Cốm là gì? Nguồn gốc của cốm từ đâu?
Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, thường thấy tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam, tuy nhiên đây là món ăn rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.
Trong các dân tộc tại miền Bắc Việt Nam lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm thường sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.
Cốm ở Việt Nam
Trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc Việt Nam cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng, trong cả hai mùa: lúa chiêm và lúa mùa, tuy thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (từ khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào tháng 4, tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội)đã gặt lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm. Cốm chiêm không khác cốm mùa, nhưng có lẽ do thời tiết còn nóng bức nên người ăn không cảm thấy ngon như cốm mùa Thu.
Tại Hà Nội bên cạnh cốm Vòng là cốm Lủ và cốm Mễ Trì. Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh, và chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm.
Một số loại cốm tại các địa phương
Cốm làng Vòng: nổi tiếng trong ẩm thực Hà Nội. Là đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội và loại cốm này còn được miêu tả trong tập: ”Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam.
Cốm Mễ Trì: mỏng hơn và không dẻo bằng cốm làng Vòng, nhưng tại Hà Nội hiện nay có tình trạng người Mễ Trì bán cốm người làng Vòng bán thương hiệu.
Cốm Thanh Hương: Cốm được sản xuất đại trà tại làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Mỗi ngày hàng trăm nhà dân sản xuất cốm của làng cho ra lò khoảng 4.000-5.000 kg cốm trong đó xuất ra Hà Nội khoảng 2.500-3.000 kg. Làng cốm Thanh Hương có tuổi nghề hàng trăm năm, nhưng hiện vẫn phải mượn danh thương hiệu cốm Vòng khi bán tại Hà Nội.
Cốm dẹp – Cốm Sấy Khô: Từ xa xưa cốm do người Khơ Me làm là chính, sau đó truyền đến người Việt. Cốm dẹp thịnh hành tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, dùng loại nếp vừa đỏ đuôi, chưa chín rộ, hạt còn mềm, đem quết bằng cối bồng. Ở nông thông người ta thường chọn những đêm trăng sáng để quết cốm, và hai người quết cốm bên cối bồng thường là một đôi nam nữ. Cốm được làm chủ yếu vào lúc giáp hạt, khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch, là một trong những món ăn bà con phum làng mừng mùa lúa mới. Ở phương diện nào đó quy trình làm cốm và thành phẩm cốm dẹp tương tự như cốm Vòng, tuy nhiên, thường thấy cách ăn cốm dẹp theo đúng điệu là trộn cốm với đường trắng, rưới nước dừa tươi và đậy vài tiếng đồng hồ cho cốm mềm ra.
Cốm hộc Phan Thiết: gọi là cốm nhưng sử dụng gạo nếp rang nở bung, ngào với đường, dứa, gừng cho dẻo và nén trong các “hộc” (khuôn) hình vuông để thành phẩm là những miếng cốm vuông, phơi thật khô và đóng gói.
Cốm nếp Phong Hậu: làm từ thóc nếp rang vàng (cũng có khi sử dụng ngô), tán bột mịn, ngào với đường tương tự như cách làm cốm hộc Phan Thiết. Thành phẩm đóng bánh bột trắng mịn gần giống như món bánh khảo ở miền Bắc Việt Nam.
5 Cách làm bánh cốm gạo rang thơm ngon tại nhà
Cách 1: Cách làm bánh cốm gạo rang ăn vặt tuổi thơ
Nguyên liệu làm Bánh cốm gạo rang
Cốm gạo rang 100 gr
Gừng 1/2 củ (thái sợi)
Đậu phộng 30 gr
Mè rang 10 gr
Nước lọc 150 ml
Đường 100 gr
Cách chế biến Bánh cốm gạo rang
1. Làm nước đường
Bạn bắc một cái chảo lên bếp, cho lần lượt 100gr đường, 150ml nước lọc và 1/2 củ gừng thái sợi vào chảo và đảo đều ở lửa vừa. Đun cho đến khi đường tan chảy là được.
2. Trộn cốm gạo
Sau khi đường đã tan hết, ta tiến hành đổ 100gr cốm gạo rang vào chảo và trộn đều cho cốm áo đều hỗn hợp nước đường gừng.
Đảo cốm đều tay trong khoảng 5 – 10 phút ở lửa vừa cho tới khi cốm bám dính và đặc kẹo lại với nhau thì tắt bếp.
3. Ép cốm gạo
Khi cốm đã đạt được độ kết dính nhất định ta sẽ tiến hành ép cốm vào khuôn. Bạn sử dụng một khuôn vuông có lót bọc nilon ở dưới và bắt đầu rắc một lớp đậu phộng và mè lên.
Tiếp đó bạn cho cốm vào khuôn và dùng thìa hoặc phới trộn bột để ép chặt phần cốm ở trong khuôn.
Ta rắc tiếp ít đậu phộng và mè lên trên bề mặt cốm đã ép và ép chặt lại một lần nữa. Để cốm nguội trong vòng 1 tiếng, sau đó ta sẽ dùng dao để cắt cốm ra thành từng khối chữ nhật nhỏ, vừa ăn.
4. Thành phẩm
Những miếng bánh cốm gạo rang áo một lớp nước đường vàng ươm, thơm thơm mùi gừng ngào ngạt. Ăn vào giòn rụm, ngọt ngào, cảm nhận được hương vị của gừng rất thơm ngon.
Nhâm nhi cùng với một tách trà thì không còn lời gì có thể tả được sự khoan khoái, ngon lành của bánh cốm gạo rang.
Cách 2: Cách làm bánh cốm gạo rang ngon, giữ lâu, không bị mốc
Nguyên liệu làm Bánh cốm gạo rang
Cho 4 người
Cốm gạo rang 100 gr
Gừng 1/2 củ (thái sợi)
Đậu phộng 30 gr
Mè rang 10 gr
Nước lọc 150 ml
Đường 100 gr
Cốm gạo rang mua ở đâu?
Bạn có thể mua được cốm gạo rang ở các tiệm tạp hóa, các trang thương mại điện tử,…
Ngoài ra để yên tâm hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì bạn có thể tự làm cốm gạo rang tại nhà bằng cách phơi nắng gạo 1 nắng, rồi đem đi chiên ngập dầu. Hạt gạo sẽ nở bung ra và cho ra được thành phẩm không kém gì ngoài hàng.
Cách chế biến Bánh cốm gạo rang
Bước 1: Làm nước đường
Bạn bắc một cái chảo lên bếp, cho lần lượt 100gr đường, 150ml nước lọc và 1/2 củ gừng thái sợi vào chảo và đảo đều ở lửa vừa. Đun cho đến khi đường tan chảy là được.
Bước 2: Trộn cốm gạo
Sau khi đường đã tan hết, ta tiến hành đổ 100gr cốm gạo rang vào chảo và trộn đều cho cốm áo đều hỗn hợp nước đường gừng.
Đảo cốm đều tay trong khoảng 5 – 10 phút ở lửa vừa cho tới khi cốm bám dính và đặc kẹo lại với nhau thì tắt bếp.
Bước 3: Ép cốm gạo
Khi cốm đã đạt được độ kết dính nhất định ta sẽ tiến hành ép cốm vào khuôn. Bạn sử dụng một khuôn vuông có lót bọc nilon ở dưới và bắt đầu rắc một lớp đậu phộng và mè lên.
Tiếp đó bạn cho cốm vào khuôn và dùng thìa hoặc phới trộn bột để ép chặt phần cốm ở trong khuôn.
Ta rắc tiếp ít đậu phộng và mè lên trên bề mặt cốm đã ép và ép chặt lại một lần nữa. Để cốm nguội trong vòng 1 tiếng, sau đó ta sẽ dùng dao để cắt cốm ra thành từng khối chữ nhật nhỏ, vừa ăn.
Bước 4: Thành phẩm
Những miếng bánh cốm gạo rang áo một lớp nước đường vàng ươm, thơm thơm mùi gừng ngào ngạt. Ăn vào giòn rụm, ngọt ngào, cảm nhận được hương vị của gừng rất thơm ngon.
Nhâm nhi cùng với một tách trà thì không còn lời gì có thể tả được sự khoan khoái, ngon lành của bánh cốm gạo rang.
Cách 3: Cách làm bánh cốm gạo lứt rang giảm cân
Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm bếp, xoong nồi, rổ Inox, gạo lứt đỏ hữu cơ.
Nấu cơm gạo lứt trên bếp như bình thường, cơm chín xới cơm ra mâm phơi khô, khi phơi cơm, phải trở cơm đảo đều cho hạt cơm rời nhau khô đều và cơm rang được dòn.
Mỗi ngày phơi cơm dưới ánh nắng, chiều tắt nắng mang vô nhà, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp.
Công đoạn xới cơm ra mâm phơi khô, khi phơi cơm, phải trở cơm đảo đều cho hạt cơm rời nhau khô đều và cơm rang được dòn.
Mỗi ngày phơi cơm dưới ánh nắng, chiều tắt nắng mang vô nhà, mai phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm ba nắng gắt, đến nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp.
Rang cốm với muối hầm
Cho muối hầm vào chảo sau khi đã giã nhỏ đảo đều tay cho tới khi muối hết nổ cho gạo vào rang. Rang gạo đến khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì đổ gạo đã rang vào một rổ inox sàng lấy cốm phần trên còn muối cho vào chảo rang lại như lần đầu, một kg muối có thể rang được 50 lần.Phần cốm sau khi đã sàng muối cho vào đồ đựng (bằng kim loại, hoặc đồ sành sứ tuyệt đối không dùng đồ nhựa) đậy nắp ủ kín.
Khi cốm gạo lứt rang nguội hoàn toàn, đổ ra sàng ray đều tay loại bỏ muối, lấy cốm gạo lứt vừa rang cho vào túi bóng buộc kín dùng dần.
Nếu răng yếu, có thể xay gạo rang thành bột rồi cho nước nóng vào để ăn; hoặc không xay thành bột thì có thể ăn bằng cách ngậm gạo lứt rang trong miệng cho mềm, rồi nhai cho đến thành nước, mới được nuốt.
Cách 4: Cách làm bánh cốm gạo nếp rang thơm ngon khó cưỡng
Bước 1: Cho gạo nếp đã chuẩn bị sẵn vào trong vại nước. Sau đó cho nước sạch vừa phải, ngâm khoảng 1 ngày. Để gạp nếp có thể hấp thụ đủ thành phần nước. Như vậy, để khi xôi hạt gạo sẽ nở to hơn.
Bước 2: Gạo nếp sau khi ngâm, vo lại bằng nước sạch. Sau đó cho vào chõ xôi, đậy kín vung. Xôi bằng củi lửa to cho đến khi chín thành cơm nếp thì thôi.
Bước 3: Cơm nếp sau khi xôi, xới dàn đều ra một chiếc nia rộng. Rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời, phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3 ngày. Rồi cho vào trong túi đập nhẹ. Để các hạt cơm nếp tách nhau ra. Trước khi cho vào rang, nên cho qua chảo nóng để nước bốc hơi hết.
Bước 4: Cho cơm nếp khô vào trong chảo sắt đã được làm nóng với cát. Mỗi lần rang khoảng 1 bát, khoảng nửa cân. Đảo nhanh và đều tay cho đến khi hạt cơm nếp nổ bung hết ra thì thôi. Sau đó dùng lưới sắt sàng hết cát. Rồi dùng sàng tre bình thường tiếp tục sàng lọc. Cho đến khi các hạt gạo nếp bị cháy khét được sàng lọc hết thì thôi.
Cách 5: Cách làm bánh cốm gạo rang vàng ươm, giòn rụm
Ngoài cốm gạo nếp rang thơm ngon, bổ dưỡng. Chúng ta còn có thể làm các loại bánh từ món cốm gạo nếp rang. Dưới đây là hướng dẫn các bước làm bánh cốm gạo nếp rang.
Nguyên liệu: cốm gạo nếp rang 180g, bơ 90g, kẹo bông 250g, sữa bột 90g và một ít vừng đen.
Bước 1: Bật bếp lửa nhỏ rồi đặt nồi lên bếp. Cho bơ vào nồi trước, sau đó đun cho bơ tan bằng lửa nhỏ. Sau khi bơ đã tan hết, cho kẹo bông vào trong nồi. Tiếp tục đảo đều bằng lửa nhỏ.
Bước 2: Đảo đều cho đến khi kẹo bông tan hết cùng với bơ. Sau đó cho sữa bột vào rồi tiếp tục đảo đều. Đảo đều cho đến khi mọi thứ tan hết và hòa quyện vào với nhau. Sau đó cho cốm gạo nếp đã rang giòn vào và đảo đều hỗn hợp.
Bước 3: Lấy khuôn tạo hình, rồi rắc một ít vừng đen dưới đáy khuôn. Đổ hỗn hợp vừa đảo trong nồi vào khuon. Dùng cán bột cán đều hỗn hợp trong khuôn. Trên cán bột có thể quyết một chút bơ để tránh bị dính.
Bước 4: Sau khi đã cho hết vào khuôn và cán bằng, để bánh khô và nguội tự nhiên ở nhiệt độ thường. Sau khi đã nguội, cắt theo hình dạng mà mình muốn. Là có thể bắt đầu thưởng thức món bánh cốm gạo nếp rang thơm ngon và bổ dưỡng rồi.
Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm bánh cốm gạo rang
Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh cốm gạo rang
Nơi bán nguyên liệu làm bánh cốm gạo rang
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh cốm gạo rang, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Cách bảo quản bánh cốm gạo rang đúng cách
– Vì cốm có rất nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… nên nếu bạn mua nhiều loại cốm khác nhau thì nên để chúng riêng từng gói. Tuyệt đối không nên để hòa chung các loại cốm với nhau vì mỗi loại cốm có mùi vị rất khác nhau.
– Luôn chú ý bảo quản cốm đã mua về ở nơi khô ráo để tránh nguy cơ cốm bị ẩm ướt làm hỏng hương vị tuyệt vời của cốm.
– Không lưu trữ cốm quá lâu trong nhiệt độ phòng hoặc ngăn mát tủ lạnh vì điều này có thể làm cốm cứng hơn, bớt thơm tho hơn. Chỉ nên mua cốm để ăn ngày nào hết ngày ấy.
Tổng kết
Như vậy, chỉ bằng vài bước đơn giản là chúng ta đã có được những món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng và không hề tốn kém. Hơn nữa nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và rất dễ kiếm. Chế biến không quá cầu kỳ, nhưng độ ngon và hấp dẫn thì không hề kém bất cứ món ăn vặt đắt đỏ nào. Chúc các bạn sẽ chế biến được những món ăn vặt thơm ngon và bổ dưỡng. Từ nguyên liệu gạo nếp thông dụng và quen thuộc trong đời sống hàng ngày.