn thì người ta dùng hỗn hợp thịt và hành lá băm nhuyễn. Còn bánh hòn nhân ngọt thì dùng lạc giã nhuyễn.
Thưởng thức bánh hòn Vĩnh Phúc
Cách 2: Cách làm bánh hòn Hương Canh ăn là nhớ mãi
Nguyên liệu làm bánh hòn
Phần vỏ bánh
300 gam bột nếp
100 gam bột tẻ
Phần nhân bánh
Thịt nạc vai băm nhỏ
Hành hoa thái nhỏ
Mộc nhĩ
Nước mắm
Gia vị: muối, tiêu.
Cách làm bánh hòn
Bước 1: Để bánh ngon bạn nên chọn loại gạo tẻ ngon, loại gạo nông nghiệp 8, khang dân nhé. Gạo cần vo thật sạch, đãi sạn, ngâm nước lã khoảng 3-4 giờ, bấm hạt gạo mềm là được. Sau đó, gạo cần được xóc sạch thêm lần nữa, vớt ra rá, để ráo nước. Khi gạo khô, bạn đem nghiền được bột nhỏ mịn, sờ mát tay, nếu không có máy thì cho gạo vào cối giã, sau đó đem rây lấy bột nhỏ mịn. Sau khi đã có bột rồi,bạn không nên để lâu vì bột sẽ nhanh bị chua.
Bước 2: Bạn cho bột vào chõ sôi, lấy vài chiếc đũa cắm quanh bên trong chõ, sau đó nhẹ nhàng cho bột vào, đến khi sôi một lúc lâu, thấy có hơi bốc lên, rút đũa ra sẽ có lỗ hổng cho hơi nước ở nồi đáy bốc lên, bột sẽ chín đều, khi thấy có nhiều hơi, bột xôm xốp là được.
Bước 3: Tiếp đó bạn đổ bột chín ra chậu to sạch, lấy nước trong chõ sôi tưới vào bột trộn đều nhào mạnh, đến khi tay không dính bột là hoàn thành xong bột làm bánh.
Bước 4: Bây giờ bạn tiến hành làm phần nhân bánh nhé. Thịt nạc mua về bạn rửa sạch thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Mộc nhĩ bạn ngâm nước ấm nở, sau đó rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành lá cắt nhỏ. Bạn trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi nêm gia vị vừa ăn nhé. Bước 5: Bạn nắm từng hòn bột bằng quả ổi con, nặn mỏng, cho nhân hành thịt nạc vai mộc nhĩ vào giữa, rồi vuốt nặn bịt kín miệng lại như hình quả bóng bàn nhé. Bạn làm như vậy cho tới khi hết nguyên liệu.
Từng lớp bánh hòn đem xếp dần vào chõ đang nghi ngút hơi nước nóng. Đậy vung cho lớp bánh dưới lên da non, mới xếp tiếp lớp bánh khác lên trên. Đun nhỏ lửa đến khi hương thơm bay ra ngào ngạt, mở vung ra thấy những hòn bánh đã ngả màu trắng trong là bánh đã chín rồi đấy. Bánh ăn ngon hơn khi còn ấm nóng. Bạn có thể chấm bánh hòn với nước mắm pha loãng giống vị nước mắm chấm bánh cuốn nha.
Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh Hòn đặc sản cảu xứ Hương Canh rồi đấy. Không hề khó phải không nào.
Cách 3: Cách làm bánh hòn nhân thịt
Nguyên liệu làm Bánh hòn nhân thịt
Cho 3 người
Bột gạo tẻ 300 gr
Thịt băm 100 gr
Hành lá 15 gr
Nấm mèo ngâm nở 2 cái
Nấm hương ngâm mềm 5 cái
Hành tím 100 gr
Gia vị thông dụng 10 gr (muối/đường/tiêu/nước mắm/dầu ăn…)
Cách chế biến Bánh hòn nhân thịt
1. Trộn bột
Đổ bột ra thau nhỏ, thêm vào 1/3 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn, trộn đều. Tiếp theo rót từ từ 50ml nước ấm khoảng 40 độ C vào thau bột, vừa rót vừa trộn đều bột.
Khi thấy bột đã đều nước bạn nhào bột bằng tay đến khi bột quyện thành khối không còn dính tay là được.
Để bột nghỉ khoảng 30 phút, trong thời gian này bạn chuẩn bị các nguyên liệu khác.
2. Sơ chế các nguyên liệu
Hành tím bạn lột vỏ, rửa sạch, 2 củ bạn băm nhuyễn còn lại thì thái lát mỏng.
Nấm hương rửa sạch, cắt hạt lựu nhuyễn.
Nấm mèo, rửa sạch, cắt sợi, băm nhỏ.
Hành lá cắt nhỏ.
3. Trộn nhân
Trộn đều thịt băm với hành tím băm, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa bột ngọt (hoặc bột nêm), 1/2 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê dầu hào.
Ướp khoảng 10 phút để thịt ngấm gia vị.
Mách nhỏ: Chọn thịt vai vừa có nạc vừa có mỡ để làm nhân, giúp nhân mềm, béo hơn. Nếu chỉ dùng thịt nạc nhân bị khô xác, không ngon.
4. Xào nhân
Đun nóng 2 thìa canh dầu ăn, trút phần hành tím thái lát vào phi vàng thơm sau đó vớt hành ra, để riêng.
Cùng chảo phi hành bạn cho thịt vào xào, đảo khoảng 1 phút bạn cho nấm mèo, nấm hương vào xào thêm 5 phút cho nhân chín. Trút phần hành lá vào, đảo đều, tắt bếp.
5. Bọc nhân bánh
Sau khi để bột nghỉ bạn nhồi lại khoảng 1 phút để bột mềm mịn hơn.
Lấy 1 lượng bột vừa phải, vo tròn rồi ấn dẹp ra, múc 1 thìa cà phê nhân cho vào giữa miếng bột, bạn túm bột lại rồi vo tròn để bột bao hết phần nhân bên trong. Bạn làm lần lượt cho hết nguyên liệu.
6. Hấp bánh
Lấy lá chuối lớt lên vỉ hấp để chống dính, xếp bánh lên trên, bạn hấp lửa vừa khoảng 20 phút là được.
Bánh chín xếp ra đĩa, rắc hành phi lên trên là có thể thưởng thức.
7. Thành phẩm
Bánh hòn nhân thịt ăn kèm một chút rau thơm, chấm nước mắm ớt để tăng thêm hương vị. Bạn có thể dùng bánh hòn để ăn sáng, ăn chơi đều được.
Cách 4: Cách làm bánh hòn Phan Thiết
NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH
Bột năng: 200 gram
Dừa khô vừa già tới: 1/2 trái
Đường cát trắng: 50 gram
Đậu phộng: 50 gram
Mè trắng: 30 gram
Muối: 1/2 muỗng cafe
Màu thực phẩm: tùy vào sở thích của bạn
HƯỚNG DẪN LÀM BÁNH HÒN NGON
1. SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU
Bắc chảo lên bếp, lần lượt cho dừa đã nạo và đậu phộng vào rang vàng. Lưu ý là không được rang trên lửa quá lớn vì đậu và dừa sẽ bị cháy. Sau khi rang xong, đợi đậu nguội rồi bỏ vỏ.
Mè và đường cát trắng cũng cho vào chảo, rang vàng, để ra bát riêng.
2. LÀM MUỐI ĐẬU
Muối đậu sẽ giúp bánh hòn có hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn. Để làm muối ngon, bạn cho đậu phộng và mè đã rang vàng vào cối, giã nhỏ ra bằng chày. Tiếp theo, từ từ cho một chút muối và đường vào trộn chung sao cho hợp với khẩu vị của bạn.
Đậu phộng và mè sau khi giã xong (Ảnh: Internet)
3. LÀM BỘT BÁNH HÒN
Nấu nước sôi, cho bột năng vào âu rồi từ từ chế nước sôi vào bột. Trộn cho bột hòa quyện với nước bằng phới dẹt.
Dùng tay nhào cho bột thật dẻo mịn rồi chia ra làm ba phần. Cho một ít màu thực phẩm theo ý thích của bạn vào bột rồi nhào sơ qua để bột có màu đều và đẹp mắt nhất.
4. TẠO HÌNH VÀ LUỘC BÁNH
Ngắt bột ra thành những viên nhỏ, kích thước lớn – nhỏ tùy theo ý thích, vo tròn.
Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun. Đợi nước sôi, nhẹ nhàng cho bánh vào luộc đến khi bánh nổi lên trên mặt nước thì nấu thêm 3 phút, tắt bếp.
Chuẩn bị một thố nước lạnh, vớt bánh ra thố ngâm khoảng 3 phút, vớt ra và để ráo. Cho bánh hòn vào tô cùng với dừa nạo, trộn đều để bánh không bị dính vào nhau và thưởng thức.
5. YÊU CẦU THÀNH PHẨM
Một mẻ bánh hòn thành công sẽ có vị béo thơm, hơi mặn mặn, ngọt ngọt và dai dai rất tuyệt. Bánh có màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn, chỉ cần thưởng thức một lần bạn sẽ muốn ăn thêm, ăn hoài, ăn mãi. Bạn cũng có thể dùng que nhọn xâu nhiều bánh vào để dễ dàng thưởng thức hơn hoặc trình bày cho đẹp mắt.
Thành phẩm là những chiếc bánh thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Cách 5: Cách làm bánh hòn dừa nhiều màu sắc bắt mắt
Nguyên Liệu
3 phần ăn
200 gr bột năng
Màu thực phẩm (xanh, hồng, cam…)
1/2 trái dừa rám (dừa khô vừa già tới)
50 g đường cát trắng
50 gr đậu phộng
30 gr mè trắng
1/2 muỗng cafe muối
Các bước
Bột năng, màu thực phẩm (cho phép sử dụng)
Dừa, đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ, mè rang vàng, đường
Nạo dừa với dụng cụ tự chế
Làm muối đậu: Cho đậu phộng, mè đã rang vàng vào cối dùng chày giã nhỏ, sau đó trộn muối-đường cho vừa ăn
Cho bột năng vào thố, chế vào nước thật sôi (chế từ từ), dùng phới dẹp trộn cho bột hòa quyện với nước, rồi dùng tay nhồi cho bột mịn. Sau đó chia bột trắng ra làm 3 phần, lấy 1 phần rồi nhỏ vào 2 giọt màu xong nhồi sơ cho bột thấm đều màu, tiếp tục với màu yêu thích
3 phần bột với màu hồng, xanh, trắng
Bắt bánh & luộc bột: Ngắt bột thành những khối nhỏ, vo viên tròn. Đun sôi nồi nước, nước sôi cho bánh hòn vào luộc, luộc tới khi bánh nổi lên thì nấu thêm 3 phút nữa, tắt bếp (lửa nhỏ vừa)
Vớt bánh ra thố nước nguội, ngâm bánh 3 phút, rồi lấy bánh ra để ráo
Bánh hòn để vào tô, cho dừa đã nạo vào, trộn từng bánh để không bị dính vào nhau
Thành phẩm: Bánh hòn dai dai, vị béo thơm của dừa non, vị mặn mặn-ngọt ngọt của muối mè đậu, màu sắc lại bắt mắt, thật là hấp dẫn. Cứ cho từng viên vào miệng, bắt ngây luôn, ăn hoài ăn mãi hết bánh lúc nào không hay
Có thể dùng que nhọn xâu nhiều bánh hòn vào, cầm que ăn cũng thích lắm luôn
Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm bánh hòn
Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh hòn
Nơi bán nguyên liệu làm bánh hòn
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh hòn, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách bảo quản bánh hòn không bị hư hỏng
Để bánh hòn có độ dai như ý bạn cần pha bột năng với lượng nước vừa đủ, nếu bột quá khô hoặc quá nhảo thì thành phẩm sẽ không đạt chuẩn.
Cần luộc bánh trên lửa nhỏ vừa để bột chín từ từ, không để lửa quá lớn.
Bạn có thể làm nhân đậu, nhân thịt bằm… để tăng thêm hương vị cho món bánh. Đặc biệt nếu làm nhân mặn bạn nên làm thêm một chén nước mắm ở để chấm.
Tổng kết
Cách làm bánh hòn mới nhất 11/2024 thật đơn giản và dễ thực hiện phải không nào? Món bánh Việt truyền thống dân dã, mộc mạc này không quá ấn tượng nhưng đối với nhiều người, nó là cả ký ức tuổi thơ không bao giờ quên. Cuộc sống ngày này ngày một phát triển, không thiếu những loại bánh mới nhưng bánh hòn vẫn là món ăn vặt được rất nhiều người nhớ đến và yêu thích. Khi nào có dịp bạn hãy làm bánh cho người thân mình thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công!