Nếu là người con miền Tây chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với món bánh lá dừa (hay còn gọi bánh dừa). Bánh khi ăn có vị dẻo của nếp, béo thơm cùng nước cốt dừa và hình hài chiếc bánh cuốn tròn như chiếc lò xo rất bắt mắt. Cùng Kinh Đô Food tìm hiểu về loại bánh này và cách làm bánh dừa với công thức mới 11/2024 cũng như quay về kí ức tuổi thơ của người dân nơi đây nhé!
Bánh dừa là gì?
Đó là tên một loại bánh dân gian mang tính đặc trưng của miền tây. Sự hoà trộn độc đáo giữa nước cốt dừa béo ngậy vào hạt nếp dẻo thơm, thêm chút bùi bùi của đậu đen, cùng cơm dừa nạo nhuyễn. Tất cả tạo nên một chiếc bánh thon thon, dài dài được gói bằng lá dừa nên người ta gọi là bánh lá dừa.
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua nếp mẩy ngon
Chọn mua những hạt nếp có kích thước to đều hạt, trắng đục, bên ngoài căng bóng và hạt không bị gãy.
Không nên chọn hạt nếp bị mùn, bị đồ lông hoặc có màu vàng.
Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng giống gạo. Còn đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi và khi nấu cũng sẽ không giữ được độ thơm ngon.
Bạn có thể nếm thử nếp bằng miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon.
Bạn có thể tham khảo các loại nếp ngon như: nếp cái hoa vàng, nếp Tú Lệ, nếp nương Điện Biên, nếp ngỗng và nếp nhung.
Cách chọn mua đậu trắng ngon
Nên chọn hạt đậu có lớp vỏ trơn bóng, màu bóng loáng, ở giữa hạt có đốm đen rõ nét không mờ nhạt, các hạt đều nhau, không bị sần sùi hay xuất hiện các vết li ti nào.
Ngoài ra ấn vào thấy đậu còn cứng, không bị trỗng bên trong hay dễ bị vụn ra là đậu còn mới.
Bên cạnh đó khi ngửi cũng không nghe thấy mùi ẩm mốc hay mùi lạ nào nhé.
Cách chọn mua chuối tươi ngon
Đối với loại bánh này, bạn nên mua chuối xiêm đen để có mùi vị thơm ngon.
Nên chọn nải chuối chín không đều màu (có quả vàng, quả xanh) và có những vết đốn đen hoặc hồng đậm.
Không nên chọn những quả chín đều, vỏ màu vàng đậm.
Chuối chín tự nhiên sẽ có phần cuống và phần thân màu vàng. Còn cuống có màu xanh nhưng trái chín vàng đều thì chắc chắn đã được ngâm hóa chất.
Chuối chín cây sẽ có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên, mềm đều. Còn chuối tẩm hóa chất khi ăn sẽ hơi sượng, cứng, có vị chát và vị chua.
Hướng dẫn cách làm bánh dừa thơm ngon tại nhà
Cách 1: Cách làm bánh dừa dân dã Bến Tre
Nguyên liệu làm Bánh lá dừa Bến Tre
Cho Khoảng 25 cái
Nếp 2 kg
Đậu trắng 150 gr
Chuối xiêm 20 quả
Đường 100 gr
Nước cốt dừa 1 lít
Muối 1 muỗng cà phê
Lá dừa 40 lá
Cách chế biến Bánh lá dừa Bến Tre
1. Chuẩn bị các nguyên liệu nhân bánh
Đầu tiên, bạn vo sạch 2kg nếp với nước nhiều lần rồi để ráo.
Tiếp theo, ngâm mềm 150gr đậu trắng với nước khoảng 3 – 4 tiếng và rửa sạch lại.
Kế đến, lột bỏ vỏ và xơ chuối rồi cho vào thau lớn, sau đó ướp 2 tiếng với 100gr đường, 1 muỗng cà phê muối. Khi ướp chuối xong, bạn dùng dao cắt đôi chuối.
2. Cuộn lá dừa để gói bánh
Mỗi cái bánh sẽ dùng khoảng 2 lá dừa, bạn cắt bỏ gân lá, lau sạch bề mặt rồi thực hiện công đoạn cuộn lá.
Đầu tiên, bạn bẻ ngược 1 khúc lá dừa (khoảng 5cm) lên trên rồi cố định lại bằng tăm. Sau đó, bạn tiếp tục cuộn tròn lá dừa sao cho ôm sát miếng dừa đã cố định khi nãy.
Cuộn liên tiếp đến khi hết lá, kế đến bạn nối tiếp lá dừa thứ 2 vào và tiếp tục cuộc tròn. Khi cuộn gần đến phần đỉnh lá (đầu nhọn), bạn dùng tăm cố định lại là hoàn tất.
3. Xào nếp và trộn đậu
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần nếp đã để ráo, 1 lít nước cốt dừa, đảo đều hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi nước cốt dừa thấm vào hạt nếp, nếp dẻo mềm thì tắt bếp.
Khi xào nếp xong, bạn cho vào 150gr đậu trắng đã ngâm mềm rồi trộn đều.
Dồn nhân và gói bánh
Đầu tiên, cho vào bên trong lá dừa 1 ít nhân nếp. Sau đó, tạo 1 lỗ nhỏ rồi cho chuối vào giữa.
Tiếp theo, dàn đều lên trên mặt 1 ít nếp nữa rồi dùng dây cột kín 2 đầu lại.
Kế đến, bạn dùng 4 dây để cột bánh, 2 dây dùng để cột ngang bánh và 2 dây còn lại bạn dựng đứng bánh rồi cột lại, bạn nhớ siết chặt để phần nhân bên trong được nén lại chắc chắn nhé.
Bạn làm tương tự như vật đến khi hết nguyên liệu đã chuẩn bị nhé.
5. Luộc bánh
Nấu sôi 1 nồi nước, sau đó bạn cho bánh vào luộc chín trên lửa vừa trong 6 tiếng là chín. Sau khi bánh luộc xong bạn đem treo lên để bánh được ráo nước mà mau nguội hơn nhé.
6. Thành phẩm
Bánh lá dừa có phần nếp mềm dẻo, beo béo vị nước cốt dừa cùng chút bùi bùi từ đậu trắng, nhân chuối bên trong thì chua chua ngọt ngọt cực kỳ thơm ngon.
Món bánh rất phù hợp để dùng làm bữa sáng nhanh gọn hay là món quà vặt vào những buổi xế chiều cũng rất tuyệt đấy!
Cách 2: Cách làm bánh dừa Giồng Luông Bến Tre béo ngậy
Chuẩn bị nguyên liệu:
Để làm được những chiếc bánh dừa trứ danh, người thợ làm bánh luôn ưu tiên cho những hạt nếp dẻo (hiện nay hay dùng nếp Thái) vì nếp càng dẻo thơm, bánh càng hấp dẫn.
Ban đầu người ta rửa sạch nếp, đợi cho khô ráo rồi cho ngâm với một lượng nước vừa đủ để làm nếp mềm nở. Dừa khô băm nhuyễn, muối, đường trộn đều vào nếp.
Nguyên liệu làm bánh dừa
Nguyên liệu làm nhân bánh:
Nhân bánh của chiếc bánh dừa cũng rất đa dạng, có nhân chuối, nhân đậu, hoặc có những chiếc bánh chỉ nguyên là nếp và dừa.
Để làm được nhân chuối thơm ngon, người thợ chọn chuối xiêm vừa chín tới, cắt đôi theo chiều dọc, trái nhỏ thì để nguyên sau đó ướp thêm đường.
Đối với nhân đậu, người ta thường dùng đậu xanh bỏ vỏ, nấu chín cho đến khi nhuyễn và sánh đặc.
Chuẩn bị phần lá gói bánh:
Về phần lá để gói bánh thì dùng lá dừa non, khi nấu chín lá vẫn rất mơn mởn nhìn bắt mắt.
Cách gói và hấp bánh:
Khâu gói bánh là khâu quan trọng, gói bánh đúng kỹ thuật thì nước hấp bánh mới không tràn vào làm hỏng bánh và cả tính thẩm mỹ của bánh nữa.
Đầu tiên, người làm bánh phải làm nòng (tạo hình) từ chiếc lá dừa non theo hình trụ, từ từ cho nếp vào giữa ống bánh rồi cho thêm chuối hoặc đậu, cuối cùng là lớp nếp.
Người thợ tiếp tục kỹ thuật bẻ miệng lá dừa cho bịt kín hai đầu chiếc bánh, dùng gân lá chuối khô quấn chặt bánh.
Cuối cùng là thả bánh vào nồi, nấu trong 5 – 6 tiếng thì chín.
Theo sức ăn của một người trưởng thành, mỗi người có thể ăn 2 – 3 chiếc bánh dừa cùng lúc vì dáng vấp của bánh dừa khá nhỏ nhắn.
Cách 3: Cách làm bánh dừa chiên giòn tan trong miệng
Nguyên liệu làm Bánh dừa chiên
Cho 4 người
Nước lọc 250 ml
Men khô 7 gr
Đường trắng 1/2 chén
Muối 1/4 muỗng canh
Bột mì 544 gr
Dừa nạo 128 gr
Mè 50 gr
Dầu ăn 100 ml
Cách chế biến Bánh dừa chiên
1. Chuẩn bị bột
Bạn lấy nước ấm, nước cốt dừa, muối, đường và men khô vào tô trộn đều và khoảng 5 phút. Sau đó bạn cho bột mì, dừa nạo vào rồi dùng muỗng trộn đều.
Mách bạn: Khi trộn hỗn hợp bột bạn chú ý khuấy đều tay cho hỗn hợp tan đều không bị vón cục.
2. Ủ bột
Để tô hỗn hợp ở nơi ấm trong 1 – 2 tiếng, dùng khăn sạch đậy lại cho hỗn hợp nở gấp đôi.
3. Chiên bánh
Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, dùng tay nặn bột thành viên, lăn qua mè rồi thả vào chảo dầu chiên giòn. Bạn chú ý chiên với số lượng vừa phải, không chiên quá nhiều viên bột trong chảo.
Mách bạn: Khi chiên, bạn cho dầu ăn ngập bánh để bánh không bị dính và ngon, giòn hơn.
4. Thành phẩm
Bánh dừa chiên xong, bạn vớt ra ngoài để ráo dầu là có thể dùng được. Bánh dừa chiên với lớp ngoài giòn tan, bên trong béo ngậy vị dừa rất hấp dẫn.
Cách 4: Cách làm bánh dừa nướng thơm ngon khó cưỡng
Nguyên liệu làm Bánh dừa nướng
Cho 4 người
Dừa nạo 380 gr
Trứng gà 4 quả
Đường trắng 125 gr
Muối 2 gr
Vani 1/4 muỗng cà phê
Dụng cụ thực hiện
Khay nướng, lò nướng, chén bát, đũa, vá,…
Cách chế biến Bánh dừa nướng
1. Nướng sơ dừa nạo
Bạn dàn đều dừa nạo ra khay nướng và nướng ở 180 độ C trong 5 phút rồi lấy ra để nguội.
2. Trộn lòng trắng trứng gà với gia vị
Bạn lấy lòng trắng 4 quả trứng cho vào bát cùng với 125 gram đường, 2 gram muối và 1/4 muỗng cà phê vani. Bạn trộn đều hỗn hợp cho đến khi đường tan và hỗn hợp nổi bọt.
3. Trộn dừa nạo với lòng trắng trứng
Bạn đổ dừa nướng vào hỗn hợp lòng trắng trứng, trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất.
Mách bạn: Hỗn hợp bánh dừa nướng có thể đặc và hơi sệt nhưng không nên để lỏng vì sẽ rất khó nặn bánh.
4. Nướng bánh
Đầu tiên, bạn thoa tay với chút dầu ăn và nặn dừa thành những viên tròn có đường kính khoảng 4 cm.
Tiếp theo, bạn cho các viên bánh dừa vừa nặn vào khay nướng có lót giấy nướng và nướng bánh dừa ở 180 độ C khoảng 15 – 20 phút, đến khi bánh chuyển màu vàng là được.
Mách bạn:
Bạn cần nướng dừa nạo tươi trước trong lòcho tinh dầu dừa được kích hoạt, tỏa hương thơm.
Bạn không nên dùng cọ quét dầu ăn lên các viên bánh dừa nướng vì như vậy lượng dầu ăn sẽ bám rất nhiều lên bánh dừa, dẫn đến đem nướng bánh dừa dễ bị cháy khét.
5. Thành phẩm
Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra dĩa và thưởng thức. Những viên bánh dừa nướng có vỏ bánh bùi và giòn bên ngoài, bên trong mềm dẻo, vị ngọt béo rất ngon miệng và hấp dẫn.
Cách 5: Cách làm bánh dừa sấy giòn rụm
Nguyên liệu làm Bánh dừa sấy
Cho 4 người
Trứng gà/ vịt 3 quả
Đường trắng 50 gr
Dừa nạo 110 gr
Mách bạn
Với dừa nạo, bạn có thể mua dừa nạo sẵn ngoài chợ hoặc mua dừa về nạo tươi đều được.
Lưu ý chọn cùi dừa có màu trắng ngần, không phải màu trong cũng không phải màu hơi đục hay hơi ngà, còn phần vỏ sát bên ngoài thì có màu nâu nhạt.
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, khay nướng, giấy nến, chén bát, vá,…
Cách chế biến Bánh dừa sấy
1. Sơ chế nguyên liệu
Bạn lấy trứng gà đập ra tô, tách lấy lòng trắng trứng. Tiếp theo, bạn cho đường trắng vào, dùng dụng cụ đánh trứng đánh đều cho lòng trắng nổi bọt và bông lên.
2. Trộn dừa nạo với lòng trắng trứng gà
Cuối cùng, bạn lấy dừa nạo cho vào tô lòng trắng trứng gà đã đánh bông lên và trộn đều.
3. Nướng bánh
Bạn lót giấy nến vào khay nướng, múc từng miếng nhỏ vào khay bánh.
Sau đó, bạn làm nóng lò nướng trước 10 phút, cho bánh vào lò và nướng bánh ở nhiệt độ 175 độ C trong vòng 20 phút đến khi bánh vàng ruộm và tỏa ra mùi hương thơm là bánh đã chín.
4. Thành phẩm
Khi bánh chín, bạn lấy bánh ra dĩa và thưởng thức cùng trà nóng sẽ rất ngon.
Cách 6: Cách làm bánh dừa hấp kiểu Thái độc lạ
Nguyên liệu làm Bánh dừa hấp kiểu Thái
Cho 4 người
Trứng gà 1 quả
Bột mì 75 gr
Nước cốt dừa 60 ml
Đường nâu 50 gr
Bột nở 1/4 muỗng canh
(baking powder)
Muối 1/2 muỗng cà phê
Dừa nạo 50 gr
Bột bắp 1/4 muỗng cà phê
Lá dứa 10 gr
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn lá dứa tươi, ngon:
Lá dứa ở đây không phải là lá của quả dứa, quả thơm mà là lá của cây dứa thơm hay còn gọi là cây nếp thơm, cây cơm nếp.
Bạn nên chọn các lá bánh tẻ (có phần chuyển màu giữa phần thân và ngọn lá), còn tươi và đậm màu để cho ra màu đẹp nhất.
Dụng cụ thực hiện
Khuôn bánh, chén bát, đũa, vá,…
Cách chế biến Bánh dừa hấp kiểu Thái
1. Sơ chế nguyên liệu
Bạn rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn với nước cốt dừa, sau đó lọc bỏ bã. Còn cơm dừa nạo đem trộn với ½ thìa canh muối.
Với bột mì, bạn đem rây cho mịn rồi cho bột nở vào và trộn cho hỗn hợp thật đều. Tiếp theo, bạn trộn đều trứng và đường trong tô lớn, đổ nước lá dứa vào trộn cùng cho đường tan.
2. Hấp bánh
Bạn phết một lớp bơ mỏng vào khuôn bánh dừa, rắc ít cơm dừa trộn vào. Sau đó đổ hỗn hợp bột làm bánh dừa hấp vào tới mức gần đầy khuôn thì ngưng.
Bạn lấy nồi hấp và đun sôi nước trước, sau đó cho khuôn bánh dừa vào hấp khoảng 15 phút. Bạn có thể dùng tăm tre kiểm tra nếu thấy bánh dừa khô, không dính tăm là bánh đã chín.
3. Thành phẩm
Khi bánh chín, bạn lấy bánh dừa hấp ra, đợi bánh nguội bớt thì gỡ khỏi khuôn là có thể thưởng thức ngay.
Cách 7: Cách làm bánh dừa nướng không cần lò nướng
Nguyên liệu làm bánh dừa nướng
– Dừa gạo (hoặc dừa tươi nạo sợi) 120 – 140 gram;
– Lòng trắng trứng gà 2 quả hoặc bột nếp 35 gram;
– Đường trắng 64 gram;
– Muối 1 gram;
– Cream of tartar 1 gram;
– Vani 1/4 muỗng cà phê;
Lưu ý:
– Đối với sử dụng dừa tươi nạo sợi, không nên nạo sợi dừa quá dài, độ dài khoảng từ 2 – 3 cm đối bánh vo thành viên tròn và từ 3 – 4 cm đối với bánh được cán mỏng.
– Không lấy phần vỏ nâu sát thịt dừa để bánh không bị đắng.
– Bạn có thể nhờ người bán nạo dừa theo yêu cầu, sẽ không mất quá nhiều thời gian chờ đợi của bạn.
Hướng dẫn cách làm bánh dừa nướng
Dưới đây là các thao tác thực hiện đơn giản được ‘nhà bếp’ sưu tầm và chắt lọc để gửi đến bạn:
Nướng trước dừa gạo (bước này giúp bánh trở nên giòn hơn, tuy nhiên bạn vẫn có thể bỏ qua).
– Trải đều tất cả lượng dừa gạo vào khay nướng.
– Nướng ở nhiệt độ 180oC trong 5 phút, sau đó lấy ra để nguội.
Trong khi đợi dừa nguội, hãy bắt tay vào bước tiếp theo
Làm phần bánh
Bước 1: Lấy 2 lòng trắng trứng cho vào một chiếc tô, thêm vào một xíu muối. Đánh trứng cho đến khi nổi bọt to. Sau đó, thêm vào hỗn hợp 1 gram cream of tar tar, tiếp tục đánh cho đến khi bọt to và nhiều hơn. Thêm từng ít một 32 gram đường và tiếp tục đánh trứng cho đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn, bọt nhỏ và nhiều hơn. Tiếp tục đánh cho đến khi trứng bông cứng.
Lưu ý:
Nếu cảm thấy việc đánh trứng quá phức tạp và mất thời gian, bạn có thể thay thế 2 lòng trứng bằng 35 gram bột nếp.
Đánh cho đến khi trứng bông cứng, không còn chảy lỏng và thấy bọt khí
Bước 2: Thêm từng ít một dừa sấy khô vào, rồi dùng đảo hoặc vá xới hỗn hợp từ dưới lên. Tiếp tục thêm dừa cho đến khi hết lượng dừa đã chuẩn bị. Tùy vào độ thấm hút của dừa sấy, sẽ dùng 120 – 140 gram cơm dừa.
Sau khi trộn, hỗn hợp dừa, trứng sẽ trở nên không quá ướt và có độ kết dính.
Bước 3: Vo bánh thành từng viên nhỏ vừa ăn, không nên quá to để nhân bánh được chín tới và xếp bánh vào khay nướng đã trải sẵn một lớp giấy nến.
Vỏ bánh thành từng viên vừa phải rồi xếp vào khay nướng
Nướng bánh
Bước 1: Đặt khay vào rãnh giữa lò. Nướng ở nhiệt độ 120oC (248oF) trong thời gian từ 30 – 40 phút.
Bước 2: Sau thời gian nướng, khi thấy bánh đã bắt đầu khô và bắt đầu vàng đều. Nâng nhiệt độ lên 150oC (302oF) và nướng thêm 10 phút để bánh vàng đều các mặt.
Cách 8: Cách làm bánh dừa nướng đặc sản Quảng Nam
Nguyên liệu làm bánh dừa nướng
Dừa tươi: 100 gr
Bột nếp: 30 gr
Hương vali
Sữa đặc: 1 thìa
Đường kính: 3 thìa
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
– Chọn những quả dừa bánh tẻ, có độ già vừa phải thì làm bánh dừa nướng sẽ ngọt và ngon hơn nha
– Bột nếp bạn nên mua hoặc xay từ gạo nếp nương, bánh sẽ thơm và có độ kết dính hơn.
Một số nguyên liệu cần có để làm bánh dừa khô nướng Quảng Nam
Cách làm bánh dừa nướng ngon
Bước 1: Sơ chế dừa tươi
– Dừa tươi mua về gọt vỏ, rửa sạch rồi dùng nạo hoặc bào dừa thành những sợi ngắn. Bạn không bên nạo quá vụn vì khi làm bánh sẽ bị vữa nha.
Bào dừa tươi thành sợi ngắn
Bước 2: Làm bánh dừa nướng
– Dừa sau khi đã nạo thì cho ra bát, trộn đều cùng 3 thìa đường, 1 thìa sữa đặc, 1 chút hương vali cho các nguyên liệu quánh lại với nhau.
– Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm hoặc nắp đậy lại để trong vòng 15 phút.
– Sau 15 phút, khi thấy đường đã tan ra và dừa đã mềm hơn thì bạn cho bột nếp đã chuẩn bị vào và trộn đều tay.
Khi thấy hỗn hợp đã dẻo không quá ướt cũng không quá khô là được. Nếu hỗn hợp quá ướt thì bạn nên thêm một chút bột để điều chỉnh nha. Nếu hỗn hợp quá khô thì bạn cho thêm chút sữa đặc hoặc thêm chút dừa nạo vào là được.
Hỗn hợp làm bánh dừa Quảng Nam không nên quá khô hoặc quá ướt
Bước 3: Nướng bánh dừa nướng.
Đây là công đoạn khó nhất trong cách làm bánh dừa nướng đấy. Nhiều bạn thất bại trong khâu này vì để bánh cháy hoặc bánh bị mềm nhũn, đó là do cách bạn điều chỉnh nhiệt độ chưa đúng. Vậy làm bánh dừa nướng thế nào cho giòn?
– Đầu tiên, bạn hãy để một giấy nến lên khay nướng để tránh bị xát. Sau đó, cho hỗn hợp dừa đã trộn lên trên rồi dùng cái vá (cái muôi) để cán cho thật mỏng nha (Cán mỏng thì ăn sẽ giòn và ngon hơn, nhưng bạn cũng đừng cán quá mỏng sẽ bị cháy đấy.)
– Đặt khay vào lò nướng, bật ở chế chế độ 2 lửa, nướng ở nhiệt độ 100 độ C ( tương đương 212 độ F) trong khoảng 15 phút.
– Sau khi đã nướng bánh dừa trong khoảng 15 phút, bạn lấy ra khỏi lò nướng rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn rồi bạn lại đặt vào lò nướng, bật ở chế độ 2 lửa và nướng tiếp ở nhiệt độ 120 độ C trong khoảng 15-10 phút.
(Cách làm này giúp bánh dừa nướng khi cắt không bị vỡ vụn và cũng không bị nướng cháy quá)
Phải thật khéo léo khi cắt bánh dừa Quảng Nam thành từng lát nhỏ
Thành phẩm cho cách làm bánh dừa nướng
Bánh dừa sau khi nướng phải có màu nâu cánh gián, không bị vỡ vụn. Khi ăn phải có vị béo ngậy của dừa, mùi thơm của gạo nếp và phải có vị ngọt vừa phải nha.
Bánh dừa nướng sau khi làm xong
Thật là một cách làm đơn giản phải không? Team nghiện các món bánh làm từ dừa nướng thì đừng bỏ qua cách làm đơn giản này nha. Thay vì ra siêu thị mua thì chúng ta cũng có thể dễ dàng làm bánh dừa nướng ăn vặt ăn chơi tại nhà rồi.
Bánh dừa nướng ngon nhất là được ăn kèm cùng ấm chè xanh nha. Vị ngọt của bánh dừa nướng cộng thêm với vị chát của trà sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn đấy. Ngoài cách làm bánh dừa nướng giòn, còn có nhiều cách làm bánh dừa nướng mềm, cách làm bánh dừa nướng bằng chảo cực kỳ độc đáo nữa đấy.
Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm bánh dừa
Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh dừa
Nơi bán nguyên liệu làm bánh dừa
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh dừa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách bảo quản bánh dừa đúng cách
Cho bánh vào lọ hoặc bao kín để có thể bảo quản bên ngoài. Có thể cho bánh vào tủ lạnh nhưng mùi vị bánh có thể sẽ bị giảm do bánh khô và cứng hơn. Tuy nhiên, đối với cách làm bánh dừa nướng bằng nồi chiên không dầu, bạn có thể cho trong tủ lạnh mà không cần lo lắng, việc bảo quản bằng tủ lạnh sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng bánh từ 10 – 15 ngày.
Với món bánh này, thường chỉ sử dụng lòng trắng trứng, nên bạn có thể kết hợp lòng trắng thừa từ việc làm bánh flan, tiramisu hay một số loại bánh chỉ sử dụng lòng đỏ khác. Bạn có thể tận dụng để không lãng phí nguyên liệu nhưng vẫn rất ngon và tốt cho sức khỏe.
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn cách làm bánh dừa mới nhất 11/2024 mà bài viết này tổng hợp được. Công thức làm bánh dừa nướng đơn giản, chỉ cần làm theo hướng dẫn, bạn sẽ có thêm một món ngon chiêu đãi gia đình hay thay thế bữa ăn sáng trong những ngày vội vã cùng với sữa tươi. Còn chần chừ gì nữa mà cùng vào bếp thực hiện ngay đi nào!