Updated at: 17-06-2022 - By: Hoàng Cường

Bạn là tín đồ mê bánh quy bơ và muốn tự tay làm những chiếc bánh thơm ngon thay vì phải đi mua ở ngoài. Bạn yêu thích nấu nướng và đang tìm kiếm công thức làm bánh ngon đúng điệu, thỏa sức pha chế hương vị theo sở thích. Hãy để Enjoy bật mí cho bạn cách làm bánh Butter Cookie chuẩn như đầu bếp tháng 03/2024 trong bài viết này nhé!

Bánh Butter Mochi là gì?

Mochi (Moh-chee) là một loại bánh được cho là có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện đầu tiên ở kinh thành Edo vào thế kỷ XVIII. Chúng có mặt trong các dịp lễ, Tết hay đơn giản là họp mặt ý nghĩa của gia đình. Người ta truyền tai nhau rằng, Mochi sẽ đem lại may mắn cho người dùng nó. Mochi truyền thống có hình dạng tròn tròn, màu trắng bởi làm từ bột gạo, bên trong là lớp nhân đậu đỏ rất bắt mắt.

Nếu bạn yêu thích manga Nhật Bản, chắc chắn sẽ không thể không nhớ đến sự xuất hiện của “Jelly-buns” – tên gọi của Mochi trong truyện Fruits Basket và Pretear. Mỗi lần xuất hiện là Mochi lại khiến các nhân vật “phát cuồng”, đủ để chứng minh sức hấp dẫn của loại bánh này lớn đến nhường nào.

sức hút của mochi

Nhiều năm trở lại đây, Mochi được giới trẻ Việt cực kỳ thích bởi vẻ ngoài “bụ bẫm” đáng yêu, hương vị thơm ngon mà không gây cảm giác ngán. Hơn nữa, các Đầu bếp bánh đã sáng tạo Mochi đa dạng về màu sắc lẫn hình dáng giúp những bức hình ẩm thực của các bạn teen trở nên “nghệ” hơn bao giờ hết. Thế nên chẳng quá khó hiểu tại sao Mochi lại “hớp hồn” teen Việt đến thế.

Các loại bánh Butter Mochi phổ biến nhất tại Nhật Bản

1. Daifuku

Món Daifuku

Món Daifuku

Với nhân đậu đỏ nấu nước đường hay đậu trắng ngào đường, món Daifuku được mọi người Nhật yêu thích, bên ngoài được bao lại bằng một lớp bột gạo hay bột bắp trắng mịn là cơ bản, một số thợ làm bánh sẽ pha thêm màu tự nhiên để món bánh đẹp và hấp dẫn nhất, vị ngọt thanh và thơm bùi khó tả. Đây là món bánh mochi cơ bản nhất của người Nhật và được xem như quà xách tay về Việt Nam.

2. Ichigo Daifuku

Món Ichigo Daifuku

Món Ichigo Daifuku

Là phiên bản đặc biệt của Daifuku, có thêm nguyên liệu là trái dâu đỏ mọng, cơ bản phần nhân là đậu đỏ ngào đường. Đây là món ăn vặt nổi tiếng và được yêu thích của các trẻ em Nhật, vị ngọt bùi của đậu đỏ hòa quyện vị chua ngọt của quả dâu đỏ mọng, hương vị rất tuyệt vời.

3. Kusa mochi

Món Kusa mochi

Món Kusa mochi

Món này giống na ná món bánh ngải cứu Lạng Sơn của người Việt mình, thành phần có thêm cây ngải cứu (yomogi), món bánh này bề ngoài tuy giống bánh ngải cứu nhưng khác ở phần nhân bánh. Nhân của Kusa mochi làm từ mứt đậu đỏ tạo độ ngọt thanh, cùng lớp vỏ bánh thơm mùi ngải cứu rất tuyệt và cuốn hút. Đây là món được ăn trong các dịp lễ tết ở các vùng quê Nhật, hình dạng ngoài hình viên tròn thì có hình vuông tùy vào mỗi vùng.

4. Mochi Ice Cream

Món Mochi Ice Cream

Món Mochi Ice Cream

Đây là phiên bản đông lạnh của bánh mochi, người ta đông cứng bánh mochi được làm từ Mochiko – một loại bột chuyên dụng làm bánh mochi tạo lớp áo bánh rất mịn và hấp dẫn, cơ bản phần nhân là đậu đỏ hoặc đậu trắng, hoặc matcha tùy thích. Món này rất được đám trẻ con Nhật mê mẩn bởi nó được đông thành kem, lúc này lớp vỏ bánh vừa mềm giòn, nhân bánh ngọt thanh, bùi bùi rất bắt vị.

5. Oshiruko

Món mochi nước

Món mochi nước

Đây có thể nói là món mochi nước, vì món này mochi được bỏ vào súp ngọt tráng miệng có chứa đậu đỏ làm mứt Anko là Azuki của Nhật, món này giống na ná với bánh trôi nước nước đường của người Việt hay người Trung, bánh mochi thì cơ bản như nhau có nhân là đậu đỏ, đậu trắng ngào đường, vị thì thanh mát, ngọt bùi, thanh thanh và khá ngon miệng

6. Chikara Udon

Món Chikara Udon

Món Chikara Udon

Món này khá lạ vì sự kết hợp của mì Udon và bánh mochi nướng, đây là món dùng khi nóng ăn khá ngon, bao no vì vừa có bánh mochi dai ngọt thanh mà còn có sợi mì Udon dai thơm, nước dùng thơm thơm hấp dẫn, một số nơi sẽ thêm một số thứ nữa như nấm, chả cá, thịt bò hoặc trứng để hấp dẫn hơn.

7. Zoni

Món Zoni

Món Zoni

Đây là món súp nấu chung với bánh mochi và rau củvị ngọt thanh của nước dùng được rau củ tiết ra họa quyện với bánh mochi nhân đậu, ngọt bùi, dai dai rất bắt vị và ngon miệng. Ai là fan của bộ truyện tranh Doraemon, sẽ thấy món ăn này được nhắc tới trong tập “ngày tết một mình”, đây là món ăn truyền thống vào dịp tết đầu mùng 1 của người Nhật mang ý nghĩa “vạn sự như ý”.

8. Kinako Mochi

Món Kinako Mochi

Món Kinako Mochi

Một món ăn vào dịp tết của người Nhật với phần nhân là đậu đỏ hay đậu trắng ngào đường, không như các món khác ăn với súp ngọt hay gì mà món này sẽ được đem nướng trong lò rồi rắc đường, bột Kinako ( bột đậu nành nướng) phái trèn. Món này có mùi vị ngọt bùi, thanh thanh, thường dùng kèm với trà xanh hay món quà vặt khác, thường được bày bán ở dạng xiên que hay quà vật.

9. Kirimochi hay Kakumochi

Bánh Kirimochi

Bánh Kirimochi

Đây là kiểu bánh mochi hình khối chữ nhật, thường được ăn chung với mì, tempura…hoặc nướng lên và rắc lên thứ gì đó có vị ngọt như đường, kem chẳng hạn, vị ăn rất lạ nhưng bắt vị tuyệt đối.

10. Dango

Bánh Dango

Bánh Dango

Được làm bằng bột Mochiko nhưng không phải bánh mochi nhưng nó khá giống mochi, chỉ khác cách làm ra nó. Một số vùng sẻ nhồi thêm nhân hay rắc đậu phộng lên vào và dùng kèm với trà. Vẻ bề ngoài khá bắt mắt, bóng mịn nên được nhiều người Nhật ưa thích.

11. Warabi Mochi

Bánh Warabi Mochi

Bánh Warabi Mochi

Đây là một loại trong gia phả mochi nhưng không biết nó giống mochi ở điểm nào mà người Nhật xếp nó vào chung. Warabi Mochi là một món thạch được làm từ bột dương xỉ và được bảo phủ bởi bột đậu nành rang KinakoVị ăn khá mát, ngọt thanh cũng khá lạ, mềm mềm lạnh lạnh của thạch , dẻo dẻo của bột đậu nành rang Kinako.

10. Uiro Mochi

Bánh Uiro Mochi

Bánh Uiro Mochi

Thêm một món không giống mochi bất kì chi tiết nào mà vẫn được gọi là mochi, Uiro Mochi là một dạng bánh hấp từ bột và đường, khá giống bánh loại bánh ít, bánh gai không nhân của Việt Nam mình, do có dai phải nhai nhiều lần khi ăn nên chắc được nhét vô chung gia phả Mochi, vị thì khá ngon nha, không thể chê.

13. Hishimochi

Bánh Hishimochi

Bánh Hishimochi

Hishimochi được ăn vào dịp lễ Con gái ở Nhật, nó có hình dạng là hình thoi nhưng giờ là đủ thứ hình, món là đúng chuẩn mochi nhà nhưng có ba lớp vỏ bánh với màu sắc khác nhau nhưng không có nhân đậu hay gì.

Thành phần của ba lớp màu đỏ được làm từ cánh hoa nhài, màu trắng được làm từ củ ấu và màu xanh làm từ ngải cứu, màu sắc bắt mắt, mùi vị ngọt thanh không tệ, phía dưới lớp bánh bên dưới có thể là một lớp đậu phộng hoặc kẹo đậu phộng

14. Sakuramochi

Bánh Sakuramochi

Bánh Sakuramochi

Món bánh này có vị của cánh hoa Anh Đào làm chủ đạo, nhân bánh thì như các loại mochi truyền thống gồm đậu đỏ, đậu trắng ngào đường, khi hoàn thành thì người ta sẽ cuốn bánh vào lá hoa Anh Đào. Mùi vị món này rất ngon, vị ngọt thanh, bùi bùi đúng chất mochi và thơm mùi anh đào lưu vào trong miệng lâu tan.

15. Hanabira Mochi

Bánh Hanabira Mochi

6 Cách làm bánh Butter Mochi dừa thơm ngon tại nhà

Cách 1: Cách làm bánh Butter Mochi dừa đơn giản tại nhà

Nguyên liệu làm bánh Butter Mochi dừa

  • Cho 3 người

  •  Trứng gà 2 quả

  •  Mochiko 230 (hay còn gọi là bột gạo nếp Nhật)

  •  Đường cát 200 g

  •  Đường bột 45 g (đường dạng bột mịn chứ không phải dạng hạt)

  •  Café bột nở 1 muỗng

  •  Bơ đun chảy 80 g

  •  Nước cốt dừa 130 ml

  •  Sữa cô đặc không đường 130 ml

  •  Dầu dừa nguyên chất 1 thìa

  •  Cơm dừa mài nhỏ 100 g

Dụng cụ: Nồi cơm điện, khuôn, sạn,…

Nguyên liệu món ăn bánh butter mochi dừa bằng nồi cơm điện

Cách chế biến bánh Butter Mochi dừa

Bước 1: Trộn bột bánh

Đập vỡ 2 quả trứng gà vào bát to, trộn với nước cốt dừa, sữa cô đặc và bơ nấu chảy vào tô cùng với trứng. Dùng máy đánh trứng đánh kỹ để trứng bông lên, bề mặt mịn và không có bọt khí. Bạn có thể đánh thủ công bằng tay, nhưng độ mịn sẽ khó đạt yêu cầu.

  • Cho bột gạo, đường cát, đường bột, bột nở vào một tô khác, trộn đều với nhau.

  • Trộn đều 2 hỗn hợp trên, cho dầu dừa vào. Tiếp tục lấy 65g cơm dừa trộn chung vào hỗn hợp đó.

Bước 1 Trộn bột bánh bánh Butter Mochi dừa

Bước 2: Nướng bánh

  • Đổ hỗn hợp trên vào nồi cơm điện, dùng rây sàng rắc đều 35g cơm dừa chưa sử dụng lên bề mặt hỗn hợp và bật nồi cơm điện ở chế độ nấu.

  • Khoảng 30 phút sau, nồi chuyển về chế độ hâm nóng, chứng tỏ bánh đã chín. Nếu bạn muốn dừa tươi và trắng hơn thì sau khi nấu 10 phút mới mở nắp nồi và rắc lên trên, tuy nhiên nấu chín từ đầu cùng bột thì dừa sẽ giòn vàng đẹp mắt.

  • Lưu ý chỉ nên mở nắp tối đa 1 lần trong quá trình nấu.

  • Lấy bánh ra khỏi nồi, sử dụng dĩa hoặc thìa trộn, tách từ từ theo vòng nồi cơm điện để bánh không bị vỡ. Bánh phải vàng và giòn, có mùi thơm của dừa và bơ, không bị cháy khét.

Bước 2 Nướng bánh bánh Butter Mochi dừa

Bước 2 Nướng bánh bánh Butter Mochi dừa

Bước 3: Thành phẩm

Giờ bạn hãy cho bánh ra đĩa và thưởng thức.

Cách 2: Cách làm bánh Butter Mochi dừa bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu làm bánh Butter Mochi dừa Cho 3 người

  • Trứng gà 2 quả
  • Mochiko 230 g (hay còn gọi là bột gạo nếp Nhật)
  • Đường cát 200 g
  • Đường bột 45 g (đường dạng bột mịn chứ không phải dạng hạt)
  • Café bột nở 1 muỗng
  • Bơ đun chảy 80 g
  • Nước cốt dừa 130 ml
  • Sữa cô đặc không đường 130 ml
  • Dầu dừa nguyên chất 1 thìa
  • Cơm dừa mài nhỏ 100 g

Dụng cụ: Nồi cơm điện, khuôn, sạn,…

Nguyên liệu món ăn bánh butter mochi dừa bằng nồi cơm điện

Cách chế biến bánh Butter Mochi dừa

  • Bước 1: Trộn bột bánh

Đập vỡ 2 quả trứng gà vào bát to, trộn với nước cốt dừa, sữa cô đặc và bơ nấu chảy vào tô cùng với trứng. Dùng máy đánh trứng đánh kỹ để trứng bông lên, bề mặt mịn và không có bọt khí. Bạn có thể đánh thủ công bằng tay, nhưng độ mịn sẽ khó đạt yêu cầu.

Cho bột gạo, đường cát, đường bột, bột nở vào một tô khác, trộn đều với nhau.

Trộn đều 2 hỗn hợp trên, cho dầu dừa vào. Tiếp tục lấy 65g cơm dừa trộn chung vào hỗn hợp đó.

Bước 1 Trộn bột bánh bánh Butter Mochi dừa

Bước 2: Nướng bánh

Đổ hỗn hợp trên vào nồi cơm điện, dùng rây sàng rắc đều 35g cơm dừa chưa sử dụng lên bề mặt hỗn hợp và bật nồi cơm điện ở chế độ nấu. Khoảng 30 phút sau, nồi chuyển về chế độ hâm nóng, chứng tỏ bánh đã chín. Nếu bạn muốn dừa tươi và trắng hơn thì sau khi nấu 10 phút mới mở nắp nồi và rắc lên trên, tuy nhiên nấu chín từ đầu cùng bột thì dừa sẽ giòn vàng đẹp mắt. Lưu ý chỉ nên mở nắp tối đa 1 lần trong quá trình nấu.

Lấy bánh ra khỏi nồi, sử dụng dĩa hoặc thìa trộn, tách từ từ theo vòng nồi cơm điện để bánh không bị vỡ. Bánh phải vàng và giòn, có mùi thơm của dừa và bơ, không bị cháy khét.

Bước 2 Nướng bánh bánh Butter Mochi dừa
Bước 2 Nướng bánh bánh Butter Mochi dừa

Bước 3: Thành phẩm

Giờ bạn hãy cho bánh ra đĩa và thưởng thức.

Cách 3: Cách làm bánh Butter Mochi dừa thơm nức như ngoài hàng

Nguyên liệu: (cho 10 cái bánh)

– 2,5 g bột gạo nếp

– 1 thìa canh đường

– 2 thài canh sữa dừa

– ¾ cốc nước

– 2 thìa dầu ăn

Phần nhân: 

– Bột đậu đỏ (có thể mua hoặc tự làm theo công thức trong bài viết này)

– 1 cốc dừa nạo

Cách làm:

Làm bột mochi: Trong một cái bát trộn, cho bột nếp, đường và sữa dừa. Từ từ thêm nước và trộn đều.

Khi đã trộn được một hỗn hợp quánh dẻo, thêm 2 giọt dầu vào và trộn thêm lần nữa. Chuyển bột ra một bát đựng có khả năng chịu nhiệt và hấp 20 – 25 phút ở nhiệt độ trung bình – cao.

Trong khi chờ bột nếp chín, vê bột đậu đỏ thành những viên tròn đường kính 2,5 cm để làm nhân.

Dùng đũa kiểm tra bột nếp. Khi bột nếp cứng, lấy ra, để nguội trong 8 phút.

Lấy 1 thìa canh bột gạo và gói vào trong một miếng nylon. Nhấn miếng bột xuống để tạo thành miếng tròn, dẹt.

Cho bột đậu đỏ vào giữa chiếc bánh. Từ từ gói bột nếp quanh miếng nhân đậu đỏ.

Khi làm xong những chiếc bánh, xếp chúng ra đĩa và rắc dừa nạo lên trên rồi thưởng thức.

Cách 4: Cách làm Mochi nhân dừa đậu phộng

Nguyên liệu:

Phần vỏ bánh:

  • ½ kg bột Mochiko ( Sweet Rice Flour ) – loại của Nhật ( có bán hầu hết ở các siêu thị )

  • 1 cup đường

  • 3 cups nước lạnh

Phần làm áo:

  • ¼ chén bột nếp chín ( loại bột này có bán sẵn ở siêu thị)

  • ½ chén dừa bào khô

Phần nhân:

  • 1 cup đậu phộng rang vàng xay nhỏ

  • 4 muỗng canh dừa bào tươi

  • 3 muỗng canh mè đã rang vàng

  • 3 muỗng canh đường ( ngọt nhiều hay ít tùy thích)

  • ½ muỗng cà phê muối

  • 3 muỗng canh nước lã

Chế biến:

1. Cho bột Mochiko + đường + nước vào thố, khuấy đều cho bột và đường tan, mịn.

2. Đậy thố bột bằng plastic wrap, chừa 1 lổ hở nhỏ, cho vào microwave quay 7 phút

3. Trong lúc chờ bột, bạn làm nhân

4. Cho đậu phộng + mè + đường + muối + dừa bào vào thố trộn đều. Sau đó cho nước lạnh vào trộn chung để nhân dính nhau. Bạn nắn từng cục nhân tròn to nhỏ tùy ý, để riêng.

5. Sau 7 phút, mang thố bột ra từ microwave, lấy vá xới cơm nhúng nước khuấy đều bột cho trên dưới đều nhau ( vì thường khi hấp trong microwave bột sẽ hơi bị khô trên mặt, ở dưới còn sống)

6. Sau khi khuấy đều bột. Đậy thố bột thêm lần nửa bằng plastic wrap, cho vào microwave thêm 3 phút. Lấy thố bột ra, dùng vá nhựa nhúng nước khuấy đều cho bột mịn và thêm độ dai, sau đó để nguội .

7. Cho bột nếp chín trải đều ra khay , múc bột Mochiko bên thố ra lăn đều lên khay. Nhớ cho bột nếp chín trải đều lên hổn hợp bộp Mochiko nếu không sẽ rất dể bị dính tay. Lấy dao cắt từng viên bột, ấn dẹp và cho nhân vào giữa, túm bánh lại. Lăn đều lên dừa khô bào. Đặt bánh vào khuôn giấy muffin.

Cách 5: Mochi (bánh dày Nhật Bản) vị lá dứa với nhân đậu xanh dừa

Nguyên liệu

* Vỏ bánh

  • 110 gram bột gạo nếp (glutinous flour/ sticky rice flour) (*)

  • 20 gram bột gạo tẻ (rice flour) (*)

  • 60 gram nước cốt lá dứa – xay từ 9-10 cái lá dứa (lá nếp – pandan leaves)

  • 120 gram nước cốt dừa (coconut milk) (có thể thay bằng sữa tươi không đường)

  • 10 gram dầu ăn (dầu thực vật, không dùng dầu Olive)

  • 45 gram đường

  • 1.5 thìa café bột nếp rang chín + 1.5 thìa cafe đường xay (để làm bột áo – xem thêm chú thích trong phần Cách làm)

(*) Ghi chúnếu không có bột gạo tẻ có thể dùng hoàn toàn bột gạo nếp. Không thay bột nếp bằng các loại bột như bột mì, bột năng, bột ngô hoặc bột làm bánh dẻo.

* Nhân bánh

  • 50 gram đậu xanh (mung bean/ yellow bean) đã cà sạch vỏ

  • 20 gram nước cốt dừa (coconut milk)

  • 5 gram dầu ăn

  • 20-25 gram đường (tùy khẩu vị)

  • Có thể trộn thêm dừa tươi bào sợi hoặc hạt sen hấp chín mềm, tùy ý thích

Dụng cụ 

  • Chõ hấp đậu xanh hoặc nồi để nấu đậu xanh 

  • Âu trộn 

  • Phới lồng đánh trứng 

  • Lò vi sóng & 1 bát to chịu nhiệt dùng cho lò vi sóng 

  • Thìa hoặc đũa cứng 

  • Giấy nến (giấy nướng bánh) – không bắt buộc 

  • Nilon bọc đồ ăn hoặc 1 vài miếng nilon sạch

Cách làm

1. Làm nhân bánh

Cách 1:

– Đậu xanh ngâm nước ấm qua đêm cho mềm. Đồ (hấp) chín rồi xay nhuyễn. Cho đậu vào chảo, trộn thêm nước cốt dừa, dầu ăn và đường, sên nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại, dẻo và không dính chảo.

Cách 2 (mình dùng cách này do quên không ngâm đậu :”>)

– Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước gấp 3. Vặn lửa to đun sôi.

– Đợi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, đồng thời cho vào nồi 1 nhúm baking soda (không bắt buộc, nhưng baking soda (muối nở) sẽ giúp đậu chín mềm nhừ nhanh hơn). Đun lửa nhỏ & mở vung (vì rất dễ trào). Nếu trong quá trình đun nếu có dấu hiệu cạn nước thì cho thêm nước.

– Sau khoảng 20 – 25 phút đậu sẽ chín mềm. Dùng phới lồng đánh trứng đánh cho đậu thật tơi & nhuyễn, ta sẽ có hỗn hợp hơi giống với chè đậu xanh (chí mà phù)

2012-09-22

– Cho nước cốt dừa, đường và dầu ăn vào nồi. Đun lửa vừa, vừa đun vừa quấy đến khi nước bay hơi gần hết, hỗn hợp đậu dẻo, quấy nặng tay. Cho ra bát để nguội (nên phủ khăn hoặc một miếng nilon lên trên, tránh để đậu bị quá khô) (hình 3)

2. Làm vỏ bánh

– Làm nước cốt lá dứa bằng cách rửa sạch khoảng 9-10 cái lá dứa (lá nếp), cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy xay, thêm khoảng 2-3 thìa canh nước rồi xay nhuyễn. Sau đó các bạn dùng vải sạch vắt lấy nước cốt. Công thức này sử dụng 60gram nước cốt lá dứa, nếu còn dư thì cất đi để làm bánh khác hoặc cho vào ngăn đá để đông lạnh nhé.

2012-09-162

Cách 1 (nấu bằng lò vi sóng)

– Rây bột nếp, bột gạo, đường vào âu. Cho nước cốt dừa, nước lá dứa và dầu ăn vào. Dùng phới lồng đánh trứng quấy đều đến khi bột tan hết (hình 6-7). Lọc lại bột qua rây để loại ra các vụn bột bị vón cục (hình 8). Cho hỗn hợp vào bát thủy tinh chịu nhiệt dùng cho lò vi sóng.

2012-09-23

– Để bát vào lò vi sóng, bật nút nấu trong khoảng 4 phút. Nếu có nilon bọc thức ăn loại dành riêng cho lò vi sóng thì nên dùng, sẽ giúp mặt bánh đỡ khô hơn. 

* Lưu ý:

– Trong quá trình nấu không nhất thiết phải quấy bột. Nhưng từ phút thứ 3 trở đi, khoảng 45 giây các bạn nên kiểm tra một lần. Nếu cần thì có thể quấy cho bột chín đều và tránh nấu quá tay. Bát bột rất nóng nên cẩn thận kẻo bỏng nhé.

– Tùy theo mức độ mạnh yếu của lò vi sóng mà thời gian nấu bột có thể thay đổi. Mình làm hết gần 4 phút. Như mình làm thì trong 2 phút đầu bột từ từ đặc sánh lại. Từ phút thứ 3 thì bột dẻo và dính hơn, quấy nặng tay hơn. Trong 30 giây cuối có thể thấy bột có dấu hiệu “sôi” lục bục (bột phồng lên và “thở” phì phò :P).

Hỗn hợp bột chín sẽ dẻo và rất dính (như trong hình dưới), nếm thử thấy hoàn toàn không còn vị của bột sống, rất thơm, ăn dẻo hơi giống kiểu cốm xào hoặc vỏ bánh cốm (ngon cực 😉 ).

2012-09-221

– Đổ bột ra giấy nướng bánh (hình 11). Để bột nguội bớt. Thực tế thì nhiều ng thức sử dụng bột áo tại bước này, tuy nhiên mình không muốn có quá nhiều bột áo bám vào bánh nên dùng giấy nướng bánh, hoàn toàn không dính và rất sạch sẽ, tiện lợi. Nếu không có giấy nướng bánh thì các bạn đổ bột ra mặt phẳng có phủ sẵn bột áo (cách làm bột áo ở phần 3). 

Cách 2 (nấu bằng nồi):

– Nếu nhà không có lò vi sóng, các bạn thêm 20gram nước vào hỗn hợp, trộn đều, lọc qua rây cho vào nồi.

– Quấy bột ở lửa nhỏ đến khi bột chín như hình phía trên. Cách này vất vả hơn vì thời gian có thể sẽ lâu hơn và phải quấy liên tục, tránh để bột bị vón cục, khê hay cháy. Nếu trong quá trình nấu bột có dấu hiệu vón cục thì các bạn có thể bắc nồi ra khỏi bếp, quấy nhanh và mạnh tay cho bột mịn trở lại rồi nấu tiếp đến khi bột chín.

3. Nặn bánh

– Làm bột áo bằng cách trộn đều 1.5 thìa café bột nếp rang + 1.5 thìa café đường xay (icing sugar). Các bạn có thể tự làm bột nếp rang bằng cách cho bột nếp lên chảo, rang ở lửa vừa đến khi bột hơi chuyển màu vàng ngà, hoặc cũng có thể dùng bột làm bánh dẻo. Ở bên này thì mình mua gói bột nếp rang sẵn (cooked ground rice) – bán trong chợ châu Á. Đường xay (icing sugar) nếu không có thì bỏ qua.

– Khi bột còn hơi ấm ấm thì dùng dao sắc chia bột thành 10 phần (mỗi phần khoảng 27-29gram), chia nhân thành 10 phần (18-19gram). Bột còn hơi ấm nặn sẽ dễ hơn là bột nguội hoàn toàn. 

2012-09-222

– Chuẩn bị một miếng giấy bóng kính rộng, cho viên bột vào giữa, dùng mép miếng giấy hoặc 1 tấm giấy bóng kính khác để ép cho viên bột dẹt ra (hình 13). Cho nhân đậu vào giữa. Gói lại & vê tròn. Lăn viên bột qua bột áo trộn sẵn, phủi cho sạch bột dính ở ngoài. Làm đến khi hết bột và nhân.

* Mình dùng giấy bóng kính là để tránh cho bột khỏi dính vào tay, khó nặn hình. Nhưng thực ra bột này không dính lắm vì có dầu ăn trong thành phần. Mình nặn tay không cũng vẫn thấy ổn, miễn các bạn thao tác nhanh một chút là được. Hoặc các bạn cũng có thể xoa ít bột áo vào tay để nặn bánh, nhưng cách này mình không thích dùng lắm vẫn vì lí do là không muốn quá nhiều bột áo dính vào vỏ bánh. 

– Bánh nặn xong bọc hoặc đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát, . Theo các sách hướng dẫn thì không nên để tủ lạnh do bánh sẽ bị cứng, nhưng mình thấy để tủ lạnh khoảng 30 phút làm bột rắn hơn, ăn cảm giác dẻo kiểu hơi giòn giòn, nếu bạn nào thích bánh kiểu này thì cũng có thể thử xem sao 🙂

Bên trong bánh sẽ như thế này – mình thích ăn vỏ hơn nhân nên làm ít nhân, các bạn có thể làm nhiều nhân hơn tùy thích nhé.

Cách 6: Cách làm bánh Butter Mochi dừa đường nâu tốt sức khoẻ

Nguyên liệu:

  • 190gr bột nếp

  • 35g bột ngô

  • 60g đường nâu

  • 350gr nước cốt dừa

  • 2 thìa súp dầu dừa

  • 80g cơm dừa

Phần nhân bánh:

  • 65gr đậu phông rang, giã dập

  • 40gr cơm dừa

  • 3 thìa súp đường

Cách làm:

Bước 1

Trộn đều bột nếp, bột ngô, đường.

Bước 2

Từ từ đổ nước cốt dừa và dầu dừa vào trộn đều lên cho tới khi được hỗn hợp bột sánh mịn.

Bước 3

Chuẩn bị khuôn vuông kích thước 11×11, chống dính cho khuôn bằng dầu thực vật. Đặt nồi hấp lên bếp nếu không có thể dùng nồi hoặc chảo rộng đun nước nóng đặt khuôn vào để hấp cách thủy. Đổ phần bột bánh vào hấp chín.

Bước 4

Khi thấy phần bột trong, dùng tăm xiên qua thấy không ướt là bột đã chín, lấy ra khỏi nồi.

Bước 5

Trong 1 tô trộn đều đường, đậu phộng giã nhỏ, cơm dừa.

Bước 6

Nhẹ nhàng lấy phần vỏ bánh ra khỏi khuôn, chia phần vỏ bánh thành 16 miếng vuông bằng nhau.

Bước 7

Cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi vo tròn lại.

Bước 8

Lăn bánh mochi qua phần cơm dừa cho phần cơm dừa bao phủ toàn bộ bánh.

Bánh sau khi được áo 1 lớp cơm dừa thì đặt vào cup giấy để cho đẹp mắt. Nên dùng ngay để cảm nhận độ mềm dẻo của bánh. Bánh mochi dừa có vỏ ngoài dẻo dai thơm mùi dừa quyện với phần nhân đậu phộng bùi béo bên trong hấp dẫn lắm nhé!

Tải file PDF hướng dẫn chi tiết cách làm bánh Butter Mochi dừa

Tải ngay

Video hướng dẫn chi tiết cách làm bánh Butter Mochi dừa

YouTube video

Nơi bán nguyên liệu làm bánh Butter Mochi dừa

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh Butter Mochi dừa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Cách bảo quản bánh Butter Mochi dừa đúng cách

Để bảo quản bánh mochi, bạn có thể áp dụng 2 cách như sau:

Cách 1: Để bánh mochi vào ngăn mát tủ lạnh hay ngăn đông đều được.

  • Nếu ngăn đông, thì thời gian sử dụng tầm khoảng 10 ngày.

  • Nếu ngăn mát, thì thời gian sử dụng khoảng 7 ngày.

Cách 2: Bạn có thể đặt bánh mochi ở nhiệt độ thường (bên ngoài), tốt nhất là nên sử dụng bánh từ 8 đến 10 tiếng.

Bảo quản bánh mochi như thế nào?

Tổng kết

Trên đây là tất tần tật cách làm bánh Butter Cookie chuẩn như đầu bếp mới nhất 03/2024 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Còn gì bằng nếu ngày cuối tuần rảnh rỗi, bằng tài nghệ nấu nướng của mình, bạn có thể mang đến cho gia đình những chiếc bánh thơm ngon để buổi tụ tập thêm ý nghĩa, vui vẻ!

5/5 - (10 votes)