Updated at: 26-09-2022 - By: Hoàng Cường

Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên sau một vài ngày bánh sẽ bị cứng, làm giảm hương vị ban đầu. Cùng chúng tôi vào bếp thử ngay với 6 cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên cập nhật mới nhất 03/2024.

Đôi nét về bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng là gì?

Bánh chưng (Hán-Nôm: 餅蒸, “chưng” trong “chưng cất”, nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bánh tét là gì?

Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Việt và một số dân tộc ít người ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng. Nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen được làm hay là bán quanh năm.

Ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây,… cũng có loại bánh tương tự có tên là bánh tày hoặc là bánh dài. Đây là loại bánh Tết thông dụng ở vùng cố đô Cổ Loa, Kinh Bắc của các dân tộc ít người miền Bắc Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ, nguyên thủy là hình tròn như bánh tét hay bánh tày còn bánh tét ra đời trong quá trình giao lưu văn hóa Việt-Chăm, người Việt tạo ra chiếc bánh Tét từ sự hình tượng hóa yếu tố Linga từ thần Siva người Chăm]. Có truyền thuyết khác cho rằng mùa xuân năm 1789, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có một người lính được vợ gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung. Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết. Lâu ngày tên bánh biến thành bánh Tét.

Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Người ta còn làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.

Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

Tổng hợp 6 cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên cập nhật 03/2024

Cách 1: Cách làm bánh chứng, bánh tét chiên nước

Nguyên liệu làm Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

Cho 4 người

  •  Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái
  •  Mè rang 20 gr
  •  Nước Lọc 300 ml

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn bánh tét chiên, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

1 – Cắt bánh chưng
Đối với bánh chưng hình vuông truyền thống, bạn có thể dùng dây lạt gói để cắt bánh thành 8 miếng hoặc dùng dao cắt miếng nhỏ.

Bước 1 Cắt bánh chưng Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

Bước 1 Cắt bánh chưng Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

Mách nhỏ: Nếu cắt bằng dao, để bánh không dính vào dao, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc dao lại rồi cắt.

2 – Chiên bánh
Xếp bánh chưng đã cắt vào chảo, thêm 300ml nước lọc vào và đun sôi trên lửa vừa. Sau đó dằm nhuyễn và dàn bánh đều thành 1 lớp mỏng.
Bạn để khoảng 4 – 5 phút cho bánh vàng đều 1 mặt rồi tiếp tục lật chiên thêm khoảng 3 phút mặt còn lại rồi tắt bếp.

Bước 2 Chiên bánh Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

3 – Thành phẩm

Bước 3 Thành phẩm Bánh chưng (bánh tét) chiên nước

Lấy bánh đã chiên ra dĩa, cắt và rắc thêm ít mè rang, trình bày theo cách riêng của bạn, ăn kèm nước tương và dưa món.
Bánh chưng, bánh tét chiên nước giòn rụm, thơm thơm ăn rất bắt miệng mà không bị ngán.

Cách 2: Cách làm bánh chưng, bánh tét chiên dầu

Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu

  • Chuẩn bị10 phút
  • Chế biến30 phút
  • Độ khóDễ

Nguyên liệu làm Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu

Cho 4 người

Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái Dầu ăn 2 muỗng canh

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn bánh tét chiên, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu

  • Cắt bánh chưngBạn bóc vỏ bánh chưng rồi dùng dao cắt miếng nhỏ vừa ăn.
    Mách nhỏ: Để tránh làm dao dính khó rửa và khó cắt, bạn có thể dùng dây buộc bánh cắt bánh chưng nha.Bước 1 Cắt bánh chưng Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
    Bước 1 Cắt bánh chưng Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
  • Chiên bánhBắc chảo lên bếp mở lửa vừa, cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, tráng đều khắp chảo cho đến khi dầu nóng.Xếp từng miếng bánh vào và bắt đầu chiên 1 mặt với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút. Khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để chiên tiếp mặt còn lại thêm 3 – 4 phút.Khi bánh đã vàng giòn, bạn lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.
    Mách nhỏ:

    • Để thành phẩm bánh đỡ ngấy và ngon hơn, bạn nên chiên với ít dầu thôi nha.
    • Để bánh không bị dính nhau, dễ bị nát, khi chiên bạn không nên chiên với dầu quá sôi, lửa quá lớn và đặt bánh gần nhau.
    • Để tránh bánh dính đáy chảo và dễ nát, bạn đợi bánh vàng 1 mặt sau đó mới lật để chiên mặt còn lại.

    Bước 2 Chiên bánh Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
    Bước 2 Chiên bánh Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu

  • Thành phẩmBánh chưng, bánh tét chiên dầu khi hoàn thành có màu sắc rất bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn.Bạn nên ăn ngay khi còn nóng và ăn kèm với dưa muối hoặc chấm đường nếu thích.

Bước 3 Thành phẩm Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu

Cách 3: Cách làm bánh chưng, bánh tét chiên ngũ sắc

Nguyên liệu làm Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc

– Cho 4 người

Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái

  • Cà rốt 50 gr(1 củ)
  • Đậu đủa 30 gr
  • Bắp mĩ 50 gr(1/2 quả)
  • Nấm linh chi 20 gr
  • Chả lụa 50 gr
  • Lạp xưởng 1 cây
  • Mè rang 10 gr
  • Phô mai con bò cười 2 miếng

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua cà rốt tươi ngon

  • Cà rốt tươi ngon thường có lớp vỏ ngoài màu cam tươi, cuống lá vẫn giữ được độ tươi xanh, không bị héo rũ.
  • Bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, thuôn dài và không bị lõm.
  • Khi mua cà rốt bạn cũng nên chú ý chọn mua những củ có lõi nhỏ, thân có dính ít bùn đất thì khi nấu sẽ ngọt hơn củ có lõi to.
  • Tránh chọn cà rốt có kích thước quá lớn nhưng khi cầm lên có cảm giác nhẹ tay, hay củ có thân bị héo, mềm hoặc xuất hiện dấu hiệu bị hư.

Cách chọn mua đậu đũa tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua đậu đũa có thân nhỏ và dài vì loại này sau khi chế biến sẽ ngọt và giòn hơn đậu đũa thân mập và ngắn.
  • Đậu đũa ngon sẽ có vỏ màu xanh tươi, thân đậu có độ giòn nhất định, dễ dàng bị bẻ gãy, khi dùng tay ấn vào có cảm giác khá cứng.
  • Bạn nên tránh mua những cọng đậu đũa khi ấn vào có cảm giác mềm, xốp vì đây là đậu già, khi ăn sẽ không có vị ngọt, không ngon.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên mua những cọng đậu đũa có kích thước quá lớn, quá xanh tốt vì loại này có nguy cơ cao là đã bị phun thuốc quá nhiều.

Cách chọn mua bắp Mỹ tươi ngon

  • Bạn nên chọn mua những trái bắp Mỹ có vỏ ngoài màu xanh, chưa bị khô và râu bắp vẫn còn độ mềm mượt, cuống không bị thâm hoặc héo. Ngoài ra, các lớp vỏ ngoài cần ôm chặt lấy phần thân bắp.
  • Bạn cũng nên chú ý lựa chọn những trái bắp có phần hạt mẩy, đều tăm tắp, bóng loáng và thẳng tắp.
  • Tránh không nên chọn bắp có kích thước quá to mà chỉ nên chọn những trái thon dài vừa phải để đảm bảo độ ngon chuẩn vị cho món ăn.

Cách chọn mua nấm linh chi tươi ngon

  • Nấm linh chi tươi nên được mua tại các cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hay tại các nông trại trồng nấm chất lượng.
  • Kiểm tra bao bì cần thận, quan sát thấy nấm ráo, không bị chảy nước, thân có màu trắng, không bị dập hay trầy xước.
  • Tránh chọn những tai nấm héo, sờ vào thấy mềm nhũn, thân nấm chuyển sang màu vàng, vì chúng đã được bảo quản khá lâu, không thể mua.

Cách chọn, nơi mua lạp xưởng, chả lụa ngon

  • Lạp xưởng, chả lụa ngon thông thường sẽ có màu đỏ hồng tươi sáng, đồng thời không xuất hiện các đốm thâm đen lạ thường nào trên bề mặt.
  • Dùng tay ấn nhẹ cảm thấy lạp xưởng, chả lụa có độ đàn hồi tốt, không quá cứng, đặc biệt khi ngửi không nghe thấy mùi quá gắt dầu.
  • Nên hạn chế mua lạp xưởng, chả lụa đã có dấu hiệu ẩm mốc, thân bị chảy nhớt bởi đó là lạp xưởng đã hỏng, không còn ăn được nữa.
  • Bạn có thể mua lạp xưởng, chả lụa ở siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa hoặc các siêu thị gần nhà

Nguyên liệu món ăn bánh tét chiên, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc

  • Sơ chế và chần sơ các loại nấm, rau củCà rốt, đậu đũa bạn rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Nấm linh chi bạn bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Bắp bạn tách lấy hạt.Tiếp đó bạn chần sơ nấm, bắp và rau củ qua nước sôi trong vòng 2 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 1 Sơ chế và chần sơ các loại nấm, rau củ Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 1 Sơ chế và chần sơ các loại nấm, rau củ Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
  • Chuẩn bị lạp xưởng và chả lụaLạp xưởng, chả lụa bạn cắt hạt lựu.
  • Bước 2 Chuẩn bị lạp xưởng và chả lụa Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 2 Chuẩn bị lạp xưởng và chả lụa Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
  • Cắt và chiên bánh chưngBánh chưng bạn lột bỏ vỏ rồi cắt thành nhiều lát mỏng và cho vào chảo cùng 300ml nước lọc, bắc lên bếp mở lửa vừa.Tiếp đó bạn dùng vá gỗ dằm nhuyễn, chỉnh lửa nhỏ chiên thêm khoảng 4 – 5 phút đến khi cạn nước, mặt bánh vàng giòn, thì lật tiếp tục chiên mặt còn lại thêm 3 phút.Bước 3 Cắt và chiên bánh chưng Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 3 Cắt và chiên bánh chưng Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
  • Cuộn bánhTrải giấy nến lên thớt rồi bạn rắc mè rang đều lên mặt, đặt bánh chưng lên phía trên, phết phô mai đều khắp mặt bánh, rải các loại rau củ đã luộc cùng lạp xưởng, chả lụa trên mặt bánh.Cuộn giấy nến cho bánh tròn lại rồi bạn vuốt nhiều lần cho chặt, đem bánh cắt thành những khoanh tròn vừa ăn.Bước 4 Cuộn bánh Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 4 Cuộn bánh Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 4 Cuộn bánh Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 4 Cuộn bánh Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
  • Thành phẩmVậy là bạn đã hoàn thành món bánh chưng chiên ngũ sắc siêu hấp dẫn, cực bắt mắt lại rất thơm ngon.Từng miếng bánh giòn giòn, kết hợp với các loại rau củ tươi mát, hòa thêm một chút vị béo béo thơm thơm từ phô mai, chấm cùng một ít nước tương, ăn kèm củ kiệu ngâm hứa hẹn sẽ là món không thể bỏ qua trong Tết này đó nha.Bước 5 Thành phẩm Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
    Bước 5 Thành phẩm Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc

Cách 4: Cách làm bánh chưng, bánh tét chiên sốt chua ngọt

Nguyên liệu làm Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
Cho 4 người

  • Bánh trưng hoặc bánh tét 1 cái
  • Tôm khô 100 gr
  • Hành tím băm 1 muỗng cà phê
  • Tỏi băm 1 muỗng cà phê
  • Nước cốt me 2 muỗng canh
  • Tương ớt 3 muỗng canh
  • Nước mắm 1 muỗng cà phê
  • Hạt nêm 1 muỗng cà phê
  • Đường 4 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 3 muỗng cà phê

Cách chọn mua tôm khô chất lượng, an toàn

  • Bạn nên chọn mua tôm khô có màu men gạch, màu hồng đỏ tự nhiên, thịt săn chắc và không có mùi nồng, tôm cứng, không bị mềm và ẩm ướt.
  • Không nên mua tôm có màu nhạt hoặc đỏ sẫm vì đó không phải là tôm đất hoặc tôm đã bị nhuộm màu, ăn vào rất độc hại cho cơ thể.
  • Để đảm bảo vệ sinh an toàn, bạn cũng có thể tự làm tôm khô tại nhà theo công thức của Điện máy XANH nhé!

Nguyên liệu món ăn bánh tét chiên, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt

  • Giã và xào tôm khôTôm khô bạn rửa sạch và để ráo, khi tôm khô đã ráo bạn tiến hành giã nhuyễn.Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho hành tím băm, tỏi băm vào phi thơm.Khi hành, tỏi đã thơm, bạn cho tôm khô giã nhuyễn vào xào khoảng 1 phút.Bước 1 Giã và xào tôm khô Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
    Bước 1 Giã và xào tôm khô Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
  • Làm sốt chua ngọtTiếp đó bạn thêm vào chảo tôm khô 1 muỗng cà phê ớt băm, 4 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước cốt me, 3 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm.Bạn chỉnh lửa nhỏ đảo đều cho sốt hơi sệt lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.Bước 2 Làm sốt chua ngọt Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
    Bước 2 Làm sốt chua ngọt Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
  • Cắt và chiên bánh chưngBạn bóc vỏ bánh chưng rồi dùng dao cắt miếng nhỏ vừa ăn.Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, tráng đều khắp chảo cho đến khi dầu nóng.Xếp từng miếng bánh vào và bắt đầu chiên 1 mặt với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút.Khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để chiên tiếp mặt còn lại thêm 3 – 4 phút. Khi bánh đã vàng giòn, bạn lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.Bước 3 Cắt và chiên bánh chưng Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
  • Hoàn thànhBạn xếp bánh trưng đã chiên ra dĩa, quết đều 1 lớp sốt chua ngọt lên mặt bánh là có thể thưởng thức được rồi!Bước 4 Hoàn thành Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt

Thành phẩm

Bánh chưng chiên sốt chua ngọt rất bắt mắt và hương thơm lôi cuốn.Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được bánh chưng giòn thơm hòa cùng vị sốt chua ngọt rất vừa miệng, ăn hoài không ngán.

Bước 5 Thành phẩm Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt

Cách 5: Cách làm bánh chưng, bánh tét chiên ngon như ăn ngoài hàng

Bánh chưng, bánh tét chiên

  • Chế biến

    30 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Bánh chưng, bánh tét chiên (Cho 3 người)

  • Bánh chưng hoặc bánh tét 250 gr
  • Dây lạt 20 gr
  • Dầu ăn 100 ml
  • Xì dầu 20 ml
  • Dưa hành muối 30 gr

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh tét, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng, bánh tét chiên

  • 1. Cắt bánhĐối với bánh chưng, bạn dùng dây lạt cắt bánh thành 8 miếng. Đối với bánh bánh tét, bạn có thể dùng dao cắt bánh thành từng khoanh tròn rồi bóc lá sau. Hoặc bóc lá dần dần rồi dùng dây lạt để cắt.Bước 1 Cắt bánh Bánh chưng, bánh tét chiên
  • 2. Chiên bánhBắc chảo lên bếp, cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn, tráng đều khắp chảo cho đến khi dầu nóng. Xếp từng khoanh bánh vào và bắt đầu rán. Khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để rán tiếp các mặt còn lại. Lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.Bước 2 Chiên bánh Bánh chưng, bánh tét chiên
  • 3. Thành phẩmKhi bánh giòn, xếp bánh ra đĩa. Bánh chưng, bánh tét rán nên ăn ngay khi còn nóng và ăn kèm với dưa hành muối chua và giò. Khi ăn, bạn có thể thêm xì dầu sẽ rất hợp khẩu vị.Bước 3 Thành phẩm Bánh chưng, bánh tét chiên

Cách 6: Cách làm bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc cực độc – lạ

Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc

  • Chế biến

    30 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc (Cho 3 người)

  • Bánh chưng hoặc bánh tét 250 gr
  • Dây lạt 50 gr
  • Dầu ăn 100 ml
  • Xì dầu 10 ml
  • Dưa hành muối 50 gr

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh tét, bánh chưng chiên

Cách chế biến Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc

  • 1. Cắt bánhĐối với bánh chưng hình vuông truyền thống, bạn dùng dây lạt cắt bánh thành 8 miếng. Đối với bánh bánh tét, bạn có thể dùng dao cắt bánh thành từng khoanh tròn rồi bóc lá sau. Hoặc bóc lá dần dần rồi dùng dây lạt để cắt.
  • Bước 1 Cắt bánh Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc
  • 2. Dằm nhuyễn bánhCho nước lọc vào chảo đun sôi. Sau đó thả bánh chưng, bánh tét đã cắt vào chảo đun cho mềm rồi dằm nhuyễn.Bước 2 Dằm nhuyễn bánh Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc
  • 3. Chiên bánhCho phần bánh đã được dằm nhuyễn sang một chiếc chảo chống dính khác, dàn bánh đều thành 1 lớp mỏng. Cho một chút dầu vào chảo để rán giòn rụm 2 mặt.Bước 3 Chiên bánh Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc
  • 4. Thành phẩmLấy bánh đã chiên rán ra đĩa, cắt và trình bày theo cách riêng của bạn, ăn kèm nước tương và dưa hành muối.Bước 4 Thành phẩm Bánh chưng, bánh tét chiên nước lọc

Tải file PDF hướng dẫn cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên

Tải ngay cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên

Video hướng dẫn cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên

YouTube video

Mua nguyên liệu làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên ở đâu?

Hiện nay ở các siêu thị, trung tâm thương mại hay các chợ truyền thống đều có bán nguyên liệu làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên, các bạn hãy đến địa điểm gần mình nhất để mua nguyên liệu nha.

Cách cắt bánh chưng vuông đẹp

Bóc lớp trên của vỏ bánh chưng, rồi xếp 4 chiếc dây lạt lên mặt bánh, 2 chiếc bắt chéo bánh, 2 chiếc vuông góc trên bề mặt. Tiếp đó, bạn úp một chiếc đĩa lên mặt bánh vừa xếp dây lạt, úp ngược lại. Sau đó, bóc nốt lớp vỏ bánh ở mặt còn lại và cầm 2 đầu của dây lạt kéo giao nhau.

Mẹo thực hiện thành công

  • Nên dùng chảo chống dính hoặc chảo đá để tránh tình trạng bánh bị dính vào chảo, gây vỡ nát trong quá trình lật bánh.
  • Không nên lật khi bánh chưa vàng đều, bởi sẽ khiến bánh dễ bị vỡ nát sẽ không được đẹp mắt và ngon.

Kết luận

Như vậy là với bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên cực kì độc đáo và lạ miệng với công thức được cập nhật mới nhất tháng 03/2024, chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên chia sẻ lại cảm nhận nhé!

Rate this post