Updated at: 23-06-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh đúc gân lá dứa vừa dễ làm ăn vào thì dai ngon sần sật ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy. Với công thức và cách làm bánh đúc gân lá dứa đơn giản mới nhất 11/2024 sau đây thì bạn có thể tịn tin thực hiện ngay món bánh đúc lá dứa này mà không cần phải làm từ nước tro. Vậy thì hãy cùng vào bếp thực hiện món bánh này cùng với học làm bánh cùng Kinh Đô Food nhé

Bánh đúc là gì?

Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo (tại miền Bắc và miền Trung) hoặc bột năng (miền Nam) với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.

Là món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Không chỉ được ăn như một thức quà quê, bữa ăn sáng mà điển hình là bánh đúc chấm tương, bánh đúc cũng có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô v.v.

Các loại bánh đúc phổ biến tại mỗi vùng miền

  • Bánh đúc bột gạo: loại phổ biến nhất, chỉ dùng bột gạo ngâm nước vôi hoặc nước gio đun chín và để nguội thành bánh.

  • Bánh đúc tàu: phổ biến ở Hải Phòng. Được làm từ bột gạo, bột năng, nhân có thịt nạc băm, tôm cắt hạt lựu, cà rốt, củ cải trắng.

  • Bánh đúc bột năn dòn trong: Dùng bột năng làm bánh, thịnh hành tại miền Nam Việt Nam.

  • Bánh đúc lạc: bánh nấu từ bột gạo trộn lẫn lạc nhân đã luộc chín bóc vỏ, thường ăn với tương. Thịnh hành khắp các chợ miền Bắc Việt Nam. Một số nơi còn dùng thêm chút cơm dừa xắt miếng mỏng hoặc nhuyễn trộn lẫn bột trong nồi bánh trước khi đổ ra khuôn.

  • Bánh đúc khoai môn – làm bằng khoai môn

  • Bánh đúc mặn: bột gạo với bột năng hòa lẫn đổ khuôn từng chiếc bánh, hấp chín. Trút ra đĩa và ăn kèm ruốc tôm chấy, hành lá xắt nhuyễn phi thơm.

  • Bánh đúc nước dừa: Thịnh hành tại miền Nam, nấu với nước dừa.

  • Bánh đúc nước cốt dừa: miền Nam, nấu với nước cốt dừa.

  • Bánh đúc nóng: Bánh đúc ăn khi còn nóng, khác với đa phần bánh đúc ăn nguội, kết hợp với hành phi, rau và thịt.

  • Bánh đúc riêu cua: Bánh đúc không nhân thái sợi mỏng, khi ăn chan với canh riêu cua nóng.

Cách làm bánh đúc gân lá dứa thơm ngon tại nhà

Cách 1: Cách làm bánh đúc gân lá dứa nước cốt dừa với đường thốt nốt

Nguyên liệu

Cách làm bánh đúc lá dứa nước cốt dừa cần chuẩn bị riêng các thành phần nguyên liệu sau:

  • Nguyên liệu phần bánh đúc: 180 gram bột gạo, 120 gram bột năng, 100 gram lá dứa, nửa thìa cà phê muối, 450 ml nước cốt dừa, 120 gram đường cát trắng.

  • Nguyên liệu phần nước cốt dừa: 250 ml nước cốt dừa (lấy từ dừa nạo hoặc loại đóng lon), 1 thìa cà phê bột năng, 2 nhánh lá dứa, 1/4 thìa cà phê muối ăn.

  • Nguyên liệu làm nước đường: 100 gram đường thốt nốt, 1/4 thìa cà phê muối ăn, 30 gram gừng tươi thái lát, 1 thìa cà phê bột năng (pha loãng sẵn với 20 ml nước lọc).

  • Trang trí ăn kèm: ít mè rang (mè trắng hay đen đều được)

  • Dụng cụ: khuôn bánh làm bánh mì, nồi, tô, rây, máy sinh tố, nồi hấp,…

đường thốt nốt

Nước đường thốt nốt có vị ngọt dịu, giúp bánh đúc ngon hơn. Ảnh: Internet

Cách làm bánh đúc lá dứa ngọt nước cốt dừa với đường thốt nốt

1. Trộn bột với nước cốt lá dứa làm bánh đúc

  • Rửa sạch phần lá dứa, rồi phơi ráo. Sau đó, dùng dao cắt lá dứa thành các khúc nhỏ, cho vào máy sinh tố, cùng với 200 ml nước lọc, xay nhuyễn mịn. Lọc hỗn hợp qua rây để thu phần nước cốt lá dứa xanh mát vào một cái tô sạch.

lọc nước cốt lá dứa

Bước xay và ép nước cốt tự nhiên từ lá dứa. Ảnh: Internet

  • Thêm nước cốt dừa vào tô nước cốt lá dứa, khuấy đều.

  • Thêm đường, muối vào tô lá dừa nước cốt dừa, trộn đều cho đường tan. Bạn có thể gia giảm 2 nguyên liệu này để bánh có hương vị vừa miệng nhé.

  • Lấy nồi sạch, từ từ rây bột năng với bột gạo đã chuẩn bị vào nồi.

cách trộn bột làm bánh đúc lá dứa nước cốt dừa

Bước trộn bột làm bánh đúc pha nước cốt lá dứa.

  • Đổ phần nước cốt lá dứa pha nước cốt dừa ở trên vào nồi bột, khuấy đều tay cho bột không bị vón cục. Đến khi bột thống nhất và sánh mịn thì bạn để qua bột bên, cho nghỉ nửa tiếng.

2. Cách làm nước cốt dừa, nước đường ăn kèm bánh đúc lá dứa

  • Bạn cho nước cốt dừa hòa với muối ăn vào chảo, thêm 2 nhánh lá dứa vào nấu. Trong lúc đợi, bạn hòa tan bột năng trong 20 ml nước lọc. Bạn đợi nước cốt dừa lá dứa sôi thì đổ hỗn hợp bột năng pha loãng vào nấu cùng. Nhớ khuấy đều, hạ lửa nhỏ và đun đến khi nước cốt dừa đặc sệt lại thì tắt bếp. Vậy là hoàn tất cách làm nước cốt dừa rồi đấy.

cách làm nước cốt dừa, nấu siro gừng

Các bước nấu nước cốt dừa và siro gừng.

  • Khi nấu nước siro đường, bạn cho gừng vào cối, giã nhuyễn. Sau đó, đổ 1 muỗng canh nước lọc vào khuấy với gừng cho hòa tan. Lọc hỗn hợp nước gừng qua rây, lấy nước cốt và bỏ xác. Cho nước cốt gừng vào nồi nhỏ, thêm đường thốt nốt (nên cắt nhỏ cho dễ nấu) với muối ăn, bột năng pha loãng vào khuấy đều. Nấu đến khi siro đường đặc sệt lại, đường hòa tan hết thì tắt bếp là xong.

3. Cách nấu bánh đúc lá dứa ngọt ăn với nước cốt dừa

  • Sau thời gian cho bột nghỉ, bạn bắc nồi bột lên bếp nấu. Vừa đun, vừa khuấy đều, đến khi bột nóng đến bốc khói thì hạ lửa liu riu chứ không để sôi nhé.

  • Khuấy bột đến khi dẻo sệt lại thì tắt bếp.

  • Lấy khuôn bánh ra, quét một lớp dầu ăn mỏng quanh đáy khuôn để chống dính.

khuôn làm bánh mì bằng nhôm

Dùng khuôn làm bánh mì bằng nhôm để đổ bột bánh đúc. Ảnh: Internet

  • Đổ hỗn hợp bột bánh đúc vào khuôn, dàn mặt phẳng đều.

  • Cho khuôn bột bánh vào nồi hấp cách thủy cho chín.

nấu bột bánh đúc lá dứa và đổ khuôn hấp

Các bước nấu bột bánh đúc lá dứa và đổ khuôn hấp.

  • Khoảng 20 – 25 phút sau, dùng que tăm hoặc đũa xiên thử qua lớp bánh, nếu không còn dính bột là bánh đã chín.

  • Lấy bánh ra, cắt thành các khoanh nhỏ, xếp lên chén, rưới nước cốt dừa, siro gừng và rắc mè rang lên thưởng thức.

4. Yêu cầu thành phẩm cho bánh đúc nấu với lá dứa

Phần bánh mềm mềm, hơi dai và mịn, tan đều trong miệng. Về màu sắc, bánh có màu xanh mướt mắt, tươi tắn, vị thơm đặc trưng lá dứa. Nước cốt dừa mằn mặn, béo ngậy, cùng nước siro gừng hơi cay, nồng và ngọt dịu chứ không gắt. Tất cả hương vị hòa quyện tạo nên món bánh ngon nhất là bạn đã thành công rồi đấy!

dĩa bánh đúc lá dứa nước cốt dừa

Dĩa bánh đúc xanh màu đẹp mắt, ăn với nước cốt dừa mặn mà, beo béo, ngọt dịu. Ảnh: Internet

Cách 2: Cách làm bánh đúc gân lá dứa ngọt với đường cát truyền thống chuẩn vị 

Nguyên liệu

  • 110 gram bột gạo

  • 1 bó lá dứa rửa sạch (hòa với khoảng 600 ml nước lọc, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt)

  • 120 gram bột năng

  • 9 muỗng canh đường cát trắng

  • 400 ml nước cốt dừa

  • 1 thìa cà phê dầu ăn

  • 1 thìa cà phê muối ăn

  • 4 muỗng canh đường nâu

  • Nước lọc

cách lấy nước ép lá dứa

Cách lấy nước ép lá dứa.

Cách làm bánh đúc gân lá dứa

Cách trộn bột làm bánh đúc gân lá dứa

  • Hòa tan nước cốt lá dứa với 4 muỗng canh đường, 1/4 thìa cà phê muối ăn trong nồi. Sau đó, từ từ rây 2 loại bột năng và bột gạo vào cùng (mỗi loại chỉ lấy 80 gram), khuấy đều cho bột tan hoàn toàn.

  • Bắc nồi lên bếp, đun với mức lửa liu riu.

  • Vừa nấu, vừa khuấy hỗn hợp cho dẻo mịn và sệt lại, tắt bếp, không để bột sôi.

  • Trong một cái tô sạch, cho 1/2 phần nước cốt dừa vào trộn với phần bột gạo còn lại với 33 gram bột năng, khuấy đều. Sau đó, nêm 2 muỗng canh đường cát, 1/4 thìa cà phê muối còn lại vào trộn chung với bột trắng.

trộn bột làm bánh đúc gân lá dứa

Bước trộn bột làm bánh đúc gân lá dứa và đổ khuôn.

  • Cho chén bột trắng vào lò vi sóng quay tiếp 60 – 90 giây, chia thành 2 – 3 lần. Sau đó, lấy nước cốt dừa ra, quấy đều cho đến khi hỗn hợp có độ sệt như mong muốn là được.

Cách hấp bánh đúc lá dứa

  • Lấy 1 cái khuôn hấp kích cỡ vừa với lượng bột, quét một lớp dầu ăn mỏng dưới đáy và trong khuôn. Sau đó, lần lượt cho bột xanh và bột trắng vừa làm đổ vào khuôn và trải cho đều.

  • Lấy muỗng quẹt trên bề mặt bột để tạo các đường vân.

  • Cho khuôn bột vào nồi hấp, canh khoảng 20 phút sau, kiểm tra bánh chín thì lấy ra.

  • Cắt bánh thành từng miếng nhỏ, xếp lên dĩa.

  • Cho phần nước cốt dừa còn lại vào nồi nhỏ, vài nhánh lá dứa, phần đường cát còn lại và 1/4 thìa cà phê muối vào nồi khuấy đều. Bạn hòa tan phần 7 gram bột năng còn lại trong 20 ml nước lọc trong một cái chén nhỏ. Sau đó, đổ bột pha loãng vào nấu chung với nước cốt dừa. Đun nước sốt cho sánh đặc lại là được.

hấp bánh đúc gân lá dứa

Bước hấp chín hấp bánh đúc gân lá dứa và ăn kèm nước cốt dừa, nước đường.

  • Trong lúc đó, cho đường nâu với 100 ml nước lọc, phần muối còn lại vào nồi, nấu tan rồi tắt bếp.

  • Rưới nước đường nâu với nước cốt dừa lên dĩa bánh đúc và thưởng thức.

Cách 3: Cách làm bánh đúc gân lá dứa từ bột mì và vôi tôi đơn giản chỉ trong 15 phút

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 125 gram

  • Bột mì tinh: 75 gram

  • Lá dứa: 4 – 5 nhánh đã rửa sạch

  • Vôi tôi: 1 muỗng canh (Trước thời điểm nấu bánh 1 ngày, bạn ngâm vôi tôi với nước sạch. Sau đó, vớt lấy 300 gram nước vôi trong.)

  • Nguyên liệu làm nước đường thốt nốt: Đường thẻ thốt nốt, nước lọc, mè rang chín (số lượng thành phần sử dụng theo khẩu vị)

tô nước vôi trong

Nước vôi trong giúp bánh đúc có kết cấu dẻo và chắc hơn. Ảnh: Internet

Cách làm bánh đúc lá dứa bằng bột mì

  • Lá dứa đem xay nhuyễn với nước lọc rồi vắt lấy 250 gram nước cốt.

  • Hòa nước cốt lá dứa với nước vôi trong, thêm bột mì và bột gạo vào trộn cùng sao cho đủ 750 gram hỗn hợp.

cách làm bánh đúc lá dứa từ bột mì

Các bước trộn bột mì với lá dứa làm bánh.

  • Bột trộn cho dẻo mịn thì cho vào nồi nấu.

  • Khuấy đều hỗn hợp bột cho mịn, màu bột trong hơn thì tắt bếp chứ không để sôi.

  • Đổ bột vào khuôn, đợi nguội thì cắt thành miếng vừa ăn.

  • Bắc nồi nhỏ khác, cho đường thốt nốt với nước lọc nấu cho kẹo lại thì rắc mè rang chín lên.

  • Dọn dĩa bánh đúc và 1 chén nước đường thốt nốt lên và thưởng thức nhé.

bánh đúc lá dứa ăn kèm nước đường thốt nốt

Bánh đúc xanh ăn kèm nước đường thốt nốt là ngon nhất.

Cách 4: Cách làm bánh đúc gân lá dứa từ nước tro tàu ngon như hàng quán

Nguyên liệu

  • Bột năng: 500 gram

  • Bột gạo: 500 gram

  • Đường: 1 muỗng canh

  • Muối ăn: 1 thìa cà phê

  • Nước tro tàu: 1 muỗng canh

  • Nước cốt lá dứa ép sẵn: 2,4 kg

  • Dầu ăn: 1 muỗng canh

  • Nguyên liệu làm sốt nước cốt dừa: 500 ml nước cốt dừa, sữa đặc Ông Thọ, đường cát, ít bột bắp pha loãng.

chai nước tro tàu

Nước tro tàu giúp làm bánh mềm mịn và lên màu đậm hơn. Ảnh: Internet

Hướng dẫn làm bánh đúc lá dứa với nước tro tàu

  • Bạn rây bột năng, bột gạo, đường, muối, nước tro tàu vào trộn chung với nước ép lá dứa, khuấy đều tay. Khuấy đến khi bột không còn vón cục nữa là được.

  • Đổ bột qua rây, lọc lại 2 – 3 lần nữa để thu được hỗn hợp bột mịn nhất.

  • Cho hỗn hợp bột vào nồi, bắc lên bếp nấu với lửa to. Dùng muỗng khuấy bột theo một chiều thôi nhé, đến khi thấy bột nặng tay thì bạn tắt bếp.

  • Đổ bột bánh vào khuôn, rồi cho vào nồi hấp thêm 15 – 20 phút cho chín.

  • Đợi bánh nguội thì cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.

bánh đúc lá dứa làm từ tro tàu

Món bánh đúc lá dứa làm từ tro tàu dẻo mịn. Ảnh: Internet

  • Làm nước sốt ngọt ăn kèm: Cho nước cốt dừa hòa với bột bắp pha loãng trong nồi và nấu. Nêm đường, sữa đặc theo khẩu vị, đun đến khi sốt sánh đặc lại thì tắt bếp, dọn lên ăn cùng bánh đúc.

Cách 5: Cách làm bánh đúc gân lá dứa không hàn the

Nguyên liệu làm bánh đúc gân lá dứa không hàn the

  • 200gr bột năng

  • 200gr bột gạo tẻ

  • 300gr đường cát trắng

  • ½ muỗng cà phê muối

  • ½ củ gừng tươi

  • 1 bó lá dứa

  • 150ml nước cốt dừa

Cách làm bánh đúc gân lá dứa không hàn the

Bước 1: Làm bột bánh đúc gân lá dứa

– Rửa sạch lá dứa, cắt bỏ phần gốc rồi cho thêm 400ml vào cùng để xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp qua rây, lọc bỏ phần bã lá dứa, giữ lại phần nước

– Tiếp theo, cho muối + 200gr đường + 100ml nước cốt dừa vào hòa tan cùng phần nước lá dứa ở trên

– Trộn đều hai loại bột vào nhau rồi rây mịn, cho phần hỗn hợp nước lá dứa vào và khuấy đều theo chiều kim đồng hồ đến khi hỗn hợp bột đồng nhất thì ngưng. Dùng màng thực phẩm bọc kín hỗn hợp và để bột được nghỉ trong khoảng 30 phút

– Sau khi bột đã nghỉ đủ 30 phút, cho bột vào nồi và đun với lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ. Lưu ý trong thời gian nấu phải liên tục dùng đũa khuấy đều để tránh bột bị bong bóng

Bước 2: Hấp bánh đúc gân lá dứa

– Quết một lớp dầu ăn mỏng lên trên mặt khuôn để bột không bị dính. Khi bột đã hòa quyện vào nhau, tắt bếp và cho bột vào khuôn để hấp chín

– Khi bánh chín, dùng muôi đè chặt bánh xuống để tạo thành một khối bánh cứng. Nếu muốn bánh giòn và dẻo hơn, khi bánh nguội bạn hãy cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh để trong khoảng 30 phút trước khi dùng

Bước 3: Làm nước đường

– Rửa sạch củ gừng, bỏ vỏ rồi xay nhuyễn cùng chút nước

– Hòa phần đường cát, nước cốt dừa còn lại cùng 400ml nước và bắt lên đun nấu với lửa vừa. Khi nước vừa sôi, hạ lửa nhỏ và cho gừng băm nhuyễn, 3gr bột năng vào khuấy đều tay. Khi hỗn hợp đặc lại, nêm nếm lần cuối rồi tắt bếp.

Cách 6: Cách làm bánh đúc gân lá dứa ngon mê ly khó cưỡng

Nguyên liệu

  • 500gr bột gạo

  • 150gr bột năng

  • 1 bó lá dứa

  • 2 thìa canh mè rang

  • 500gr đường thốt nốt

  • 800ml nước cốt dừa

  • 3 lít nước lọc

Thực hiện làm bánh đúc gân lá dứa

Sơ chế nguyên liệu

xay-la-dua

Bột gạo, bột năng cho vào một chiếc bát lớn rồi trộn đều, sau đó lọc qua rây để bột được mịn hơn.

Lá dứa rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố cùng với 300ml nước để xay nhuyễn lá.

Lá dứa sau khi đã say nhuyễn bạn cho qua rây để lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã.

Lấy một nửa nước cốt dừa đã chuẩn bị cho vào một chiếc bát to khuấy đều với nước cốt lá dứa, lượng nước cốt dừa còn lại các bạn mang hòa chung với khoảng 300 ml nước lọc.

Cách làm bánh 

Hỗn hợp bột năng và bột gạo sau khi đã trộn đều thì các bạn chia ra làm hai phần bằng nhau.

banh-duc

Phần bột 1: Hòa tan với nước cốt dừa và nước cốt lá dứa.

Phần bột 2: Hòa tan với phần nước cốt dừa và nước lọc, các bạn cho thêm một chút muối vào phần bột rồi sau đó khuấy đều để cho những đĩa bánh đúc lá dứa ngon và đậm vị hơn nhé.

Hai phần bột sau khi đã pha chế xong thì bạn cho vào hai chiếc nồi khác nhau, đun với lửa nhỏ. Trong quá trình đun thì các bạn khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi, sánh và dẻo thì tắt bếp.

Sau khi khuấy xong, bạn trút phần bột ở 2 nồi vào chung với nhau, trộn thật đều tay để bánh đúc có đường gân màu xanh – trắng xen kẽ.

banh-duc-gan-la-dua

Chuẩn bị khuôn bánh, phết dầu ăn vào trước sau đó đổ phần bánh đúc vào, dàn đều rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau khi bánh chín thì lấy ra chờ nguội.

Bánh đúc lá dứa sau khi để nguội các bạn cắt thành từng miếng vừa ăn rồi cho vào bát, rưới lên trên một chút hỗn hợp nước gừng và nước cốt dừa. Nếu thích các bạn có thể rắc thêm cả một chút vừng trắng lên trên và thưởng thức.

banh-duc-gan

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm bánh đúc gân lá dứa

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh đúc gân lá dứa

YouTube video

Nơi bán nguyên liệu làm bánh đúc gân lá dứa

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh đúc gân lá dứa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Cách phân biệt bột gạo tẻ và bột gạo nếp

Bột gạo tẻ được làm từ hạt gạo tẻ, còn bột gạo nếp thì được làm từ hạt gạo nếp (hay còn gọi là gạo sáp).

Về màu sắc, bột gạo tẻ có màu trắng đục và hơi sạm. Ngược lại, bột gạo nếp thì có màu trắng tinh tự nhiên.

Khi sử dụng bột gạo tẻ thì nó sẽ giúp cho thực phẩm không bị khô sau khi chế biến. Đối với bột gạo nếp thì nó sẽ giúp cho thành phẩm có độ dẻo dai.

Gạo tẻ thường được dùng nhiều trong các món bánh như: bánh canh, bánh bò, bánh ướt, bánh xèo,… Còn gạo tẻ thường dùng để chế biến các món chè, xôi,…

Bánh đúc lá dứa bán ở đâu ngon?

1. Địa chỉ bán bánh đúc xanh ngọt ngon tại TPHCM

Đến đâu để thưởng thức món bánh ngon số-dzách này tại TPHCM? Hãy lưu ngay những địa chỉ sau nhé:

  • Quán Bà Năm (22/4 Đồng Tâm, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn)

  • Ăn vặt Nhà Pu (247/19 Thạch Lam, quận Tân Phú)

  • Thiên Food (51/88 đường Cao Thắng, phường 3, quận 3)

Bánh đúc lá dứa có giá khoảng 20 000 – 30 000 đồng/ dĩa. Ảnh: Internet

2. Địa chỉ bán bánh đúc lá dứa ngon tại Hà Nội

Mặc dù là món ngon mang hương vị của người miền Nam, nhưng nếu bạn muốn tìm món ăn vặt này tại Hà Nội, hãy đến với những địa chỉ dưới đây nhé:

  • Quán Bếp Bà Nuôi (số 458 đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng)

  • Quán ăn vặt ở số 5C đường Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, quận Hoàng Kiếm

  • Quán Chè Đà Nẵng (106 đường Quán Thánh)

Tổng kết

Với công thức chi tiết ở trên, tôi tin rằng bạn cũng đã nắm được cách thực hiện rồi đúng không nào? Cùng làm ngay món bánh đúc gân lá dứa – bánh đúc ngọt thơm béo, dẻo giòn hấp dẫn tháng 11/2024 này để đãi cả nhà nhé! Chúc bạn thành công!

5/5 - (10 votes)