Updated at: 24-08-2022 - By: Hoàng Cường

Nếu đã biết đến Huế thì bạn đừng bao giờ bỏ qua món bánh nậm tôm cháy là một món hấp được xem là đặc sản nơi đây. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm bánh nậm tôm cháy ngon mê ly 04/2024.

Bánh nậm là gì?

Bánh nậm là một loại bánh dân dã nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế cùng với bánh bèo và bánh bột lọc. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km.

Khi xưa, những người phụ nữ đã dùng bột gạo, tôm, tép giã nhuyễn để làm nên chiếc bánh nậm. Sau này, món bánh ngày càng phổ biến ở làng Nam Phổ. Với hương vị thơm ngon, người dân đã làm bánh và mang đi giao thương khắp các đường phố cho đến kinh thành Huế.

Bột gạo trong bánh nậm có lợi ích gì cho sức khỏe

Bột gạo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: Chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, vitamin B6, sắt, calci, protein, kali và carbohydrate; Không chứa gluten, hiếm khi gây dị ứng thực phẩm, hạn chế được nguy cơ bị tiêu chảy, đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích; Giàu năng lượng, giúp cung cấp năng lượng tức thời; Cải thiện cơ bắp…

Bột năng trong bánh nậm có lợi ích gì cho sức khỏe

Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Bột năng chứa một lượng chất xơ dồi dào, rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của hệ tiêu hóa. Không chỉ ngăn ngừa một số vấn đề tiêu hóa thông thường như táo bón và đầy hơi, mà loại bột này còn có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

Giúp tăng cân

Lượng carbohydrate cao trong bột năng có tác dụng giúp tăng cân lành mạnh. Đặc biệt, bột năng không chứa chất béo và cholesterol nên sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để tăng cân mà không làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Lượng sắt và canxi trong bột năng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho hệ xương, có thể bảo vệ xương khỏi tình trạng loãng xương và duy trì mật độ xương ổn định.

Tốt cho hệ thống tim mạch

Không chỉ có canxi, bột năng còn chứa hàm lượng lớn kali. Khoáng chất thiết yếu này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe vì có thể làm giảm sự căng thẳng của các động mạch và mạch máu trong hệ thống tim mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Ngoài ra, bột năng cũng chứa natri, có thể cân bằng lượng kali để duy trì chất lỏng trong cơ thể, giúp hỗ trợ tăng năng lượng và sự trao đổi chất.

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Vitamin B phức hợp và axit folic có trong bột năng có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ mang thai, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Trong bột năng có chứa vitamin K rất tốt cho não bộ và kích thích hoạt động của tế bào thần kinh, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Tổng hợp 5 cách làm bánh nậm tôm cháy cập nhật 04/2024

Cách làm bánh nậm tôm cháy thơm ngon hấp dẫn như ngoài hàng

Nguyên liệu

  • Tôm khô 300 gr
  • Bột gạo 400 gr
  • Bột năng 80 gr
  • Hành tím/ hành lá 1 ít
  • Ớt tươi băm 1 ít
  • Chanh 1/2 trái
  • Dầu ăn 4 muỗng canh
  • Dầu điều 2 muỗng canh
  • Nước mắm 1 muỗng canh
  • Đường/ tiêu 1 ít

Cách chế biến Bánh nậm tôm cháy

Sơ chế tôm khô

Tôm khô mua về rửa sạch nhiều lần với nước lạnh. Sau đó cho tôm vào tô ngâm với nước ấm trong vòng 15 – 30 phút để tôm mềm thì vớt tôm ra để ráo nước rồi cho tôm vào máy xay, xay nhuyễn.

Bước 1 Sơ chế tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 1 Sơ chế tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 1 Sơ chế tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 1 Sơ chế tôm khô Bánh nậm tôm cháy

Xào tôm khô

Bắc chảo lên bếp đun với lửa nhỏ và cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Dầu nóng thì cho phần hành tím băm nhỏ vào phi.

Phi thơm hành rồi cho phần tôm vào cùng. Nêm thêm 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu xay vào xào cùng đến khi tôm tơi ra hoàn toàn.

Cho thêm 2 muỗng canh dầu điều vào và đảo đều rồi tắt bếp để tôm có màu đẹp mắt.

Để làm phần mỡ hành: bạn bắc 1 chảo nhỏ lên bếp đun sôi nhẹ 1 muỗng canh dầu ăn, sau đó đổ dầu đã đun vào phần hành lá đã cắt nhỏ cùng 1 muỗng canh dầu ăn (dầu lấy từ trong chai, dạng nguội).

Mách nhỏ: Việc trộn hành lá với dầu đun nóng và dầu ăn dạng nguội giúp hành chín nhưng vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt.

Bước 2 Xào tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 2 Xào tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 2 Xào tôm khô Bánh nậm tôm cháyBước 2 Xào tôm khô Bánh nậm tôm cháy

Làm bột bánh

Cho hết 400gr bột gạo và 80gr bột năng vào nồi trộn đều. Thêm vào 1 lít nước lạnh vào khuấy đều rồi để bột nghỉ 30 phút.

Cho nồi lên bếp đun với lửa vừa và đảo đều tay đến khi bột hơi đặc lại thì tắt bếp. Sau đó tiếp tục khuấy nhẹ đến khi thấy bột mịn là được.

Bước 3 Làm bột bánh Bánh nậm tôm cháyBước 3 Làm bột bánh Bánh nậm tôm cháyBước 3 Làm bột bánh Bánh nậm tôm cháyBước 3 Làm bột bánh Bánh nậm tôm cháy

Gói bánh

Lá chuối sau khi cắt rửa thật sạch rồi trụng qua với nước muối ấm để lá mềm, dai và giữ được màu xanh của lá.

Bạn phết đều dầu ăn vào bề mặt bên trong của lá. Cho 3 muỗng cà phê bột bánh đã pha vào lá và dàn đều 1 lớp bột như hình. Tiếp đó thêm lên 1 muỗng cà phê nhân tôm cháy lên phần bột đã dàn rồi cho 1 ít mỡ hành lên.

Sau đó xếp 2 bên lá vào rồi gấp 2 đầu lá. Lật lên và vuốt đều để bột bánh trải đều theo hình chữ nhật.

Bước 4 Gói bánh Bánh nậm tôm cháyBước 4 Gói bánh Bánh nậm tôm cháyBước 4 Gói bánh Bánh nậm tôm cháyBước 4 Gói bánh Bánh nậm tôm cháy

Hấp bánh

Đun nước trong nồi của xửng với lửa lớn. Khi nước sôi thì cho bánh vào, xếp bánh đan xen với nhau để tạo độ thoáng cho nước bốc hơi lên để bánh chín đều.

Đậy nắp nồi lại và hấp bánh trong vòng 20 phút rồi tắt bếp thì đã hoàn thành xong món bánh nậm tôm cháy rồi đấy.

Bước 5 Hấp bánh Bánh nậm tôm cháyBước 5 Hấp bánh Bánh nậm tôm cháy

Làm nước chấm

Bạn cần pha 1 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng đường nấu tan và thêm 1 ít ớt tươi băm cùng với 1/2 trái chanh vào khuấy đều là có ngay phần nước chấm hấp dẫn rồi.

Lưu ý: Tuỳ theo khẩu vị gia đình mà bạn có thể gia giảm lượng gia vị cho phù hợp nhé!

Bước 6 Làm nước chấm Bánh nậm tôm cháy

Thành phẩm

Bánh nậm tôm cháy với cái bánh có màu trắng sữa đẹp mắt nổi bật với màu cam của tôm khô và màu xanh của hành lá. Bánh mềm, không bị bở, có vị béo béo của bột hòa cùng vị ngọt tự nhiên của tôm khô. Để vị bánh thêm đậm đà bạn chỉ cần thêm với 1 ít nước chấm ăn kèm thì quá là hoàn hảo đấy!

Bước 7 Thành phẩm Bánh nậm tôm cháy

Cách làm bánh nậm tôm cháy dẻo ngon chuẩn vị thơm ngon khó cưỡng

Nguyên liệu

  • Bột gạo 250 gr
  • Bột năng 50 gr
  • Tôm 200 gr
  • Nước 600 ml
  • Bột màu điều 100 gr

Cách chế biến Bánh nậm Huế

Làm nhân bánh

Đầu tiên, bạn tiến hành sơ chế tôm. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn.

Tiếp đến bạn ướp tôm với chút muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu cho thấm đều gia vị.

Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp, sau đó cho vào chảo khoảng 2-3 muỗng dầu ăn rồi cho tỏi và hành băm vào phi đến thơm vàng. Sau đó cho tôm vào đảo nhanh tay để tôm tơi nhỏ.

Sau khi đảo xơ tôm khoảng 1-2 phút thì bạn cho thêm bột màu điều để phần nhân bánh có màu đỏ đẹp mắt. Xào một lúc khi thấy tôm đã chín và ráo nước thì bạn tắt bếp nhé.

Bước 1 Làm nhân bánh Bánh nậm HuếBước 1 Làm nhân bánh Bánh nậm Huế

Làm bột bánh

Để làm phần bột bánh, đầu tiên bạn trộn bột gạo, bột năng khuấy cùng với nước lọc, dầu ăn, 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cafe muối.

Sau khi hòa tan bột, bạn đặt nồi lên bếp và tiến hành khuấy nhanh tay với lửa vừa nhỏ, đến khi bột hơi đặc lại và chuyển sang màu trong hơn thì tắt bếp.

Lưu ý:

  • Bạn lưu ý tỷ lệ bột và nước phải đúng thì bột bánh mới đạt độ dẻo dai chuẩn nhé. Thông thường, tỷ lệ bột và nước sẽ là 1:2.
  • Để tránh hiện tượng ốc trâu bột bạn nên tiếp tục khuấy đều tay ngay sau khi tắt bếp đến khi bột sệt lại, mịn và không lợn cợn là được.

Bước 2 Làm bột bánh Bánh nậm Huế

Gói bánh

Bánh nậm Huế không thể thiếu được màu xanh của lá chuối.

Lá chuối bạn tiến hành rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi có pha 1 nhúm muối để mềm nhưng vẫn giữ được màu xanh của lá. Hoặc bạn có thể hơ lá chuối trên lửa để lá chuối mềm để dễ gói bánh hơn.

Sau đó, cắt lá thành những miếng hình chữ nhật với kích thước 20 cm x 15 cm.

Tiếp đến, bạn bôi một chút dầu lên lá chuối (mặt ko gân), sau đó phết lên lá một lớp bột mỏng vừa rồi cho nhân tôm thịt chính giữa bột.

Tiếp theo bạn gấp hai bên mép lá lại, bẻ hai đầu, lúc này bánh sẽ có hình chữ nhật. Để lớp bột được dàn đều bạn nhẹ nhàng dùng tay vuốt nhẹ mặt bánh cho phần bột tán đều.

Sau khi gói bánh, bạn đặt bánh vào xửng hấp rồi mang bánh đi hấp khoảng 10-15 phút.

Lưu ý: Bạn hãy gói bánh với tỉ lệ cứ 1 thìa canh bột thì rải đều 3/4 thìa cà phê nhân và đặc biệt là nhớ dùng tay vuốt đều cho bánh mỏng đẹp.

Bước 3 Gói bánh Bánh nậm Huế

Làm nước chấm bánh

Để món bánh đậm đà và ngon miệng hơn bạn hãy pha một chút nước mắm chấm cho bánh nhé. Để pha nước chấm, đầu tiên bạn cho nước mắm và đường lên bếp nấu sôi cho tan đường, bạn thêm một ít nước lọc để giảm độ mặn của nước mắm.

Sau đó, để nguội rồi pha thêm nước cốt chanh và thêm ớt tỏi băm. Tùy vào sở thích mà bạn gia giảm độ cay cho nước mắm nhé.

Bước 4 Làm nước chấm bánh Bánh nậm Huế

Thành phẩm

Bánh nậm Huế ngon có màu trắng sữa, nhân màu gạch tôm trải đều trên bột bánh, bánh mềm vừa ăn nhưng ko bở, thơm nhẹ mùi lá chuối. Hẳn gia đình bạn sẽ khó có thể cưỡng lại được hương vị đậm đà quyến rũ đến từ món bánh này đâu.

Bước 5 Thành phẩm Bánh nậm Huế

Cách làm bánh nậm tôm cháy ngon chuẩn vị

Nguyên liệu

Nguyên liệu làm bánh nậm Huế
  • Bột gạo: 250 gram.
  • Bột năng: 25 gram.
  • Nước: 500 gram.
  • Dầu ăn: 2 thìa súp.
Phần nhân bánh nậm
  • Tôm: 300 gram.
  • Hành lá, hành tím.
  • Gia vị: Muối, nước mắm, bột ngọt.
  • Lá chuối hoặc lá dong.

Cách làm bánh nậm Huế

Bước 1: Sơ chế tôm và ướp gia vị

Đầu tiên các bạn đem tôm bóc sạch hết vỏ và băm nhuyễn. Tiếp đó các bạn trộn đều tôm với 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối + 1 chút bột ngọt. Sau đó để ướp trong khoảng 15 phút đồng hồ.

Bước 2: Sơ chế hành

Hành tím và hành lá các bạn đem cắt nhỏ.

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất

Hành tím và hành lá cắt nhỏ – làm bánh nậm

Bước 3: Xào phần nhân bánh nậm

Các bạn đặt chảo lên trên bếp rồi cho một ít dầu ăn vào. Bật bếp đun khi nào thấy dầu đã nóng thì các bạn cho hành tím vào, thực hiện phi thơm lên và cho hỗn hợp nhân ở bước 1 vào đảo đều. Khi nào mà các bạn thấy phần nhân đã dần chuyển sang màu vàng thì các bạn cho hết chỗ hành lá đã băm nhỏ vào và thực hiện đảo đều nên rồi tắt bếp đi.

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất

Phi thơm hành tím rồi đổ nhân bánh nậm vào xào – cách làm bánh nậm huế

Bước 4: Nấu bột gạo và bột năng cho sánh lại

Bước này các bạn đem bột gạo và bột năng trộn đều lên cùng với nhau. Tiếp đó cho nước vào khuấy đều cho tan rồi cho tiếp dầu ăn vào. Sau đó bắt lên trên bếp khuấy đều tay với mức lửa nhỏ để phần bột của chúng ta không bị dính ở phần đáy nhé.

Các bạn thực hiện khuấy cho đến khi nào mà thấy hỗn hợp bắt đầu trở lên sánh lại thì tắt bếp đi. Tiếp tục khuấy để cho hỗn hợp được chín đều.

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất

Khuấy đều bột gạo và bột năng trên bếp – cach lam banh nam

Bước 5: Gói và hấp bánh nậm

Bạn đem lá chuối hoặc lá dong rửa và lau sạch. Sau đó trải mặt ngoài của lá xuống bàn, cho phần bột lên trên lá theo chiều dọc rồi tiếp tục cho phần nhân vào. Tỉ lệ giữa bột và nhân cho vào là 2:1 nhé.

Thực hiện gấp mép 2 bên lá bánh vào trước rồi tiếp tục gập 2 đầu còn lại vào. Lấy tay ấn nhẹ chiếc bánh để bột được dàn đều xung quanh theo hình chữ nhật của kích thước chiếc là vừa gói. Sau đó các bạn cho bánh vào trong nồi hấp khoảng 15 đến 20 phút là bánh sẽ chín rồi đó.

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất

Thực hiện gói và hấp bánh nậm – cách làm bánh nậm huế

Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức món bánh nậm

Món bánh nậm này các bạn ăn nóng kèm với cả nước mắt ngọt và ớt đỏ cắt lát rất ngon đó nha. Và chỉ với một chút tỉ mỉ và khéo léo thôi là các bạn đã có được một món bánh đậm hương vị Huế truyền thống cùng cả gia đình của mình thưởng thức rồi đó nha.

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất

Cách làm bánh nậm Huế ngon chuẩn công thức nhất – cách làm bánh nậm ngon

Cách làm bánh nậm nhân tôm cháy đơn giản tại nhà

Nguyên liệu

  • 200gr bột gạo.
  • 50gr bột năng.
  • 80gr tôm đất.
  • 400ml nước.
  • Hành lá, hành tím, tỏi, ớt.
  • Gia vị: tiêu xay, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, nước cốt chanh, dầu màu điều.

Cách làm

Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch, rút phần chỉ đen trên lưng nhưng lưu ý để lại phần gạch, sau đó đem đi băm nhuyễn. Mẹo nhỏ để bạn có thể bóc vỏ tôm nhanh chóng và hạn chế thịt tôm dính sót lại trong vỏ chính là bạn ngâm tôm qua nước phèn chua pha loãng.Lá chuối rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi pha loãng một ít muối, sau đó vớt ra lau sạch rồi cắt thành những miếng hình chữ nhật với kích thước 20cm x 15cm.

Hành lá nhặt bỏ lá hư, rửa sạch, thái nhuyễn.

Tỏi, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ.

Làm nhân tôm cháy

Bắc chảo lên bếp, cho vào 4 muỗng dầu màu điều, phi thơm tỏi, hành tím đã băm nhuyễn. Tiếp đến cho phần tôm đã xay nhuyễn vào xào săn lại. Đảo đều tay trong khoảng 3 5 phút để thịt tơi mềm. Khi thấy tôm đã chín vàng, dậy mùi thơm thì bạn cho thêm hành lá thái nhỏ vào rồi tắt bếp.

Làm bột bánh

Cho bột gạo, bột năng vào tô lớn, thêm vào 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng đường, ¼ muỗng muối, đổ 400ml nước vào, vừa đổ vừa khuấy đều để hòa tan bột. Để bánh nậm có độ dẻo đạt chuẩn thì tỉ lệ bột và nước thường là 1:2. Lọc bột qua rây lọc để bột mịn hơn và không còn lợn cợn.

Bắc chảo lên bếp, cho phần bột bánh vào chảo, khuấy nhanh tay với lửa nhỏ đến khi bột hơi đặc lại thì tắt bếp. Sau khi tắt bếp tiếp tục tiếp tục khuấy đến khi bột sệt và mịn là được.

Gói bánh nậm tôm thịt

Phết một lớp dầu ăn mỏng lên lá chuối, rải một lớp bột mỏng vừa theo chiều dọc, đặt nhân tôm vào giữa phần bột, gấp hai bên mép lá vào, gấp tiếp hai đầu lá lại, vuốt nhẹ bánh để tán đều phần bột.

Gói bánh nậm tôm trước khi đem đi hấp (Ảnh: Internet)

Bạn gói bánh theo tỉ lệ 1 muỗng bột thì rải đều 3/4 muỗng nhân tôm. Chú ý sau khi gói dùng tay vuốt đều cho bánh mỏng đẹp.

Hấp bánh nậm

Xếp các gói bánh vào xửng hấp. Đun sôi nước và hấp bánh trong khoảng 15 25 phút. Lưu ý khi hấp chỉ nên để lửa vừa, nếu để lửa quá to bột bánh sẽ bị phình lên. Sau khi khi bánh đã chín, nhấc xửng bánh ra và để nguội. Xếp bánh ra đĩa và dùng kèm nước mắm ớt chua ngọt.

Thành phẩm bánh nậm nhân tôm đậm đà, ngon khó cưỡng (Ảnh: Internet)

Cách làm bánh nậm tôm cháy chỉ bằng bột gạo cuốn lá dong

1. Chuẩn bị nguyên liệu cho 140 150 chiếc bánh nậm

  • Bột gạo khô: 1 kg
  • Tôm loại : 7 lạng (có thể dùng tôm nuôi hay tôm tự nhiên)
  • Thịt ba rọi: 4 lạng
  • Lá dong: 140 -150 ngọn và các gia vị khác (tiêu, hành tím, hành lá, đường, muối, nước mắm)

2. Chế biến nhân bánh nậm

Tôm: làm sạch bằng cách loại bỏ chân, đầu, đuôi không cần làm kỹ như bánh bột lọc. Sau đó rửa sạch

Tôm được làm sạch Cắt bỏ đầu, đuôi và chân

Thịt ba rọi: rửa sạch, thái thành từng miếng vừa không cần thái nhỏ như nhân bánh bột lọc nhé (vì sẽ được băm nhuyễn)

Thịt heo thái nhỏ làm nhân bánh nậm

Tôm và thịt ba rọi cùng cho vào nồi rồi xào sơ tầm 10-15 phút, việc này chỉ có mục đích làm dễ dàng cho quá trình băm nhỏ nhân vì thịt còn sống thì rất khó băm nhỏ

Tôm và thịt được xào sơ qua

Dùng dao và thớt gỗ để băm nhỏ nhân tôm thịt này

Tôm và thịt được băm nhuyễn để làm nhân bánh nậm

Các bạn có thể dùng máy xay thịt để xay sơ qua, lưu ý là chỉ xay sơ qua, nếu xay mịn như sinh tố thì sẽ không ngon. Nếu muốn ngon thì tốt nhất nên băm nhỏ bằng tay

Nhân bánh nậm sau khi được băm nhuyễn

Lưu ý: nếu các bạn dùng tôm tự nhiên thì bản thân nhân này đã rất ngọt nên không phải dùng thêm mì chính hay hạt nêm làm gì cả nhé

Đun nồi nhân đến khi thấy chuyển màu đỏ gạch, phần mỡ khô bớt đi là có thể dùng làm nhân bánh nậm rồi đó

Trước khi gói thì cho hành lá thái nhỏ vào nồi nhân rồi trộn đều

Nhân bánh nậm đạt yêu cầu

3. Cháo bột bánh nậm

Bột gạo tẻ loại khô trộn với nước, dầu ăn, muối theo tỷ lệ như sau:

1kg bột + 1,7 lít nước + 1 thìa lớn dầu ăn + 1 thìa cafe muối

Bắt nồi lên bếp đun, nhớ là vừa đun vừa dùng đũa đánh. Lúc nào cảm giác nặng tay là được, thường thì bột gạo sẽ không bị tình trạng chín bột và bón cục khi quá lửa như bột bánh bột lọc, nhưng cũng không nên đun quá lửa, vì khi bột đặt lại thì rất khó gói bánh

Bột gạo được cháo để làm bánh nậm

Sau khi thấy bột vừa tới (khuấy nặng tay) thì cho nồi xuống tiếp tục dùng đũa đánh cho bột tan đều, mềm dẻo là có thể gói bánh được rồi

4. Chuẩn bị lá dong gói bánh nậm

Lá dong thì chọn lá loại lớn, vì gói bánh nậm cần loại lá lớn mới không bị xì bột ra ngoài

Dùng dao rọc bỏ phần sóng lá ở cuốn, cắt bỏ đi phần gần cuốn và ngọn lá. Sau đó rửa sạch, rồi dựng đứng vào cái thùng gì đó cũng được để cho khô lá. Nếu cần làm bánh gấp thì có thể dùng khăn khô để lau. Nhà mình thường chuẩn bị lá trước một ngày nên chỉ cần dựng vào thùng là mai sẽ khô

Lá dong được làm sạch để làm bánh nậm

Thế là đã chuẩn bị xong nhân bánh nậm, bột làm bánh nậm và lá dong. Bây giờ chỉ việc bắt tay vào gói mà thôi

5. Cách gói bánh nậm

Việc gói bánh nậm thì khó hơn rất nhiều so với bánh bột lọc, đòi hỏi phải khéo tay mới gói được

Đầu tiên, dát bột mỏng ra giữa lá diện tích khoản 5x10cm, sau đó cho nhân vào và cũng trải nhân mỏng ra trên phần bột này

Cho bột gạo và nhân vào giữa lá dong

Sau đó gập lá lại như các hình bên dưới để định hình thành khuôn bánh.

Gấp đôi lá dong lại

Xếp ly phần mép lá dong lại để định hình chiều ngang của bánh nậm

Gập hai đầu lá dong lại để định hình chiều dài của bánh nậm

Và khâu quan trọng cuối cùng là dùng tay vuốt nhỏ mạnh để bột và nhân chảy đều ra. Việc này rất quan trọng nhé, nếu không vuốt thì nhân và bột bánh nậm sẽ không hòa vào nhau. Lúc mở bánh ra trông rất xấu, không hấp dẫn. Lúc này bột sẽ theo đường bột, nhân sẽ theo đường nhân

Dùng tay vuốt từ trong ra ngoài để bột và nhân phủ đều bánh nậm

Chỉ đơn giản như vậy là chúng ta đã có những chiếc bánh nậm đạt yêu cầu

Bánh nậm sau khi gói xong

Bánh nậm sau khi làm xong thì có thể đem hấp để thưởng thức hay có thể cho vào ngăn đá để bảo quản

Đặc điểm của bánh nậm là hấp rất khó chín, nên cũng cần phải có chút kinh nghiệm cho việc hấp bánh. Mời bạn đọc phần tiếp theo nhé

6. Cách hấp bánh nậm

Trong các loại bánh Huế thì bánh nậm là loại bánh khó hấp nhất. Khi hấp bánh nậm, nếu không cẩn thận thì bánh rất dễ bị tình trạng bánh chín không đều (chỗ sống chỗ chín)

Nguyên nhân: do bánh nậm hình dẹt, nên khi đặt vào nồi hấp, bánh nậm hay bị dính sát vào nhau làm cho hơi nước không tiếp xúc được. Phần bánh nậm không tiếp xúc được với hơi nước tất nhiên sẽ không chín.

Để giải quyết tình trạng này, xin hướng dẫn mọi người cách hấp bánh nậm để bánh chín đều như sau:

  • Hấp cách thủy: nên đặt bánh nậm nằm nghiêng, lúc này hơi nước sẽ dễ tiếp xúc với bánh nậm hơn. Thời gian hấp vào khoảng 20 phút sau khi nước sôi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào lượng nước, lửa, số lượng bánh hấp mà thời gian này có thể xê dịch 5 đến 10 phút. Trong lúc hấp có thể mở nắp nồi, dùng đũa để đảo nhẹ nhàng bánh nậm. Bánh nậm hấp chín sẽ có cảm giác bột trong, bóng và chuyển sang màu trắng đục.
  • Hấp bằng lò vi sóng:đây là cách rất dễ thực hiện lại không lo bánh bị sống. Tuy nhiên, bánh nậm sẽ không ngon bằng hấp cách thủy. Cho bánh vào lò, tầm 6-7 phút là bánh chín.Lưu ý: nhớ đậy kín bánh, nếu không bánh sau khi quay sẽ bị khô.Và nếu bánh mới làm thì nên cho vào một ít nước, còn bánh lấy từ ngăn đông ra thì không cần nhé (vì bánh cấp đông lúc nào cũng trữ một ít nước)

Bánh nậm sau khi hấp chín Bánh chín sẽ có bột trong, bóng

Để bánh ăn ngon hơn thì có thể dùng nước chấm, tuy nhiên nếu không có thời gian thì có thể ăn không cần nước chấm cũng được.

Sau đây là công thức pha chế nước chấm:

7. Cách làm nước chấm bánh nậm

Khác với bánh bột lọc, bánh nậm chỉ dùng một loại nước chấm chua ngọt. Nói là chua ngọt, nhưng loại nước chấm này có vị mặn nhiều hơn là vị chua và ngọt

Công thức làm nước chấm bánh nậm

  • 5 muỗng nước mắm ngon
  • 6 muỗng nước lọc
  • 4 muỗng đường

Hoà tan rui đun sôi, để nguội chút đến khi ấm

Cho tỏi băm và ớt xắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh.

Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiều hơn vị chua.

Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào là được (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng)

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh nậm tôm cháy

Cách làm bánh nậm tôm cháy

Video hướng dẫn cách làm bánh nậm tôm cháy

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh nậm tôm cháy ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh nậm tôm cháy, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Bánh nậm bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bởi nguyên liệu làm bánh nậm không quá cầu kỳ nên hàm lượng calo trong bánh cũng không quá cao. Theo đó, cứ 1 chiếc bánh nậm 20g sẽ cung cấp khoảng 80 kcal. Hàm lượng calo trong bánh nậm được nhiều chuyên gia đánh giá tương đối cao và hoàn toàn phù hợp với khẩu phần ăn trong ngày.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào kích thước, khối lượng và công thức làm bánh nậm của mỗi người. Hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong bánh sẽ thay đổi đáng kể. Với hàm lượng calo như vậy, liệu ăn bánh nậm có mập không?

Ăn bánh nậm có mập không?

Lý giải cho câu hỏi ăn bánh nậm có mập không, chuyên gia dinh dưỡng đã có những chia sẻ như sau:

Ăn bánh nậm có mập không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ dựa vào bánh nậm bao nhiêu calo mà còn dựa vào thói quen ăn uống (bạn ăn ít hay ăn nhiều, có ăn chậm nhai kỹ hay không), thói quen sinh hoạt (bạn có thích vận động, có hay tập thể dục hay không) hoặc cơ địa của bạn có dễ mập hay không?…

Theo đó, khi nhìn vào hàm lượng calo trong bánh nậm, có thể thấy bánh cung cấp không quá nhiều năng lượng cho cơ thể nếu so sánh với mức năng lượng cần nạp trong ngày là khoảng 2000 kcal/ người trưởng thành. Ngoài ra, bánh nậm cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết từ bột gạo, tôm thịt,… Tuy vậy, nếu bạn không kiểm soát tốt lượng bánh nậm nạp vào cơ thể, ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân, mập lên là không thể tránh khỏi.

Bánh nậm tuy chứa ít calo nhưng chứa hầu hết là tinh bột, chất béo và chất đạm. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu nạp vào quá mức sẽ dễ hình thành mỡ thừa, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây gián đoạn chuyển hóa năng lượng. Về lâu về dài, hệ tiêu hóa bị áp lực nặng nề có thể gây táo bón, tăng cân mất kiểm soát.

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi vẫn có một số mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế nguy cơ mập, béo phì khi ăn bánh nậm. Ví dụ như:

  • Trong 1 ngày, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 chiếc bánh nậm mà thôi. Hãy uống thêm nhiều nước lọc, ăn kèm trái cây trước và trong khi ăn để giảm lượng bánh nạp vào cơ thể.
  • Ăn chậm nhai kỹ sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa
  • Không ăn bánh nậm trong buổi tối, chỉ nên ăn buổi sáng hoặc trưa
  • Đừng quên tập luyện ít nhất 1 bộ môn thể thao để tiêu hao năng lượng tốt hơn, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa. Nhất là khi bạn lỡ ăn quá nhiều bánh nậm trong ngày.

Bánh nậm ăn chung với gì?

  • Bánh nậm thường được dùng chung với nước mắm ớt pha loãng, có vị hơi ngọt. Khi thưởng thức, thông thường mọi người lột bánh ra, trải lên đĩa và để nguyên phần lá gói. Với cách làm này, mùi hương của lá chuối sẽ giúp người ăn cảm thấy đỡ ngấy hơn.
  • Không những vậy, khi ăn bánh nậm dùng chung với một số thực phẩm khác như chả cốm, thịt viên nướng, chả bò, giò tai luôn mang lại hương vị thơm ngon khó cưỡng.

Tổng kết

Với cách làm bánh nậm tôm cháy vô cùng đơn giản và nhanh chóng được cập nhật mới nhất tháng 04/2024, hãy bắt tay vào làm ngay cùng chúng tôi cho cả gia đình cùng thưởng thức nào. Chúc bạn thành công nhé!

5/5 - (10 votes)