Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thơ mộng, con người dung dị mà còn thu hút khách du lịch bởi ẩm thực phong phú và đa dạng, đặc biệt là món bánh nậm chay. Những ai đã từng đặt chân đến Huế thì không thể bỏ qua món bánh có hương vị vô vùng đặc trưng và hấp dẫn này. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm bánh nậm chay nhân nấm chỉ trong 15 phút 11/2024.
Bánh nậm là gì?
Bánh nậm là một loại bánh dân dã nổi tiếng của ẩm thực xứ Huế cùng với bánh bèo và bánh bột lọc. Chiếc bánh này có nguồn gốc từ làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm Huế khoảng 3km.
Khi xưa, những người phụ nữ đã dùng bột gạo, tôm, tép giã nhuyễn để làm nên chiếc bánh nậm. Sau này, món bánh ngày càng phổ biến ở làng Nam Phổ. Với hương vị thơm ngon, người dân đã làm bánh và mang đi giao thương khắp các đường phố cho đến kinh thành Huế.
Nấm là gì?
Nấm vốn là một loại thực phẩm sạch được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là là những người ăn chay hoặc đam mê nấm. Vì ăn nấm cũng tựa như vị thịt, mà dinh dưỡng lại có thể cao hơn thịt. Với người ăn mặn cũng vậy, bởi chúng ta có thể ăn nấm thay thịt như một món ăn chính hoặc ăn kèm đều tuyệt vời.
Lợi ích của nấm đối với sức khỏe
Nấm là một loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Được nạp với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe, chúng từ lâu đã được công nhận là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.
Nguồn cung cấp vitamin D và kẽm dồi dào
Nấm cung cấp lượng vitamin D dồi dào, một thành phần quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch và xương.
Nấm mỡ là một nguồn đặc biệt tuyệt vời của kẽm, một nguyên tố vi lượng thiết yếu. Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ thống miễn dịch và cũng cần thiết để đảm bảo sự phát triển tối ưu ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Hạ huyết áp
Nấm là nguồn giàu kali, một chất dinh dưỡng được biết đến với tác dụng giảm tác động tiêu cực mà natri có thể có đối với cơ thể. Kali cũng làm giảm căng thẳng trong mạch máu, có khả năng giúp giảm huyết áp.
Nấm là thực phẩm dễ mua, dễ chế biến và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên mua nấm ở những cửa hàng có uy tín, không ăn nấm được lấy từ tự nhiên, những cây nấm lạ vì có thể gây ngộ độc và khó phân biệt với các loại nấm ăn được.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng chống viêm của nấm đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm giúp kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đánh bại các dị vật và khiến bạn ít mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.
Giảm cân
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm, kết hợp với tập thể dục và các thay đổi lối sống khác, có thể có tác động quan trọng đến việc giảm cân. Ví dụ, sau khi được yêu cầu thay thế 20% lượng thịt bò tiêu thụ bằng nấm, những người tham gia nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện về chỉ số BMI và vòng bụng của họ. Các chất chống ôxy hóa trong nấm cũng được cho là có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
Tổng hợp 5 cách làm bánh nậm chay nhân nấm cập nhật 11/2024
Cách làm bánh nậm chay nhân nấm thơm ngon hấp dẫn đơn giản
Nguyên liệu
- Bột gạo 120 gr
- Bột năng 30 gr
- Nước dừa tươi 200 ml
- Đậu hủ 100 gr
- Cà rốt 100 gr
- Nấm đông cô tươi 100 gr
- Boa rô 10 gr
- Ớt 30 gr
- Tiêu 3 gr
- Đường 25 gr
- Hạt nêm chay 2 muỗng cà phê
- Nước mắm chay 35 ml
- Dầu màu điều 1 muỗng canh
Cách chế biến Bánh nậm chay nhân nấm
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cạo lớp vỏ cà rốt, rửa sơ và tiến hành cắt lát (hoặc bào sợi) để băm nhỏ cho dễ.
Bạn cắt bớt phần chân (phần dơ) của nấm đông cô tươi (nếu có), ngâm nước muối 3 phút và rửa sạch, để ráo. Sau đó, thái nhỏ nấm đông cô.
Tương tự, bạn cũng băm nhỏ hành boa – rô.
Còn về phần đậu hũ, bạn chỉ cần rửa sơ, thấm giấy hút bớt nước (hoặc để thật ráo), rồi dùng tay hoặc muỗng làm nhuyễn đậu hũ là được.
Xào nhân
Đặt chảo lên bếp để phi thơm hành boaro với lửa vừa, rồi bạn mới cho thêm phần đậu hũ, cà rốt và nấm đông cô (đã sơ chế ở bước trên), xào đều tay.
Tiếp đó, bạn nêm gia vị: 1 muỗng cà phê hạt nêm chay và 1/2 muỗng cà phê đường, xào đều nhân trên lửa lớn khoảng 2 phút thì cho thêm 1 muỗng canh dầu điều và rắc ít tiêu trước khi tắt bếp.
Nấu nước chấm
Cho 35ml nước mắm chay, 200ml nước dừa tươi và 25gr đường vào một chiếc nồi nhỏ, nấu trên bếp với lửa vừa. Khuấy đều cho tan hết đường và khi nước sôi, bạn tắt bếp và cho ra chén trước khi cho ớt xắt vào.
Pha bột
Bạn cho 120gr bột gạo, 30gr bột năng, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay và 1 muỗng canh dầu ăn vào một cái nồi vừa đủ, trộn đều. Sau đó, bạn cho từ từ 250ml nước để khuấy đều hỗn hợp bột.
Khuấy bột
Đặt nồi bột lên bếp với lửa nhỏ, đồng thời khuấy đều bột cho đến khi nào bột sệt lại, cảm thấy nặng tay khi khuấy bột là được.
Mách nhỏ: Khi tắt bếp, bạn vẫn tiếp tục khuấy bột khoảng 2 phút để cho bột mịn hơn.
Gói bánh
Trước khi gói bánh, bạn cần sơ chế lá chuối bằng cách lau chùi khăn sạch của 2 mặt lá chuối, và cắt kích thước vừa đủ để gói bánh.
Đặt lá chuối lên mặt phẳng, múc 1 muỗng canh bột và tràn đều bột trước khi múc lượng nhân vừa phải đặt lên. Tiếp đó, bạn gấp lá chuối để gói lại.
Cuối cùng, bạn dùng dây lá chuối mỏng để gói 2 bánh nậm vào cho dễ hấp.
Hấp bánh
Đợi cho nước sôi ở nồi phía dưới của xửng hấp với lửa lớn, bạn đặt bánh nậm vào để hấp trong vòng 15 phút.
Thành phẩm
Bánh nậm chay nhân nấm nhìn trông hấp dẫn với phần nhân có màu vàng cam bắt mắt, còn phần bột bánh thì mềm và ráo nước, dễ dàng lấy ra khỏi lá chuối để thưởng thức cùng với nước mắm chay.
Cách làm bánh nậm chay nhân nấm dân dã đậm vị cố đô
NGUYÊN LIỆU
Phần bột bánh
- Bột gạo: 250gr
- Bột năng: 50gr
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Nước lọc
Phần nhân bánh
- Nấm mèo: 50gr
- Cà rốt: 1 củ
- Củ sắn: 1 củ
- Hành boa rô: 200gr
- Đậu hũ trắng: 3 miếng
- Dầu màu điều: 1 muỗng
- Dầu ăn: 1/ 2 chén
- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm.
Phần nước mắm chay
- Nước mắm chay: 3 muỗng canh
- Nước lọc: 6 muỗng canh
- Chanh: 2 trái
- Đường: 3 muỗng canh
- Tỏi băm nhuyễn: 1 muỗng cà phê
- Tới băm nhuyễn: 1 muỗng cà phê
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH NẬM CHAY
Làm bột bánh
Trộn bột gạo và bột năng theo tỉ lệ 3:1, nghĩa là 3 phần bột gạo và 1 phần bột năng. Đổ từ từ nước lọc vào âu bột, trộn đều cho bột và nước hòa quyện vào nhau. Chú ý canh lượng nước vừa phải để bột không quá lỏng hoặc quá khô.
Thêm muối và dầu ăn vào hỗn hợp bột, sau đó bắc nồi lên bếp và đun trên lửa nhỏ, dùng đũa khuấy đều tay. Khi bột sệt lại thì tắt bếp và tiếp tục khuấy thêm một lúc nữa. Quan sát thấy bột đặc và có màu trắng sữa thì nhấc nồi xuống bếp và để nguội.
Làm nhân bánh
Nấm mèo ngâm nước cho nở, rửa sạch và thái nhỏ. Cà rốt, củ sắn gọt vỏ, rửa với nước rồi thái hạt lựu. Hành boa rô thái khoanh nhỏ, tán nhuyễn đậu hũ trắng.
Đổ vào chảo một ít dầu ăn và bắc lên bếp, đợi dầu nóng rồi cho hành boa rô vào phi thơm. Tiếp tục cho đậu hũ, cà rốt, củ sắn và nấm mèo vào xào cùng. Nêm hạt nêm, muối đường sao cho vừa ăn, thêm 1 muỗng dầu điều để nhân bánh lên màu đẹp hơn. Dùng đũa đảo đều để nguyên liệu thấm đều gia vị, xào nhân khoảng 8 – 10 phút thì tắt bếp.
Gói và hấp bánh
Chuẩn bị lá chuối hoặc lá dong, cho lá vào lò vi sóng khoảng 1 – 2 phút hoặc trụng sơ với nước sôi để lá mềm, dễ gói và không bị rách. Nếu có thời gian, bạn có thể mang lá phơi nắng 1 – 2 ngày trước khi gói. Rửa lá với nước rồi dùng khăn lau sạch. Cắt lá thành từng miếng hình vuông cỡ 20 – 25cm.
Đặt lá chuối trên bề mặt phẳng theo chiều ngang, phết một ít dầu ăn để hạn chế bột dính vào lá. Múc một muỗng bột, dàn mỏng trên lá. Bột dàn càng mỏng, bánh sẽ càng đẹp và ngon sau khi hấp.
Tiếp tục cho nhân lên trên, dàn đều khắp mặt bột. Gấp 2 mép lá lại, miết nhẹ để bánh được mỏng hơn. Gấp tiếp 2 đầu còn lại của lá vào nhau, lúc này bánh có hình chữ nhật, đều đặn đẹp mắt. Thực hiện thao tác gói bánh đến khi hết bột và nhân.
Lấy 2 chiếc bánh áp vào nhau, dùng dây lá chuối cột lại thành 1 cặp.
Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào đun sôi. Xếp từng cặp bánh vào xửng theo hình tháp, nên xếp tối đa 3 lớp để bánh chín đều. Hấp từ 5 – 10 phút là bánh chín.
Làm nước mắm
Cho nước mắm chay vào nồi cùng với nước lọc, bắc lên bếp đun nóng. Thêm đường vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội. Vắt chanh, cho tỏi và ớt băm nhuyễn vào, nêm nếm cho vừa ăn là được. Nước mắm đậm đà sẽ giúp hương vị bánh nậm trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
Cách làm bánh nậm chay ngon chuẩn vị xứ Huế
Nguyên liệu
- Bột gạo: 700g
- Cà rốt: 150g
- Hành lá: 3 nhánh
- Nấm mèo: 3 tai
- Củ sắn: 100g
- Nước mắm: 200ml
- Lá dong (hoặc lá chuối): 10 lá
- Gia vị: mắm, đường, bột ngọt, tiêu, nước tương chay,…
Cách làm bánh nậm chay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Lá dong nhúng qua nước sôi sau đó dùng khăn lau sạch và đem phơi nắng. Bỏ đầu, đuôi và cuống lá sau đó cắt lá thành những phần hình vuông kích thước chiều rộng từ 20 – 25cm.
- Cà rốt, củ sắn bỏ vỏ, cắt hạt lựu, nấm mèo chần qua nước sôi và thái nhỏ
- Bột gạo mua về cho vào một chậu nhỏ và đổ từ từ nước lọc vào ngập mặt bột, trộn đều hỗn hợp cho nước và gạo hòa quyện với nhau để chuẩn bị cho bước làm vỏ bánh nậm chay
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Cho 1 muỗng muối và 2 muỗng dầu ăn vào hỗn hợp bột gạo vừa pha, đảo đều
- Đặt nồi lên bếp, cho hỗn hợp vào đun nhỏ lửa và liên tục dùng đũa khuấy đều tay, nếu hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp và tiếp tục khuấy thêm đến khi bột đặc hẳn lại, không còn chảy ra thì dừng lại và tắt bếp, để nguội
Bước 3: Làm nhân bánh
- Đặt chảo lên bếp cho nóng sau đó cho khoảng 3 muỗng dầu ăn vào đun sôi
- Cho hỗn hợp cà rốt, sắn, nấm mèo vào xào chín
- Nêm nếm gia vị gồm 1 muỗng tương chay + 1 muỗng hạt nêm chay + ½ muỗng tiêu, đảo đều cho ngấm gia vị rồi tắt bếp
Bước 4: Gói và hấp bánh
- Chuẩn bị một chiếc mâm sạch, rắc một chút bột gạo lên mâm và dàn đều
- Lấy lá dong đặt vào mâm, phết một chút dầu ăn lên mặt bánh sau đó múc một phần bột gạo vừa pha vào chính giữa, cho một ít nhân xào lên trên sau đó gói kín lại
- Lặp lại thao tác đến khi hết vỏ và nhân bánh
- Đặt từng chiếc bánh vào xửng và hấp trong khoảng 10 phút, lấy ra và để ráo
Bước 5: Pha nước chấm
- Đặt nồi lên bếp và đun sôi hỗn hợp gồm nước lọc và nước mắm (tỉ lệ 1:1) cùng một chút đường
- Khi sôi thì tắt bếp, cho tỏi băm, ớt băm và nước cốt chanh vào đảo đều
- Nước chấm có thể pha trong thời gian hấp bánh, khi bánh chín tới có thể thưởng thức ngay với nước chấm đậm đà vừa pha.
Cách làm bánh nậm chay nhân nấm thanh đạm cho cả nhà cùng thưởng thức
Nguyên liệu
- 500g bột gạo.
- 100g chà bông chay.
- 100g tôm khô chay.
- 50g nấm mèo.
- 1000ml nước lọc.
- Gia vị: muối, dầu ăn…
- Lá chuối hay lá dong (để gói bánh).
- 200ml nước mắm chay.
Cách làm món bánh nậm chay thanh đạm:
Bước 1:
- Lấy thau đổ bột vào và lấy nước rưới lên bột, từ từ, vừa rưới vừa bóp nhỏ bột đều hết.
- Lấy rây lọc sạch nước bột gạo rồi thêm vào bột một muỗng dầu ăn và một chút muối.
Bước 2:
- Đổ vào nồi, bắc lên bếp, đun lửa nhỏ và khuấy đều. ( Bạn lưu ý :Phải khuấy luôn tay kẻo bột khét và nổi cục (nổi óc trâu).
- Khi bạn thấy bột hơi đặc lại, nhắc xuống, khuấy một lát nữa, bột đặc vét không chảy là vừa, để nguội.
Bước 3:
- Giã nát Chà bông chay và tôm khô chay trộn cùng nấm mèo xào qua với dầu ăn.
- Lá gói bánh phơi nắng hoặc nhúng qua nước nóng cho mềm, dùng kéo cắt đầu đuôi và cái sống giữa cho sát, rửa sạch lau khô, cắt miếng vuông 20 cm.
Bước 4:
- Bạn trải lá ra mâm, sau đó trải một lớp bột mỏng, chính giữa lá bỏ một đường thẳng nhụy tôm, chà bông, nấm chính giữa bột, gấp lá gói lại, bẻ hai đầu cho cân, gói rồi vuốt cái bánh cho thẳng.
- Gói bánh với tỉ lệ cứ 1 muỗng súp bột thì rải đều 1 muỗng cà-phê nhân.
- Dùng tay vuốt đều cho bánh gọn đẹp.
Gói bánh
Bước 5:
- Xếp từng bánh vào xửng hấp trong bếp lửa 5 phút là bánh chín.
- Lấy bánh trải ra cái sàn cho ráo nước rồi hãy lấy khăn chặm cho khô.
Bước 6:
- Nấu nước mắm chay dùng : cho nước mắm chay, nước lọc và đường lên bếp nấu sôi cho tan đường, để nguội khi ăn pha thêm chanh và dầm ớt.
Mách nhỏ:
- Sau khi xếp lá gói bánh thì thoa một ít dầu ăn vào lá để khi cho bột vào sẽ không bị dính. Khi bánh chín cũng dễ dàng lấy ra đĩa.
Cách làm bánh nậm chay nhân nấm đơn giản tại nhà
Nguyên Liệu
- 200 g bột gạo
- 20 g bột năng
- 1 cây nấm đùi gà
- 3 tai nấm mèo
- 1 miếng đậu hũ
- 1/2 củ cà rốt
- Gia vị nêm chay
- Lá chuối
Các bước
- Cho bột gạo, bột năng, 400 ml nước, xíu muối, 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo chống dính khuấy tan,để bột nghỉ 15 phút rồi bắc lên nấu, đảo đều đến khi thấy nặng tay thì tắt lửa và tiếp tục đảo cho bột sệt lại.
- Nấm mèo ngâm nở,đậu hũ cắt mỏng chiên giòn,nấm đùi gà, cà rốt tất cả cắt nhỏ. Phi thơm dầu hành ba rô cho phần nhân cắt nhuyễn lên xào với xíu muối, nước tương, bột ngọt, tiêu.
- Lá chuối rửa sạch lau khô,cắt miếng vừa gói trải ra mặt phẳng, quét lên ít dầu ăn, múc 1 muỗng bột rồi đến muỗng nhân lên giữa lá rồi gói lại. Cho bánh vào nồi hấp 15-20 phút.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh nậm chay nhân nấm
Cách làm bánh nậm chay nhân nấm
Video hướng dẫn cách làm bánh nậm chay nhân nấm
Mua nguyên liệu làm bánh nậm chay nhân nấm ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh nậm chay nhân nấm, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bánh nậm bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, bởi nguyên liệu làm bánh nậm không quá cầu kỳ nên hàm lượng calo trong bánh cũng không quá cao. Theo đó, cứ 1 chiếc bánh nậm 20g sẽ cung cấp khoảng 80 kcal. Hàm lượng calo trong bánh nậm được nhiều chuyên gia đánh giá tương đối cao và hoàn toàn phù hợp với khẩu phần ăn trong ngày.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào kích thước, khối lượng và công thức làm bánh nậm của mỗi người. Hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng trong bánh sẽ thay đổi đáng kể. Với hàm lượng calo như vậy, liệu ăn bánh nậm có mập không?
Ăn bánh nậm có mập không?
Lý giải cho câu hỏi ăn bánh nậm có mập không, chuyên gia dinh dưỡng đã có những chia sẻ như sau:
Ăn bánh nậm có mập không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ dựa vào bánh nậm bao nhiêu calo mà còn dựa vào thói quen ăn uống (bạn ăn ít hay ăn nhiều, có ăn chậm nhai kỹ hay không), thói quen sinh hoạt (bạn có thích vận động, có hay tập thể dục hay không) hoặc cơ địa của bạn có dễ mập hay không?…
Theo đó, khi nhìn vào hàm lượng calo trong bánh nậm, có thể thấy bánh cung cấp không quá nhiều năng lượng cho cơ thể nếu so sánh với mức năng lượng cần nạp trong ngày là khoảng 2000 kcal/ người trưởng thành. Ngoài ra, bánh nậm cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết từ bột gạo, tôm thịt,… Tuy vậy, nếu bạn không kiểm soát tốt lượng bánh nậm nạp vào cơ thể, ăn quá nhiều, quá thường xuyên thì nguy cơ tăng cân, mập lên là không thể tránh khỏi.
Bánh nậm tuy chứa ít calo nhưng chứa hầu hết là tinh bột, chất béo và chất đạm. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu nạp vào quá mức sẽ dễ hình thành mỡ thừa, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa gây gián đoạn chuyển hóa năng lượng. Về lâu về dài, hệ tiêu hóa bị áp lực nặng nề có thể gây táo bón, tăng cân mất kiểm soát.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi vẫn có một số mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế nguy cơ mập, béo phì khi ăn bánh nậm. Ví dụ như:
- Trong 1 ngày, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 chiếc bánh nậm mà thôi. Hãy uống thêm nhiều nước lọc, ăn kèm trái cây trước và trong khi ăn để giảm lượng bánh nạp vào cơ thể.
- Ăn chậm nhai kỹ sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa
- Không ăn bánh nậm trong buổi tối, chỉ nên ăn buổi sáng hoặc trưa
- Đừng quên tập luyện ít nhất 1 bộ môn thể thao để tiêu hao năng lượng tốt hơn, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa. Nhất là khi bạn lỡ ăn quá nhiều bánh nậm trong ngày.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh nậm chay nhân nấm cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 11/2024, hy vọng bạn đã biết cách làm bánh nậm chay nhân nấm thơm ngon, hấp dẫn mà lại đơn giản ra sao rồi đấy! Chúc bạn thành công với nhiều món chay đổi vị cho cả nhà mình nhé.