Nếu bạn không có lò nướng nhưng vẫn muốn làm bánh thì đừng lo lắng, hãy thử ngay cách làm bánh bằng nồi cơm điện đơn giản cùng chúng tôi. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 7 cách làm bánh bằng nồi cơm điện cập nhật mới nhất 01/2025.
Nồi cơm điện tử là gì?
Nồi cơm điện tử là nồi cơm được trang bị màn hình điện tử dùng để điều khiển các chế độ nấu, khi sử dụng bạn chỉ cần chọn các chế độ nấu phù hợp.
Tùy vào model và thương hiệu sản xuất, nồi có thể điều khiển bằng nút ấn cơ hoặc bảng điều khiển cảm ứng.
Có nên mua nồi cơm điện tử không?
Ưu điểm
Nấu cơm chín ngon hơn
- Lòng nồi chất lượng: Làm từ hợp kim hoặc kim loại có phủ chống dính cao cấp, giúp an toàn cho sức khỏe, độ bền cao và vệ sinh dễ dàng.
- Công nghệ nấu 2D, 3D: Có 1 mâm nhiệt chính dưới đáy nồi, đi kèm 1 hoặc 2 bộ phận điện trở nhiệt phụ. Vì vậy, nhiệt lượng khi nấu tỏa đều và đi sâu vào tận trong lõi gạo giúp cơm chín đều hơn, dẻo hơn.
- Van thoát hơi thông minh: Bảo toàn nguyên vẹn chất dinh dưỡng có trong gạo, không cần khay hứng nước thừa. Nhờ đó, cơm nấu từ nồi cơm điện tử tơi xốp, hạn chế bị khô hay nhão.
- Công nghệ nấu Fuzzy logic: Dùng bộ vi xử lý cảm biến cân bằng lượng gạo và nước, để tự động điều chỉnh nhiệt độ nấu phù hợp, giúp cơm nấu chín kỹ và ngon hơn kể cả khi bạn cho nhiều hay ít nước.
- Công nghệ nấu cao tần (IH): Chỉ áp dụng đối với một số nồi cơm điện tử của Nhật. Công nghệ này làm nóng nồi từ trong ra ngoài, trước tiên là gạo, sau đó nhiệt lượng sẽ tỏa ra xung quanh, giúp cho cơm chín đều hơn, ngon hơn.
Chức năng nấu đa dạng
Nồi cơm điện tử không chỉ nấu cơm ngon, mà còn nấu cháo, làm bánh, hầm hay xào,… vô cùng tuyệt vời. Nồi hứa hẹn mang đến bạn hương thơm và độ ngon đạt chuẩn nhờ bộ xử lí chế độ nấu điện tử thông minh.
Nồi cơm điện tử có trung bình khoảng 13 chế độ nấu, cho bạn tha hồ chế biến nhiều món chỉ với một lần nhấn nút. Đồng thời, bạn có thể hầm, hấp, nấu nhiều món với nồi cơm điện tử mà không lo hư nồi.
Nồi cơm điện tử 1.8 lít Casper CD-18RC01 có thực đơn nấu đa dạng, được cài đặt sẵn
Nhiều tiện ích kèm theo
- Điều khiển dễ dàng, màn hình hiển thị rõ ràng: Nồi sử dụng nút nhấn điện từ và cảm ứng, menu được cài đặt sẵn, giúp bạn thao tác linh hoạt. Bạn dễ dàng nắm được thông tin thông qua màn hình hiển thị sắc nét.
- Hẹn giờ nấu: Giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng mỗi ngày, bạn có thể nấu cơm khi ở nhà hoặc không.
- Thời gian ủ cơm lâu: Lòng nồi và nắp dày dặn, kín đáo, điều khiển điện tử theo cảm biến nhiệt, nên nồi có khả năng giữ nhiệt rất lâu, khoảng 12 giờ.
- Chế độ nấu nhanh: Sẽ bỏ qua giai đoạn ngâm gạo, giúp tiết kiệm thời gian khi bạn cần nấu cơm gấp mà vẫn đảm bảo độ ngon của cơm.
Nồi cơm điện tử 1.8 lít Electrolux E7RC1-650K có bảng điều khiển nút nhấn điện tử dễ thao tác và điều chỉnh các chức năng
Nhược điểm
- Thời gian nấu lâu: Nếu so với nồi cơm điện thông thường, nồi cơm điện tử có thời gian nấu lâu, thường mất khoảng 40 phút để làm chín cơm.
- Khó sử dụng: Đối với người cao tuổi hoặc người sử dụng lần đầu. Tuy nhiên, nhược điểm này sẽ được giải quyết trong 2 – 3 ngày đầu, khi bạn đã sử dụng quen.
- Giá thành cao: Vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nên nồi có giá cao hơn so với nồi cơm điện cơ. Giá dao động trong khoảng 700.000 – 3 triệu đồng.
Nồi cơm điện tử khó sử dụng đối với người cao tuổi hoặc người sử dụng lần đầu
Có nên mua nồi cơm điện tử?
Tùy vào nhu cầu sử dụng, tài chính của mỗi người tiêu dùng mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Nên chọn mua nồi cơm điện tử khi:
- Bạn muốn nấu nướng và chế biến đa dạng các món ăn, vì nồi có nhiều chức năng nấu tự động.
- Bạn là người bận rộn với công việc, nồi cơm điện tử có chức năng hẹn giờ, nấu nhanh, giúp bạn tiết kiệm thời gian.
- Gia đình bạn có nhu cầu nấu nướng nhiều với nhiều chế độ khác nhau.
Tổng hợp 7 cách làm bánh bằng nồi cơm điện cập nhật 01/2025
1. Bánh bông lan bằng nồi cơm điện
- Chuẩn bị 45 phút
- Chế biến 30 phút
- Độ khó: Trung bình
Nguyên liệu làm Bánh bông lan bằng nồi cơm điện cho 4 người
- Bột mì 60 gr
- Bột bắp 40 gr
- Sữa tươi có đường 30 ml
- Trứng gà 4 quả
- Chanh 1/2 quả
- Dầu ăn 15 ml
- Vanila 1/2 muỗng cà phê
- Đường 70 gr
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Dụng cụ thực hiện
- Nồi cơm điện, tô, phới lồng, rây lọc, dĩa
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh bông lan bằng nồi cơm điện
Đánh bông lòng trắng trứng
Đầu tiên, bạn sẽ rây 60gr bột mì và 40gr bột bắp cho mịn. Sau đó sẽ tách riêng lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà vào 2 tô riêng biệt.
Cho 1/2 muỗng cà phê muối và 4 – 5 giọt nước cốt chanh vào lòng trắng trứng và dùng phới lồng đánh đều.
Đến khi trứng nổi bọt li ti thì bạn bắt đầu cho đường, vừa đánh vừa cho từ từ 70gr đường vào, đánh tan rồi mới cho phần đường tiếp theo. Đánh đến khi trứng bông cứng, nhấc que đánh lên thấy tạo chóp nhọn là đạt.
Trộn hỗn hợp lòng đỏ trứng và bột
Cho 1/2 muỗng cà phê vanila, 30ml sữa tươi có đường và 15ml dầu ăn vào tô lòng đỏ trứng và dùng phới lồng đánh thật đều hỗn hợp.
Sau đó, bạn sẽ đổ hỗn hợp gồm bột mì và bột bắp đã rây vào và đánh đều để tạo thành hỗn hợp mịn.
Trộn bột bánh
Đầu tiên, bạn sẽ cho khoảng 1/3 hỗn hợp lòng trắng trứng đã đánh bông vào tô hỗn hợp bột lòng đỏ lúc nãy và dùng phới lồng trộn đều tay đến khi hỗn hợp hòa quyện hoàn toàn.
Sau đó, bạn cho hỗn hợp bột vừa trộn với lòng trắng trứng ở trên vào tô lòng trắng trứng đã đánh bông ban đầu và trộn đều theo kỹ thuật Fold (vét và hất nguyên liệu theo chiều từ dưới lên).
Bạn chỉ nên trộn 1 chiều và trộn cho đến khi bột vừa hòa quyện là ngừng (trong khoảng 5 phút), không nên trộn quá lâu vì làm bột bánh bị chai và kém nở.
Nướng bánh
Bạn có thể lót giấy nến xuống đáy nồi cơm điện để khi bánh chín sẽ dễ lấy ra hơn. Sau đó, đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi cơm điện và nhấn nút nấu cơm (cook).
Ngoài ra, đối với nồi cơm điện có chế độ nướng bánh thì bạn tiếp tục nhấn menu chọn chế độ nướng bánh và đợi trong khoảng 40 phút để bánh được nướng chín.
Kiểm tra bánh
Hết thời gian cài đặt, bạn mở nắp nồi cơm ra và dùng ngón tay nhấn xuống mặt bánh. Nếu thấy mặt bánh bông lan không bị lõm xuống là bánh đã chín thì chờ bánh nguội một chút là đã có thể lấy ra dùng ngay.
Nếu trường hợp bánh chưa chín thì bạn tiếp tục đậy nắp lại và nhấn nút nấu cơm (cook), đợi thêm tầm 5 – 10 phút nữa là bánh sẽ chín đều hoàn toàn.
Thành phẩm
Làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện vừa không tốn nhiều thời gian và công sức vừa rất thơm ngon, mềm xốp. Đây là món bánh rất phù hợp để bạn thưởng thức vào những buổi trà chiều hoặc có thể dùng làm món ăn trong các buổi sum họp của gia đình đều rất phù hợp, bắt vị. Hãy thử và cảm nhận bạn nhé!
2. Bánh bông lan bằng nồi cơm điện (công thức được chia sẻ từ người dùng)
- Chuẩn bị 30 phút
- Chế biến 30 phút
- Độ khó: Dễ
Nguyên liệu làm Bánh bông lan bằng nồi cơm điện (công thức được chia sẻ từ người dùng) cho 2 – 3 người
- Trứng gà 5 quả
- Chanh 1/2 trái
- Bột mì đa dụng 200 gr
- Bột bắp 100 gr
- Đường bột 100 gr
- Sữa tươi không đường 40 ml
- Bơ lạt 1 ít
- Vanila 1 ống
- Dầu ăn 40 ml
- Muối 1 ít
- Dụng cụ thực hiện
- Nồi cơm điện, rây lọc, dĩa, tô, vá
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh bông lan bằng nồi cơm điện (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Đánh hỗn hợp lòng đỏ trứng
Tách lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng vào 2 tô khác nhau.
Trước tiên đánh lòng đỏ trứng cho bông lên bằng dụng cụ đánh trứng được làm từ chai nhựa cắt bỏ phần đáy chai và tạo hình dạng tua rua phía dưới chai. Bạn đánh đều tay liên tục cho đến khi lòng đỏ được bông phồng lên và có màu vàng nhạt.
Sau đó cho toàn bộ 40ml sữa tươi không đường và 40ml dầu ăn vào từ từ, vừa cho vừa khuấy đều và tiếp tục đánh hỗn hợp bông đều lên thì cho thêm ống vanila vào để tạo mùi thơm hấp dẫn.
Tiếp đó dùng rây lọc, rây từ từ bột bắp và bột mì vào hỗn hợp lòng đỏ trứng, vừa cho vừa đánh, trộn đều từ ngoài vào trong sao cho hỗn hợp bột trứng được mịn, khi bột mịn hoàn toàn thì dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô rồi ủ sang một bên.
Mách nhỏ: Để tiết kiệm thời gian và hiệu quả bạn có thể dùng máy đánh trứng, phới lòng để đánh nếu có nhé!
Đánh lòng trắng trứng
Tương tự như lòng đỏ, bạn cũng dùng dụng cụ đánh bông đánh đều lòng trắng trứng, cho thêm nước cốt chanh và 1 ít muối vào đánh đều tay.
Sau đó cho 100gr đường bột từ từ vào đến khi lòng trắng trứng bông phồng lên, có đỉnh chóp kết dính và úp ngược tô trứng bị đổ là được.
Trộn hỗn hợp
Cuối cùng cho từ từ lòng trắng trứng đã đánh bông vào hỗn hợp lòng đỏ trứng bột đã ủ lúc nãy. Trộn đều từ ngoài vào trong nhẹ tay để bọt khí không bị bể, trộn đến khi lòng trắng trứng hòa đều vào hỗn hợp và hỗn hợp đã mịn là được.
Nấu bánh bằng nồi cơm
Thoa 1 lớp mỏng bơ lạc hoặc dầu ăn vào nồi cơm điện để bánh không bị dính và lấy ra dễ dàng.
Sau đó cho toàn bộ tô bột trứng đã đánh mịn vừa nãy vào nồi cơm điện, đậy nắp nồi và bật nút nấu cơm như bình thường.
Sau khi nấu xong, nút nồi nhảy về chế độ giữ ấm (keep warm), thì bạn tiếp tục bật nút nấu cơm thêm lần nữa.
Lưu ý: Trong quá trình nấu thì bạn không được mở nắp nồi cơm vì mở nắp hơi bóc ra sẽ làm bánh xẹp không còn được đẹp mắt
Khi nồi nấu xong và nút nhảy tới nút giữ ấm (keep warm) lần nữa thì để yên như vậy khoảng 20 phút, sau đó mở nắp ghim cây tăm vào thử bánh, nếu bánh không dính vào tăm là bánh đã chín.
Sau khi bánh chín thì bạn đã có thể lấy ra, để lên dĩa và thưởng thức.
Thành phẩm
Bánh bông lan được làm bằng nồi cơm điện có màu sắc vàng nâu cực bắt mắt, khi ăn bánh mềm xốp, béo ngọt. Bánh thơm ngon hấp dẫn xen lẫn vị béo bùi của trứng làm bạn ăn không thể ngừng. Chúc bạn ngon miệng nhé!
Cách chọn mua trứng gà mới, chất lượng
- Bạn nên chọn mua trứng gà có lớp vỏ màu nâu sẫm, không xuất hiện các đốm đen, khi dùng tay sờ lên bề mặt sẽ cảm nhận được độ sần sùi, hơi nhám thì đó là trứng gà tươi mới.
- Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra độ tươi mới của trứng bằng cách soi trứng dưới bóng đèn, nếu phần lòng đỏ tròn không di động, có màu cam hoặc hồng nhạt, còn lòng trắng thì trong suốt thì đó là trứng gà mới.
- Tránh chọn mua những quả trứng có màu sắc nhợt nhạt, đốm đen xuất hiện nhiều, bề mặt khi sờ vào thấy láng mịn vì đây là trứng đã để lâu ngày, không còn ngon và tươi mới.
3. Cách làm bánh bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm bánh ngọt bằng nồi cơm điện
- 150 g bột mì đa dụng
- 6 quả trứng gà
- 120 g đường
- 75 g sữa tươi không đường
- 75 g dầu ăn
- 1/4 thìa cà phê muối
- 1 lát chanh
- 1 thìa cà phê vani
Dụng cụ cần sử dụng:
– Tô, phới, cây đánh trứng (hoặc máy đánh trứng), giấy nến, rây lọc, phới trộn bột
– Nồi cơm nắp gài hoặc nồi cơm điện tử (2 nồi cơm điện này giữ nhiệt tốt hơn nồi cơm nắp rời)
Cách làm bánh bằng nồi cơm điện
Bước 1 Làm bột
Làm mịn bột mì với rây lọc, đập trứng, tách riêng lòng trắng với lòng đỏ và để riêng như hình 2.
Thêm muối, nhỏ 4 – 5 giọt nước cốt chanh vào tô đựng lòng trắng trứng và sử dụng cây đánh trứng đánh cho tới khi lòng trắng trứng có màu trắng đục.
Khi hỗn hợp nổi từ bọt khí to sang bọt khí nhỏ thì chia đường thành 3 phần và lần lượt cho vào tô, tay tiếp tục đánh cho tới khi lòng trắng trứng bông có chóp cứng thì ngừng.
Bước 2 Khuấy trứng
Thêm vani, đường, bột mì, sữa tươi vào tô lòng đỏ trứng và đánh đều với cây đánh trứng.
Bước 3 Khuấy bột bánh
Đổ 1/3 tô lòng trắng trứng đã đánh bông vào tô hỗn hợp bột, lòng đỏ trứng, sau đó bạn trộn đều với phới trộn bột cho tới khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng nhạt.
Tiếp theo, đổ ngược hỗn hợp này vào tô lòng trắng trứng và trộn với kỹ thuật fold. Khi hỗn hợp đã quyện vào nhau thì ngừng, không trộn quá lâu, tránh bọt khí xẹp, bánh nướng không nở ngon.
Bước 4 Nấu bánh
Đặt giấy nến xuống đáy lòng nồi cơm điện và đổ hỗn hợp bột vào, đậy nắp lại. Bấm nút Cook để nấu trong thời gian 90 phút, sau mỗi 30 phút thì bạn bấm nút Cook 1 lần.
Lưu ý là sau 60 phút, nếu bạn chạm vào nắp nồi thấy nóng, bạn không cần nhấn nút Cook lần nữa mà để nguyên nút Keep Warm trong 30 phút để bánh chín hoàn toàn. Còn nếu nắp không nóng, nhấn nút Cook lần nữa.
Sau 90 phút, mở nắp nồi, nhấn vào mặt bánh, nếu mặt bánh không lún xuống thì bánh đã chín, bạn có thể ngắt nguồn điện ngay.
Bước 5 Lấy bánh khỏi nồi
Lấy lòng nồi ra khỏi thân nồi, đặt úp lòng nồi xuống giấy nến để lấy bánh ra, bỏ lớp lót và lật bánh lại đặt trên vỉ nướng cho khô.
Thành phẩm
Cắt bánh thành các miếng nhỏ, đặt trên đĩa xinh đẹp và thưởng thức cùng trà nóng, chắc hẳn hương vị sẽ vô cùng tuyệt đấy bạn.
4. Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện mềm xốp ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm Bánh mì bằng nồi cơm điện cho 3 người
- Bột mì số 13 250 g (bột mì dai)
- Sữa tươi không đường 150 ml
- Đường 50 g
- Trứng 1 quả
- Men nở 5 g
- Muối 2 g
- Bơ nhạt 40 gr
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
- Thau trộn bột, rây bột, nồi cơm điện, tô, chén…
Cách chế biến Bánh mì bằng nồi cơm điện
Trộn bột bánh
Trộn đều bột mỳ, đường, muối trong một thau to. Thêm 5 g men nở vào tahu bột trộn đều (hình 1). Bạn lưu ý phải làm theo thứ tự trộn bột này vì nếu trộn trực tiếp men nở với đường và muối sẽ làm cho sự hoạt động của men nở yếu hơn.
Làm chay bơ bằng lò vi sóng, nếu không có lò vi sóng bạn có thể chưng cách thủy để bơ nóng chảy (hình 2). Tạo một chỗ trống ở giữa âu bột, đổ trứng đánh tan, sữa tươi và bơ vào trộn đều (hình 3).
Nhào bột đến khi có được khối bột dẻo mịn, ấn xuống thấy vết lõm phồng trở lại là được. Nếu bột hơi bị ướt bạn có thể cho thêm bột áo vào nhồi (hình 4).
Tạo hình và nướng bánh
Quét lớp dầu ăn mỏng vào thau bột, dùng khăn ẩm phủ lên mặt thau và ủ bột đến khi bột nở gấp đôi. Thời gian ủ khoảng 60 phút, tùy vào nhiệt độ lúc ủ (hình 1).
Sau khi bột nở gấp đôi, bạn nhồi lại khối bột nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi chia khối bột thành những viên tròn nhỏ (hình 2).
Xếp các viên bột vào nồi cơm điện. Bật chế độ “cook” 10 phút, sau đó bật chế độ “cook” 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút (hình 3).
Muốn mặt bánh vàng đẹp bạn có thể lật mặt bánh khi nướng nhé (hình 4).
Thành phẩm
Với cách làm vô cùng đơn giản, nhanh gọn bạn đã có những chiếc bánh mì nóng hổi cho bữa sáng của gia đình rồi.
5. Cách hấp bánh bao bằng nồi cơm điện cực ngon dễ làm tại nhà
Nguyên liệu làm Bánh bao bằng nồi cơm điện cho 5 người ăn
- Bột bánh bao 500 g (bạn có thể chọn bột mikko)
- Men nở 5 g
- Sữa tươi không đường 200 ml (có thể thay bằng nước ấm)
- Thịt heo xay 500 g (tuỳ bạn thích nhân bánh nhiều hay ít thịt)
- Nấm mèo 10 g
- Trứng cút 13 quả
Dụng cụ thực hiện
- Cây cán bột, muỗng, tô, nồi cơm điện,…
Cách chế biến Bánh bao bằng nồi cơm điện
Làm nhân bánh bao
Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Nấm mèo ngâm mềm và thái sợi ngắn.
Bạn cho thịt heo xay vào tô, thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, nấm mèo và bóp đều các nguyên liệu.
Sau đó, bạn nặn từng viên nhân rồi bọc đều 1 quả trứng cút vo tròn lại.
Nhào bột
Bạn cho sữa tươi ấm (khoảng 40 độ C) vào tô, thêm men nở, trộn đều và ngâm 10 phút.
Cho bột bánh bao vào 1 tô lớn khác, trộn đều với hỗn hợp men ở trên, 2 muỗng cà phê dầu ăn.
Sau đó bạn dùng tay nhào thật kĩ cho đến khi bột mịn là được. Sau đó bạn ủ bột từ 30 – 45 phút.
Mách nhỏ:
Nếu bột dính thì có thể cho thêm bột mì nhưng tránh cho quá nhiều sẽ bị khô. Khi trộn bột, nếu bột quá khô, cho thêm sữa tươi, nếu bột quá ướt có thể cho thêm ít bột mì.
Nhào bột lần 2
Sau thời gian ủ bột, bạn lấy bột ra nhào sơ lại cho bột thêm dẻo. Sau đó chia bột thành 13 phần bằng nhau.
Tạo hình bánh
Vo tròn các phần vỏ bánh lại rồi dùng cán bột cán dẹt xuống, quét 1 lớp dầu ăn ở rìa ngoài phần vỏ, cho nhân vào giữa. Bạn gấp mép theo vòng tròn và túm nhọn chính giữa.
Hấp bánh
Để hấp bánh bao bạn cần chuẩn bị nồi cơm điện để hấp bánh, đổ 500 ml nước vào nồi rồi bấm nút “Cook”.
Khi nước đã sôi, bạn gắp bánh cho lên xửng hấp (nếu bạn không muốn bánh dính vào xửng, bạn có thể cho bánh lên 1 mảnh giấy quét 1 lớp dầu), đậy nắp nồi cơm lại rồi hấp bánh trong khoảng 20 phút. Gắp bánh bày ra đĩa là đã có thể thưởng thức ngay.
Mách nhỏ:
Để vỏ bánh bao được trắng và mịn hơn, bạn nên cho 1 ít nước cốt chanh hoặc nước dấm chua vào nồi nước hấp.
Thành phẩm
Những chiếc bánh bao ra lò thơm ngon nóng hổi, chỉ cần ăn thử một miếng nhỏ, bạn có thể cảm nhận được ngay vị đậm đà béo ngậy của nhân, kèm theo đó là sự mềm mại, bùi bùi của vỏ bánh. Hòa quyện tạo nên hương vị khó quên. Món bánh này ngon hơn khi dùng nóng.
6. Cách làm bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện thơm
Nguyên liệu làm Bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện cho 4 người
- Khoai mì 1 kg
- Đậu xanh cà vỏ 50 gr (hấp chín)
- Trứng gà 1 quả
- Tinh chất vanilla 1 muỗng cà phê
- Bột bắp 30 gr
- Bột năng 130 gr
- Đường cát vàng 100 gr
- Sữa đặc 150 gr
- Muối 1 ít
- Nước cốt dừa 400 ml
- Bơ lạt 20 gr
- Dầu ăn 1 ít
Cách chọn mua và sơ chế khoai mì – sắn
- Nên chọn loại sắn đồi, bởi vì loại này khi ăn sẽ rất bở và thơm.
- Ưu tiên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
- Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
- Ngoài ra, không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa.
- Khoai mì có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!
Dụng cụ thực hiện
- Nồi cơm điện, dao, máy xay sinh tố, vải lọc, cọ,…
Cách chế biến Bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện
Sơ chế khoai mì
Để loại sạch bụi bẩn, khoai mì mua về các bạn cắt bỏ 2 đầu sau đó lột sạch lớp vỏ bên ngoài và lớp vỏ hồng. Dùng dao chẻ khoai mì làm đôi, rút bỏ phần gân cứng ở giữa.
Mang ngâm đi ngâm với nước muối pha loãng từ 2 – 3 tiếng hoặc ngâm qua đêm nếu có thời gian.
Mách nhỏ:
- Phần vỏ bên ngoài của khoai mì thường có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!
- Ngâm khoai mì với một ít muối giúp khoai không bị thâm đen và thải bớt độc tố.
- Trong quá trình ngâm khoai mì, bạn phải thường xuyên thay nước.
Bào khoai mì
Sau khi sơ chế xong, các bạn cho khoai mì vào máy xay sinh tố cùng với một ít nước và xay vụn khoai mì ra, cho vào 1 miếng vải mỏng và vắt khô.
Mách nhỏ: Nếu không có máy xay, các bạn có thể bào khoai mì bằng bàn mài vẫn được nhé!
Phần bã khoai mì sau khi vắt các bạn cho ra thau. Phần nước vắt được, bạn để yên khoảng 30 phút để tinh bột khoai mì lắng xuống đáy.
Trộn bột bánh
Trộn bã khoai mì với 50gr đậu xanh cà vỏ hấp chín, 30gr bột bắp, 130gr bột năng, 1 muỗng cà phê muối. Mang bao tay vào sau đó bóp và trộn đều cho các nguyên liệu tơi, nhuyễn và hòa đều vào nhau.
Mách nhỏ: Nên trộn các nguyên liệu khô cho tơi, nhuyễn rồi mới cho các nguyên liệu dạng lỏng như sữa, trứng, nước cố dừa vào để hỗn hợp bánh được nhuyễn mịn và không bị vón cục.
100gr đường cát vàng, 1 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê tinh chất vanilla, 150gr sữa đặc, 400ml nước cốt dừa, 20gr bơ lạt và thau.
Phần nước khoai mì sau khi để lắng, chắt bỏ lớp nước bên trên rồi trộn phần tinh bột cùng với hỗn hợp bột khoai mì.
Dùng tay trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa vào nhau và hỗn hợp bột nhuyễn mịn.
Nướng bánh bằng nồi cơm điện
Lót một lớp giấy nến phía dưới đáy nồi, dùng cọ phết một lớp dầu ăn xung quanh mặt trong ruột nồi cơm điện. Đổ bột bánh vào nồi và dàn đều. Đập nhẹ nồi xuống bàn để làm vỡ các bọt khí lớn.
Cho bánh vào nồi và cắm điện, bật nút Cook và nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ Warm, dùng que tăm xiên vào bánh, nếu bánh khô và không còn dính lên thân tăm nữa là đạt.
Nếu bánh còn ướt, các bạn để bánh ở chế độ Warm khoảng 10 phút, sau đó chuyển lại chế độ Cook và nấu thêm một lần nữa là được.
- 5
Thành phẩm
Món bánh khoai mì nướng bằng nồi cơm điện vô cùng đơn giản dễ làm đúng không nào? Bánh có màu sắc vàng ươm bắt mắt, cốt bánh dẻo mịn, thơm ngậy mùi trứng sữa. Còn chần chờ gì nữa, vào bếp và trổ tài thực hiện món bánh này ngay thôi nào!
Cách bảo quản bánh:
- Để bánh nguội hoàn toàn, sau đó bạn dùng túi nilon bọc kín hoặc hộp đậy nắp để bảo quản bánh. Lưu ý, không bọc quá chặt vì sẽ làm bánh bị xẹp.
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng nếu trời mát (dưới 20 độ C) hoặc ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 3 ngày. Khi muốn dùng, các bạn mang ra hâm nóng lại là có thể thưởng thức.
7. Cách làm bánh pudding chuối bằng nồi cơm điện siêu thơm ngon đơn giản
Nguyên liệu làm Bánh pudding chuối bằng nồi cơm điện cho 6 người
- Chuối 5 quả (cắt lát vừa ăn)
- Rượu vang đỏ 3 muỗng canh
- Bánh mì gối 150 gr (bánh mì Sandwich)
- Sữa tươi không đường 225 ml
- Kem sữa tươi 225 ml (Whipping cream hoặc Heavy cream)
- Bơ 25 gr (đun chảy)
- Trứng gà 3 quả
- Đường 105 gr
- Vani 1 muỗng cà phê
Cách chọn mua chuối tươi ngon
- Nên chọn nải chuối chín không đều màu (có quả vàng, quả xanh) và có những vết đốn đen hoặc hồng đậm.
- Không nên chọn những quả chín đều, vỏ màu vàng đậm.
- Chuối chín tự nhiên sẽ có phần cuống và phần thân màu vàng. Còn cuống có màu xanh nhưng trái chín vàng đều thì chắc chắn đã được ngâm hóa chất.
- Chuối chín cây sẽ có mùi thơm và vị ngọt tự nhiên, mềm đều. Còn chuối tẩm hóa chất khi ăn sẽ hơi sượng, cứng, có vị chát và vị chua.
Dụng cụ thực hiện
- Nồi cơm điện, dao, thớt, chảo chống dính, tô,…
Cách chế biến Bánh pudding chuối bằng nồi cơm điện
Xào chuối
Bắc chảo lên bếp, cho vào 45gr đường, 3 muỗng canh rượu vang đỏ, 5 quả chuối cắt lát.
Xào chuối trên lửa vừa đến khi hỗn hợp rượu đường kết dính lên chuối thì tắt bếp.
Trộn hỗn hợp sữa trứng
Cho vào tô 3 quả trứng gà, 60gr đường rồi khuấy đều hỗn hợp.
Tiếp theo, cho thêm 225ml kem sữa tươi, 225ml sữa tươi không đường, 1 muỗng cà phê vani, 25gr bơ đun chảy. Tiếp tục khuấy đều cho hỗn hợp sữa trứng hòa quyện.
Trộn hỗn hợp pudding
Cho vào tô sữa trứng: 150gr bánh mì gối xé nhỏ, 1/2 phần chuối đã rim rồi trộn đều.
Nướng pudding
Chuẩn bị khuôn nướng có lót giấy nến, sau đó bạn xếp phần chuối rim còn lại vào khuôn.
Tiếp theo, đổ hỗn hợp pudding lên trên rồi nướng bằng nồi cơm điện, bấm nút cook tổng cộng 4 lần và mỗi lần cách nhau 15 phút.
Thành phẩm
Bánh pudding thơm nức mũi, cốt bánh thì mềm ẩm, ngọt ngọt beo béo cùng chút chua nhẹ đặc trưng từ chuối tươi, vô cùng ngon miệng.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh bằng nồi cơm điện
Tải ngay cách làm bánh bằng nồi cơm điện
Video hướng dẫn cách làm bánh bằng nồi cơm điện
Mua nguyên liệu làm bánh bằng nồi cơm điện ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh bằng nồi cơm điện, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện mà bạn nên biết
1. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện
Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện
Nhiều người sau khi vo gạo xong không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện. Việc này sẽ làm cho nồi cơm điện có những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu cơm. Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn và tránh dị vật rơi vào nồi gây mùi khét.
2. Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm
Không nên vo gạo trong nồi và dùng dụng cụ sắc nhọn để múc cơm
Thói quen vo gạo trong nồi và dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều, nhão và cơm dính vào trong nồi khiến cho việc vệ sinh khó khăn, gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt.
3. Không bấm nấu lại nhiều lần
Không bấm nấu lại nhiều lần
Khi nấu cơm với nồi cơm điện sẽ không có cơm cháy, nhưng nhiều người thường có thói quen nhấn nút Cook lại nhiều lần để tạo cơm cháy. Nhưng chính điều này sẽ dẫn đến rơ – le bật liên tục dẫn đến làm giảm tuổi thọ của nồi cơm.
4. Không nên bít lỗ thoát hơi trong quá trình nấu
Trong quá trình nấu cơm, bạn tuyệt đối không nên bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện cũng như không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, bạn nên mở nắp nồi cơm và dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.
5. Cẩn thận với việc nấu món hầm và món xào với nồi cơm điện
Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện có thể dùng để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo và luộc rau. Tuy nhiên, với việc hầm và nấu món xào thì bạn nên hạn chế, bởi việc này sẽ làm cho nồi mau bị hỏng.
6. Hạn chế cắm dây điện của nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị khác có công suất cao
Bạn nên hạn chế tối đa việc cắm dây điện của nồi cơm chung với ổ cắm các thiết bị khác có công suất cao. Việc này sẽ tránh tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây nên chập cháy.
7. Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
Nên dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện
Bạn nên dùng 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc với nhau một cách tốt nhất. Nếu như bạn đặt nồi cơm vào bằng một tay thì rất dễ làm cho nồi bị nghiêng gây ra hiện tượng méo với rơ le, làm tỏa nhiệt không đều gây ra hiện tượng cơm bị sượng.
8. Đặt nồi cơm ở vị trí phù hợp
Đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm móc, bề mặt phẳng sẽ làm cho tuổi thọ của nồi cơm điện được lâu hơn. Đặt biệt, là không nên đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh bằng nồi cơm điện cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 01/2025. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn làm mới thực đơn tráng miệng của mình nhé.