Được xem là đặc sản của vùng đất Nam Bộ, bánh da lợn đậu xanh lá dứa mang vị ngon đậm nét bình dị của những nguyên liệu đặc trưng dễ tìm của vùng quê. Bánh da lợn thơm ngon, dân dã chắc chắn sẽ khiến cho cả gia đình bạn phải xao xuyến đó. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 5 Cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa siêu đơn giản tại nhà 12/2024.
Bánh da lợn là gì?
Bánh da lợn là một loại bánh dùng để tráng miệng của Việt Nam, đặc biệt là ở Nam Bộ (loại bánh tương tự với nhiều lớp màu sắc gọi là Bánh chín tầng mây ở Miền Bắc). Bánh được làm từ bột năng, đường trắng, dừa nạo, va ni hay lá dứa và một số gia vị khác. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, khoai môn nghiền mịn hoặc bào sợi hấp chín và bột gạo, đường.Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn xay sầu riêng trộn chung với nhân bánh để tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng khi ăn.
Lợi ích của bánh da lợn
Xét về giá trị dinh dưỡng, món bánh này cung cấp khá nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo, một số loại vitamin nhóm B, PP và nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, trong thành phần của món bánh này có chứa khá nhiều đường. Nếu ăn nhiều bánh da lợn, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất do hàm lượng insulin trong máu tăng cao, dẫn đến một số vấn đề như tiểu đường, béo phì, mỡ máu,… Vì vậy, món bánh này mặc dù có chứa thành phần an toàn với sức khỏe nhưng lời khuyên đến từ các chuyên gia là không nên ăn nhiều.
Đậu xanh là gì?
Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước hạt nhỏ. Ở Việt Nam đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn.
Lợi ích của đậu xanh đối với sức khỏe?
Hỗ trợ hệ tiêu quá, dạ dày, giảm cân. Chất xơ có nhiều trong đậu xanh có tác dụng hỗ trợ tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm trào ngược axit dạ dày thực quản, trĩ, táo bón và loét tiêu hóa. Không những vậy, chất kháng tinh bột trong đậu xanh còn có ích cho lợi khuẩn đường ruột.
Lá dứa là lá gì?
Lá dứa là lá của cây dứa thơm – một loài thực vật thân thảo miền nhiệt đới có hình dạng thon dài như lưỡi gươm tụm lại ở gốc dùng làm gia vị trong nhiều món ăn của ẩm thực các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Lá dứa thơm này còn được gọi là lá nếp. Điều quan trọng khi phân biệt lá dứa thơm là cần tránh nhầm lẫn với lá cây dứa thông thường (dứa/khóm/thơm cho quả ăn được). Đây là 2 loại cây có tên gọi giống nhau nên khiến nhiều người nhầm lẫn.
Lợi ích của lá dứa đối với sức khỏe
Chữa đau nhức xương khớp và thấp khớp.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá dứa có chứa alkaloid và glycoside có tác dụng nổi bật trong hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với dầu dừa trong các sản phẩm tinh dầu xoa bóp kết hợp.
- Giúp điều trị và phòng ngừa đau nhức xương khớp, bệnh Gout, chuột rút. Hạn chế các nguy cơ mắc bệnh xương khớp do lão hóa xương vận động mạnh.
- Giúp chữa ho, viêm phế quản.
- Ổn định đường huyết, hỗ trợ và điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Trị táo bón, giúp nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa.
- Loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể với khả năng trung hòa độc tố trong cơ thể.
- Giữ hơi thở thơm tho, chữa đau nướu, chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Giảm sốt, giảm lo âu, căng thẳng.
- Phục hồi năng lượng sau sinh con.
- Bảo vệ da, chăm sóc sắc đẹp.
- Và nhiều lợi tuyệt vời khác khác cho sức khỏe.
Với những tác dụng tuyệt vời trên. Nước lá dứa là một trong những loại nước uống được khuyến khích sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng cũng như uống quá nhiều.
Tổng hợp 5 cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa cập nhật 12/2024
Cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa cực ngon
Nguyên liệu
- Bột năng 500 gr
- Bột gạo 500 gr
- Bột nếp 500 gr
- Đậu xanh tách vỏ 200 gr (đậu xanh cà vỏ)
- Lá dứa 200 gr
- Nước cốt dừa 500 ml
- Đường 200 gr
- Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chế biến Bánh da lợn
Nấu và xay nhuyễn đậu xanh
Bạn mang đậu xanh tách vỏ bạn mang đi vo sạch rồi ngâm ngập nước trong 6 tiếng cho đậu mềm. Sau đó vớt đậu ra, cho vào xửng hấp khoảng 20 phút để đậu chín.
Cho đậu xanh hấp chín vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 2 muỗng canh nước và ấn xay ở mức vừa trong khoảng 3 phút cho đậu nhuyễn mịn.
Vắt nước cốt lá dứa
Lá dứa bạn rửa thật sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố với 1 chén (chén ăn cơm) nước rồi ấn xay nhuyễn.
Lọc lá dứa đã xay qua rây để lấy nước cốt lá dứa.
Pha bột làm bánh da lợn
Chuẩn bị 2 cái tô, 1 cái cho 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 250ml nước cốt dừa, 100gr đường cùng với nước cốt lá dứa và khuấy đều cho bột tan hết. Nếu thấy bột khô quá có thể cho thêm nước lạnh vào.
Để bột được mịn và bánh làm ra không bị rỗ bạn lọc bột qua rây.
Tô còn lại cũng cho 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 100gr đường, 250ml nước cốt dừa và đậu xanh xay nhuyễn, sau đó khuấy đều cho bột tan hết. Để bột mịn bạn lọc phần bột này qua rây.
Hấp bánh da lợn
Quét khoảng 1 muỗng cà phê dầu ăn lên đều khắp mặt khuôn. Đun sôi nước trong nồi hấp, làm nóng nồi trong 5 phút, rồi cho khuôn bánh vào làm nóng khuôn khoảng 2 phút.
Lấy khuôn bánh ra, lần lượt cho bột pha với lá dứa vào khuôn, đổ một lớp mỏng khoảng 1 vá canh, hấp khoảng 5 phút. Bạn lấy tăm xiên vào bột nếu bột chín thì sẽ không dính tăm.
Sau đó đổ tiếp một lớp bột đậu xanh lên trên và hấp thêm 5 phút.
Cứ lặp lại thao tác 1 lớp bột lá dứa, 1 lớp bột đậu xanh cho đến khi đầy khuôn bánh hoặc hết bột.
Lấy khuôn bánh ra khỏi nồi hấp, để dễ dàng lấy bánh ra khỏi khuôn bạn cho khuôn bánh vào thau nước lạnh (không để nước tràn vào bánh) đợi cho bánh nguội thì lấy ra, cắt nhỏ và thưởng thức thôi.
Thành phẩm
Bánh da lợn thơm nức mùi lá dứa, dai dai dẻo dẻo cực hấp dẫn. Bánh có vị ngọt bùi pha chút béo ngậy, càng ăn càng mê, bạn có thể kết hợp ăn kèm nước cốt dừa hoặc rắt thêm một ít mè rang lên trên, đảm bảo sẽ rất thơm ngon đó.
Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa thơm nức mũi tại nhà
Nguyên liệu
- Đậu xanh cà vỏ 200 gr (hấp chín)
- Bột năng 280 gr
- Bột gạo 20 gr
- Nước cốt dừa 400 ml
- Nước cốt lá dứa 380 ml
- Đường 200 gr
- Dầu ăn 1/2 muỗng cà phê
- Muối 1 ít
Cách chế biến Bánh da lợn đậu xanh
Xay đâu xanh
Bạn cho 200gr đậu xanh cà vỏ đã hấp chín vào máy xay sinh tố, thêm 400ml nước cốt dừa, bạn bấm máy xay nhuyễn khoảng 2 phút rồi cho hỗn hợp ra tô.
Pha phần bột màu vàng
Tiếp đó bạn thêm vào tô hỗn hợp đậu xanh 200gr đường, 100gr bột năng, 3gr muối, bạn trộn đều hỗn hợp sau đó lọc qua rây cho mịn.
Pha phần bột màu xanh
Bạn cho vào tô khác 180gr bột năng, 20gr bột gạo, 380ml nước cốt lá dứa, 3gr muối, dùng muỗng trộn đều hỗn hợp.
Hấp bánh
Cho 1 lít nước vào nồi xửng hấp và mở lửa lớn nấu sôi, đặt khuôn bánh lên xửng hấp rồi quét mỏng 1 lớp dầu ăn.
Sau đó, bạn đổ 1 vá canh bột màu xanh vào khuôn, đậy nắp và hấp khoảng 3 phút cho mặt bánh se lại.
Sau 3 phút, bạn mở nắp nồi và đổ tiếp 1 vá canh bột màu vàng vào. Tiếp tục đậy nắp và hấp khoảng 4 phút, đến khi mặt bánh khô, se lại thì cho tiếp hỗn hợp bột màu xanh.
Lặp lại quá trình này đến khi đầy khuôn (khoảng 8 – 9 lớp bánh), ở lớp cuối cùng bạn thêm 1/2 muỗng cà phê dầu ăn. Sau khi bánh chín, dùng kẹp gắp lấy khuôn bánh ra, để lên giá cho bánh nguội bớt.
Khi bánh trong khuôn đã nguội, bạn dùng dao róc quanh thành khuôn, sau đó dùng tay gỡ bánh ra khỏi khuôn và để ra đĩa là có thể thưởng thức được rồi đấy.
Thành phẩm
Bánh da lợn đậu xanh sau khi hoàn thành có màu sắc rất bắt mắt và hấp dẫn, bánh đạt được sự dẻo mềm chuẩn vị, có vị thơm nhẹ của lá dứa cùng vị béo bùi, ngon ngọt của đậu xanh và nước cốt dừa.
Ăn một miếng bánh, uống 1 ngụm trà, ngồi nhâm nhi cùng gia đình hay bạn bè thì còn gì tuyệt vời hơn phải không? Trổ tài vào bếp thực hiện ngay thôi nào!
Cách làm bánh da lợn thơm bùi đậu xanh lá dứa ai cũng mê
Nguyên liệu
- Đậu xanh cà vỏ 300 gr
- Bột gạo 200 gr
- Bột nếp 50 gr
- Bột năng 150 gr
- Nước cốt dừa 800 ml (2 lon)
- Lá dứa 200 gr (hoặc 150ml nước sâm dứa)
- Đường 400 gr
- Dầu ăn 1 muỗng canh
Cách chế biến Bánh da lợn đậu xanh (Công thức được chia sẻ từ người dùng)
Sơ chế nguyên liệu
Đậu xanh cà vỏ mua về đãi sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc những hạt bị hư, sau đó ngâm trong nước 6 tiếng rồi vớt ra đem đi hấp chín.
Lá dứa bạn rửa sạch rồi cắt nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn với 170ml nước, sau đó vắt lấy 150ml nước cốt lá dứa. Nếu không mua được lá dứa bạn có thể thay bằng 150ml nước sâm dứa chai.
Pha hỗn hợp đậu
Lấy đậu xanh đã hấp chín pha với 1 lon nước cốt dừa (400ml), 200gr đường, 50gr bột năng, 100gr bột gạo. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
Sau đó bỏ hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc qua rây để loại bỏ phần bột vón cục, sau đó cho bột đã lọc vào tô lớn hoặc cái thau nhỏ.
Pha hỗn hợp màu xanh
Cho vào thau nhỏ 100gr bột gạo, 100gr bột năng, 50gr bột nếp, 150ml nước lá dứa (hoặc nước sâm dứa chai), 200gr đường, 1 lon nước cốt dừa (400ml), sau đó trộn đều cho các nguyên liệu cho hòa quyện với nhau.
Tiếp đến, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc qua rây cho hỗn hợp được mịn.
Tạo hình và hấp bánh
Thoa đều dầu ăn lên khuôn nhôm tròn, bạn có thể dùng thêm các khuôn nhỏ để tạo hình thêm đa dạng nhé.
Chuẩn bị nồi xửng hấp, cho nước vào nồi, sau đó xếp các khuôn lên xửng hấp và bắc nồi lên bếp đun sôi ở lửa vừa.
Bắt đầu cho 1 lớp bột màu xanh vào khuôn, canh sao cho lớp bột dày khoảng 1/4 đốt ngón tay rồi hấp khoảng 5 – 10 phút. Khi thấy bột chuyển màu trong thì đổ tiếp lớp bột đậu xanh lên trên rồi đậy nắp hấp tiếp trong 5 – 10 phút. Lần lượt đổ từng lớp như vậy tới khi hết bột.
Khi đổ tới lớp cuối cùng, bạn hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút cho bánh chín hoàn toàn.
Bánh sau khi chín phải để nguội hẳn thì mới lấy dao lách xung quanh thành khuôn và lấy bánh ra, tránh cho bánh bị vỡ.
Mẹo đổ bánh da lợn đẹp mắt
- Để bánh hấp có bề mặt láng mịn không bị rỗ thì bạn nhớ bọc nắp vung bằng khăn mỏng để tránh bị nhỏ nước xuống mặt bánh khi hấp.
- Để bánh da lợn có màu sắc xen kẽ đẹp hơn bạn nên đổ các lớp bột có độ dày vừa phải và đều nhau.
- Với loại bánh cuộn, tránh đổ lớp bột quá dày và quá nhiều lớp bột, sẽ khó cuộn bánh. Riêng với kiểu bánh cuộn thì nên lấy bánh ra khi bánh còn ấm nóng khi cuộn tròn sẽ dễ và định hình tốt hơn.
- Để tránh bánh bị tách lớp, không nên để quá lâu mới đổ lớp tiếp theo. Chỉ cần lớp bánh chuyển màu trong và se bề mặt là đổ lớp kế tiếp lên.
Thành phẩm
Món bánh da lợn hoàn thành có màu sắc và hương thơm rất thu hút. Miếng bánh mềm dai, có vị ngọt dịu và bùi bùi của đậu xanh hòa cùng mùi thơm lừng beo béo của nước cốt dừa và lá dứa chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng khi nếm thử.
Cách làm bánh da lợn thơm bùi đậu xanh lá dứa, cốt dừa cực nhanh
Nguyên liệu
Lớp bột đậu xanh
- – Bột năng: 95g
- – Bột gạo: 10g;
- – Đậu xanh không vỏ: 50g;
- – Nước cốt dừa: 100ml;
- – Đường: 50g;
- – Nước sạch: 90ml
Lớp bột lá nếp xanh lá:
- – Bột năng: 130g;
- – Bột gạo: 15g;
- – Lá dứa: 7 lá to + 50ml nước
- – Nước cốt dừa: 100ml
- – Nước sạch: 210ml;
- – Đường: 75g;
CÁCH LÀM BÁNH DA LỢN ĐƠN GIẢN
Bước 1: Làm lớp bột đậu xanh
Đậu xanh không vỏ nấu chín, cho 50 ml nước vào xay nhuyễn mịn.
Cho đường, nước lạnh, nước cốt dừa vào cái tô to khuấy tan rồi cho tiếp đậu xanh vào khuấy tiếp cho đều.
Đổ hỗn hợp vào tô bột năng và bột gạo khuấy cho tan đều, lược lại qua 1 cái rây cho bột mịn.
Bước 2: Làm lớp bột lá nếp màu xanh lá
Xay lá nếp với 50ml nước sạch rồi lọc lấy nước cốt.
Cho đường, nước lạnh, nước cốt dừa, nước lá nếp với định lượng đã chuẩn bị vào cái thau nhỏ rồi khuấy tan đều.
Cho hỗn hợp trên vào thau bột năng và bột gạo, khuấy cho tan đều, sau đó lược lại qua rây cho mịn.
Bạn có thể tạo màu bánh khác nhau với màu vàng từ dành dành, màu đỏ củ dền, màu xanh dương từ hoa đậu biếc…
Bước 3: Hấp bánh
Cho nước vào nồi, để vỉ hấp vào nồi, bắc lên bếp với lửa lớn nhất.
Đợi nước sôi thì cho khuôn vào vỉ, thoa dầu ăn vào khuôn.
Kiểm tra thấy khuôn nóng thì đổ lớp bột lá dứa vào hấp khoảng 2 phút tuỳ theo bột dày hay mỏng.
Khi thấy bột trong là bột đã chín, đổ tiếp lớp bột đậu xanh. Cứ vậy lần lượt đổ cho đến khi hết bột. Thường bánh này đổ 2 lớp bột đậu xanh và 3 lớp lá nếp là vừa đẹp
Bánh chín để ra mâm cho nguội rồi lấy bánh ra khỏi khuôn. Để nguội bánh và thưởng thức.
Như vậy là bạn đã hoàn thành món bánh da lợn, rất đơn giản và dễ làm!
Cách làm bánh da lợn đậu xanh lá dứa ai cũng mê
Nguyên liệu
- 100 gr đậu xanh sạch vỏ
- 80 gr lá dứa đã rửa sạch
- 650 ml nước cốt dừa đậm đặc
- 500 gr bột năng
- 80 gr bột gạo
- 350 gr đường cát
- một ống vani.
- một nhúm nhỏ muối chia đều 5 chén
Cách làm
Bước 1:
- Vo sạch đỗ, ngâm nước nóng khoảng một tiếng, nấu với 100 ml nước và chút muối như cơm.
Bước 2:
- Khi đỗ chín, cho vào xay chung với 250 ml nước cốt dừa đậm đặc + 200 g bột năng + 20 g bột gạo + 130 g đường cát + muối.
- Chia đều đậu ra bốn bát nhỏ.
Bước 3:
- Lá dứa cắt nhỏ xay với 350 ml nước, lọc lấy nước cốt.
- Pha hỗn hợp nước cốt lá dứa với 300 g bột năng + 60 g bột gạo + 220 g đường + 400 g nước cốt dừa đậm đặc + một chút muối.
- Chia hỗn hợp vừa pha ra 5 cái bát nhỏ.
Bước 4:
- Khuôn hấp tròn 27cm, cao 4cm. Cột khăn vào nắp nồi để không bị nhỏ nước xuống mặt bánh.
Bước 5:
- Lấy dầu ăn thoa khắp khuôn để bánh không bị dính, hấp khuôn 5 phút rồi đổ bột màu xanh trước, đến lớp bột đậu xanh. Đổ từng lớp bột xen kẽ và đều nhau.
Bước 6:
- Lớp đầu tiên hấp 5 phút, lớp thứ hai 6 phút, cách mỗi lớp lại tăng thêm một phút. Khi cho lớp cuối cùng vào, hấp trong vòng 13 phút.
- Bánh chín để thật nguội mới lấy ra khỏi khuôn.
Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa
Cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa
Video hướng dẫn cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa
Mua nguyên liệu làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa ở đâu?
Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.
Bà bầu ăn bánh da lợn được không?
Bà bầu có được ăn bánh da lợn không, câu trả lời là có. Món bánh này có chứa một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi như canxi, sắt, phốt pho,… Bên cạnh đó, bánh da lợn còn chứa hàm lượng chất béo và đạm thực vật từ đậu xanh, nước cốt dừa, giúp quá trình tiêu hóa ở trong cơ thể mẹ diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong bánh da lợn có thể khiến mẹ bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn một lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sau sinh ăn bánh da lợn được không?
Sau khi sinh, cơ thể của mẹ cần nhiều dưỡng chất để phục hồi sức khỏe và giúp làm tăng chất lượng sữa. Bánh da lợn với nguồn vitamin và khoáng chất phong phú có thể bổ sung vào thực đơn của mẹ sau sinh. Tất nhiên, mẹ nên kiểm soát việc ăn và không nên ăn quá nhiều để tránh đầy hơi, nặng bụng khó tiêu hóa hay béo phì sau sinh.
Tổng kết
Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh da lợn thơm bùi vị đậu xanh lá dứa cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 12/2024, Hy vọng với những gợi ý chi tiết cho món bánh da lợn dẻo thơm bất bại này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện thành công món ngon này. Còn chần chừ gì nữa mà không vào bếp ngay thôi nào!